Biết đàn ông muốn gì, sẽ nắm được hạnh phúc?
Vợ chồng cãi nhau, thậm chí li hôn đôi khi không phải hết yêu nhau mà là chưa hiểu hết về nhau. Nếu biết người đàn ông của mình muốn gì tức là bạn đã là người chủ động nắm giữ được hạnh phúc gia đình.
Đàn ông ngoài gia đình còn có nhiều nỗi lo toan. Phần lớn những nỗi lo ấy họ chỉ để trong lòng. Vì vậy, muốn hiểu được chồng thì bạn cần phải biết họ muốn gì, lo gì và suy nghĩ như thế nào về hạnh phúc?
Đàn ông luôn mong muốn được chủ động trong mọi chuyện
Đàn ông luôn muốn thành công trong tất cả các mối quan hệ. Nếu đàn ông ngỏ lời yêu mà bị từ chối thì cảm thấy nhục nhã và mất hết tự tin. Vì thế mà trong nhiều trường hợp, phụ nữ đợi mãi mà người đàn ông vẫn chưa ngỏ lời, đơn giản là anh ta sợ bị từ chối. Trong trường hợp này, người phụ nữ nên tạo điều kiện để anh chàng hiểu rằng bạn “tình trong như đã mặt ngoài còn e” để chàng có đủ tự tin để nói lời yêu.
Đàn ông luôn muốn thành công trong tất cả các mối quan hệ. Ảnh minh họa
Trong công việc, đàn ông luôn muốn mình ở thế chủ động cả trong công việc ngoài xã hội cũng như trong việc gia đình. Các cô vợ khôn ngoan cần biết tôn trọng quyết định của chồng và cũng đừng tự quyết định việc gì lớn nếu chưa bàn bạc với ông xã.
Đàn ông luôn tâm niệm: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” nên họ xác định gánh vác chuyện kinh tế trong gia đình. Thương trường là chiến trường nên không ít đàn ông phải “trầy da tróc vẩy” mới kiếm được đồng tiền về đưa cho vợ. Bởi vậy, khi đàn ông về nhà là họ muốn tìm sự bình yên. Đàn bà nói nhiều là để bảo vệ hạnh phúc gia đình và đàn ông nín nhịn cũng là để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Một người vợ tâm lý sẽ không cằn nhằn hay nhắc đi nhắc lại với chồng quá nhiều về một lối sinh hoạt không nề nếp hay một sai lầm nhỏ nào đó anh chồng mắc phải…
Video đang HOT
Đàn ông khẳng định mình bằng công việc. Đó là lĩnh vực thiêng liêng của đàn ông. Công việc, vị trí của người đàn ông trong một cơ quan, doanh nghiệp hay một tổ chức rất quan trọng. Đàn ông phần lớn ra khỏi nhà sớm, về nhà muộn không phải vì anh ta muốn trốn việc nhà mà là vì anh ta đang làm mọi việc ở ngoài xã hội để củng cố địa vị, lĩnh vực công tác của mình. Những người vợ khôn ngoan không can thiệp vào công việc của chồng.
Đừng can thiệp vào mối quan hệ bạn bè của đàn ông. Ảnh minh họa
Đừng can thiệp vào mối quan hệ bạn bè của đàn ông
Đàn ông có thể thiếu thốn nhiều thứ nhưng khó có thể thiếu bạn bè. “Giàu vì bạn, sang vì vợ”, chuyện làm ăn của đàn ông đều ít nhiều liên quan đến bạn bè. Không giao du, tụ họp, không quan hệ, đàn ông sẽ có cảm giác như bị tù túng. Nhu cầu này lại mâu thuẫn với nhu cầu sum họp gia đình của các cô vợ.
Để giải quyết mâu thuẫn này, những người vợ khôn ngoan sẽ biết điều tiết giữa nhu cầu của mình và nhu cầu của chồng. Khi chồng đi tụ tập bạn bè, họ sẽ không khăng khăng bắt chồng phải về nhà đúng giờ cơm để ăn cơm cùng gia đình, nếu chồng không về thì sẽ bắt con chờ đợi bố về dù cơm có ôi, canh có nguội, con đói lả cũng vẫn phải chờ bằng được bố về ăn cơm để tạo áp lực với ông xã.
Những người vợ khôn ngoan cũng không gọi điện thoại ời ời để bắt chồng “đứng dậy khỏi bàn nhậu ngay lập tức” vì như vậy sẽ chạm vào tính sĩ diện của đàn ông. Nếu bạn gọi một lần, ông xã sẽ rất vui vì điều đó thể hiện với bạn bè rằng mình được vợ quan tâm và sẽ nhã nhặn nói:” đợi chút, anh bàn nốt công việc này rồi sẽ về”. Nếu bạn gọi lần thứ hai, ông xã vẫn sẽ nhã nhặn nói mình sắp về rồi. Nhưng nếu bị vợ gọi thúc đến lần thứ 4, thứ 5, đàn ông sẽ ít có người nghe máy. Nếu bạn gọi “cháy máy” thì nhiều ông chồng tắt máy luôn.
Sau mỗi cuộc đàn ông tụ họp với bạn bè, họ lại muốn trở về với tổ ấm gia đình. Các cô vợ khôn ngoan sẽ không mặt nặng mày nhẹ cấm chồng chơi với người này, người kia mà tạo cho chồng một bầu không khí gia đình ấm áp, dịu dàng. Chính điều ấy sẽ làm cho đàn ông thầm cảm ơn vợ vì sự hiện diện và thấu hiểu của bạn đã khiến cuộc sống của anh ấy phong phú và có ý nghĩa hơn.
Đừng dễ dãi nói lời yêu
Được yêu hay bị từ chối, dù thế nào cũng phải biết trân trọng cảm xúc của mình. Đừng dễ dãi nói lời yêu. Tình yêu phải được gửi trao đúng nơi xứng đáng.
Đã không biết bao nhiêu lần, có lẽ cô giáo Duyên cũng không đếm xuể số lần mình giảng bài "Tôi yêu em" của nhà thơ Puskin. Tôi yêu em, được giới yêu văn chương cho rằng là kiệt tác, bản giao hưởng của một tình yêu nhiệt tình đầy trắc trở. Puskin là nhà thơ ám ảnh bởi chữ tình, trong đó "Tôi yêu em" là tác phẩm nổi tiếng được nhiều người biết đến nhất, là bài thơ tình hay nhất, đậm đà ý vị nhất của Puskin, sáng tác năm 1829. Bài thơ đã được phổ nhạc thành ca khúc, được đánh giá là tác phẩm "hoàn hảo" nâng tầm vóc Puskin lên đài vinh quang thi ca Nga.
Với cô Duyên, cảm xúc khi giảng "Tôi yêu em" mỗi năm mỗi khác. Cùng là câu chuyện tình yêu, nhưng cô giáo của thời xưa và bà giáo U50 giảng thơ tình cảm xúc cũng khác nhau. Nhưng dù ở giai đoạn nào, trạng thái nào thì tình yêu luôn là cảm xúc chân thật nhất. Và điều quan trọng cô Duyên, một cô giáo dạy Văn có tiếng ở Hà Nội chỉ muốn nói với học trò rằng, có mối tình đi qua đời để lại dư vị ngọt ngào, có mối tình sẽ để lại vị đắng cay. Có đôi khi phải mất nhiều năm mới nhận ra mình đã từng yêu người đó đến thế nào, hoặc nhận ra đó chỉ là na ná tình yêu mà thôi.
Cô nhấn mạnh với học trò của mình, lứa tuổi đẹp nhất rằng, được yêu hay bị từ chối, dù thế nào cũng phải biết trân trọng cảm xúc của mình. Đừng dễ dãi nói lời yêu. Tình yêu phải được gửi trao đúng nơi xứng đáng. Nếu ngày nào lòng còn có thể rung động: người phụ nữ còn thấy mình trở nên nhỏ bé, muốn dựa dẫm vào ai đó; người đàn ông thấy mình mạnh mẽ, muốn che chở cho đối phương... thì đó là điều thật sự rất đáng trân trọng.
Bởi, điều đau khổ không phải là không có người yêu, mà đau đớn nhất chính là không thể yêu được nữa.
Chợt nghĩ, nếu ta quay lại những tháng năm mười tám đôi mươi, khi đang trong tuổi đẹp nhất của đời người, liệu ta có còn rung động trước người ấy không? Quay lại, với trái tim ngây thơ? Hay quay lại với cảm xúc đã quá nhiều va đập?
Hỏi để mà hỏi thế thôi. Có ai làm được đâu. Đời người, ngoảnh đi ngoảnh lại đã sang dốc bên kia, chẳng mấy mà như chiếc lá úa. Vậy nên, làm được gì cứ làm, kiếm tiền thì cứ kiếm, học được cứ học, yêu được thì cứ yêu đi. Người ta chỉ nên ân hận về việc mình chưa làm, chứ không nên ân hận về những chuyện mình đã làm.
ảnh minh họa
Con đường phía trước còn dài nhưng không có nghĩa là còn nhiều cơ hội. Tình yêu cũng như sự nghiệp muốn hạnh phúc, muốn thăng tiến cũng cần bản thân phải cố gắng, phải làm hết mình và yêu cũng hết mình. Không thể ngồi một chỗ chờ sự nghiệp thành công và chờ tình yêu đẹp đẽ đến với mình. Bởi không có ngẫu nhiên sự nghiệp thành công và cũng không có tự nhiên tình yêu đơm hoa kết trái. Tất cả đều phải trả giá bằng sự chân thành, cố gắng của từng cá nhân.
Với mỗi lứa học trò, cô Duyên đều muốn chia sẻ, gửi thông điệp về tình yêu, tình bạn qua mỗi tiết học Văn. Để môn Văn không nhàm chán, những tác phẩm kinh điển không còn là nỗi sợ của học sinh, cô Duyên dùng những câu chuyện thực tế để truyền tải tới thế hệ trẻ về một tình yêu trong sáng, đẹp nhưng cũng đầy mãnh liệt. Cô không cấm đoán, cũng không khuyến khích mà chỉ đưa ra những góc nhìn để các em thấy được bản thân mỗi người cần phải làm gì, hành xử ra sao với cảm xúc, với tình cảm và có trách nhiệm với chính bản thân mình để không xẩy ra tình huống "hối tiếc", sự giằng xé, mâu thuẫn trong nội tâm khi yêu chính là cảm xúc đầu tiên và mãnh liệt nhất:
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài./.
Hụt hẫng, trầm cảm sau khi chồng mất Chị là người luôn chủ động trong cuộc sống nhưng sau khi anh mất, chị không khỏi hụt hẫng, rơi vào trạng thái trầm cảm nhẹ. Ảnh minh họa Anh mắc bệnh hiểm nghèo, khi phát hiện đã ở giai đoạn cuối. Hai tháng đầu bệnh chưa phát triển nặng, chị chủ động tích cực tổ chức những bữa cơm sum họp gia...