Biết con dâu đang bầu thích ăn cá, lúc mất bố chồng di chúc cho cái đầm hoang, 1 năm sau đổi đời
Ngày tát đầm, riêng tiền bán cá chúng tôi cũng thu về được 150 triệu đồng.
Tính đến thời điểm này, bố chồng tôi đã mất được hơn 1 năm rồi. Gia đình tôi cũng đã làm giỗ đầu cho ông chu toàn nhất. Dù không còn phải lăn tăn bất cứ thứ gì nhưng mỗi khi nhớ tới ông, tôi lại nghẹn ngào bởi những ân tình ông dành cho vợ chồng con dâu thứ.
Bố mẹ chồng tôi chỉ sinh được 2 người con trai. Vợ chồng anh cả do lập gia đình sớm nên ở chung nhà với ông bà trong căn nhà 4 tầng khang trang trong làng. Anh chồng và chị dâu đều kinh doanh bên ngoài nên có của ăn của để lắm.
Chỉ có vợ chồng tôi là vừa cưới được 2 năm nay. Sau cưới, bố mẹ chồng xây cho 1 căn nhà ống cấp 4 nhỏ trên mảnh đất gần bãi màu để ở. Do 2 vợ chồng đều làm công nhân cho nhà máy gần nhà nên thu nhập không được bao nhiêu. Bởi thế cuối tuần ở nhà, tôi thường cặm cụi trồng thêm rau củ và chăn nuôi thêm gà vịt để sẵn có thực phẩm sạch ăn, hạn chế chi tiêu.
Thương dâu thứ nghèo, bố chồng quan tâm đến tôi lắm. (Ảnh minh họa)
Bố mẹ chồng còn có 1 cái đầm cá rất rộng ở gần chỗ tôi ở. Nghe nói ngày trước khi chia đất cho dân, thấy cái đầm rộng chẳng ai muốn nhận vì phải mất tiền đổ nhiều đất nên ông nhận lấy cái đầm này. Ai cũng bảo ngốc nhưng ông bảo để nuôi cá nuôi tôm vừa ăn vừa bán.
Dù sống với vợ chồng anh trưởng chẳng thiếu thứ gì nhưng ông bà vẫn chịu khó lắm. Không ngày nào ông không ra ao cá để cắt cỏ, cho cá ăn và ngủ lại trên lều để trông nom. Biết con dâu thứ thích ăn cá hơn ăn thịt nên lúc thì ông xách về cho tôi mẻ tôm tươi rói, lúc lại con cá chép, cá trôi để nấu canh hay làm lẩu.
Có hôm ông hỏi:
“Cái Thư có thích ăn cá nữa không để bố mang về cho. Nhà này lạ đời chỉ có mày thích ăn cá không à?”.
Video đang HOT
Ngay cả khi mang thai, tôi vẫn rất thích ăn tôm cá, có những lúc tôi ăn cả tuần không biết chán. Bố chồng thấy vậy còn bảo:
“Ăn được cá cứ ăn nhiều vì bầu ăn cá rất tốt, vừa an thai con lại vừa thông minh. Mai này mày sinh xong, bố cho mày tiếp quản cái ao này nhé”.
Đặc biệt biết con dâu thứ không mạnh kinh tế, bố mẹ chồng cũng hay dấm dúi cho tiền, lúc thì 1 triệu lúc 2 triệu. Ông bà cứ bảo cầm lấy bồi bổ sức khỏe để con khỏe mạnh. Được bố mẹ chồng quan tâm vậy tôi hạnh phúc lắm.
Khi cuộc sống đang bình yên như vậy thì một ngày bố chồng bị tai nạn giao thông. Lúc nhập viện ông vẫn tỉnh táo lắm, trước mặt mọi người còn bảo vợ chồng anh lớn có kinh tế nên không phải lo lắng gì, ông cho con dâu thứ cái đầm cá kia. Sau đó dù được bác sĩ cứu chữa nhưng không qua khỏi nên ông đã qua đời.
Ngày mất ông là khi tôi sắp đẻ. Sinh con xong, nhớ tới lời bố chồng tôi thường bảo chồng lên đầm cá trông nom vì vợ chồng anh trai không bao giờ ngó ngàng. Vì ao cá 2 năm chưa tát nên vợ chồng tôi dự định sau giỗ đầu ông thì tát ao thu hoạch.
Mỗi khi nhớ về bố chồng, mắt tôi lại đỏ hỏe và cảm tạ ông rất nhiều. (Ảnh minh họa)
Ngày tát đầm, riêng tiền bán cá chúng tôi cũng thu về 150 triệu đồng. Đặc biệt, vợ chồng tôi còn hay tin thông báo quy hoạch hết phía bên đầm cá nhà tôi và bãi màu gần đó để xây dựng khu đô thị kiểu mới. Vì diện tích rộng, tính sơ sơ vợ chồng tôi cũng được đền bù gần chục tỷ.
Nhiều lúc cứ nhìn lên di ảnh của bố chồng mà tôi lại đỏ hỏe mắt và cảm tạ ông rất nhiều. Có lẽ ông đã biết trước được mọi điều và thương dâu út nghèo khó nên di chúc lại đầm cá cho tôi chăng?
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, mẹ bầu khi ăn cá đúng cách trong thai kỳ sẽ đem đến các lợi ích như sau:
- Cung cấp hàm lượng cao các chất dinh dưỡng như protein, khoáng chất thúc đẩy sự phát triển của bé như thúc đẩy sự hình thành các tế bào tóc, da, xương, cơ bắp,.. Đồng thời giúp duy trì sức khỏe ổn định cho mẹ bầu.
- Cung cấp dồi dào DHA thức đẩy sự phát triển của thần kinh – não bộ thai kỳ. Hợp chất này đặc biệt quan trọng và cần được bổ sung liên tục trong ba tháng cuối của thai kỳ.
- Sử dụng cá giúp mẹ giảm các nguy cơ sinh non, trầm cảm trong và sau thai kỳ.
- Cá có tác dụng giảm mỡ máu, tốt cho tim mạch và giảm huyết áp hiệu quả.
Một số loại cá mẹ bầu không nên ăn:
- Cá thu: Cá thu là một trong các loại cá bà bầu không nên ăn để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Bởi trong cá thu có chứa hàm lượng thủy tương đối cao thủy ngân.
- Cá ngừ: Có thể mẹ chưa biết rằng trong cá ngừ có hàm lượng thủy ngân cao cấp 7 lần so với các loại cá biển khác. Do đó, đây chắc chắn là cái tên sẽ có trong danh sách các loại cá bà bầu không nên ăn mà mẹ cần biết.
- Cá nóc: Không chỉ là loại cá không nên sử dụng cho bà bầu, cá nóc cũng chính là thực phẩm mà tất cả người dùng cần chú ý. Nguyên nhân là trong cá nóc có chứa các chất độc tại buồng trứng, gan. Các loại chất độc này là độc tố có thể gây nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
- Cá khô và các loại cá đóng hộp: Thông thường, trong các loại cá khô sẽ có nguy cơ chứa các vi khuẩn không có lợi. Thường xuyên sử dụng sẽ khiến sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Các loại cá mẹ bầu nên ăn: Cá hồi, cá chép, cá quả, cá diêu hồng…
Xin phép về quê chịu tang cha, bố chồng không một lời chia buồn còn ép con dâu làm chuyện mất mặt
Bố chồng tôi đã không về tiễn đưa ông thông gia lại còn thúc giục con dâu làm chuyện mất mặt.
Tôi rất thất vọng với thái độ, toan tính của bố chồng tôi. (Ảnh minh họa)
Bố đẻ tôi vừa mới qua đời, hậu sự đã lo chu toàn, dù đau khổ nhưng đã qua một tuần nay tôi cũng nguôi ngoai phần nào. Tôi đã từ quê lên và đi làm trở lại, bố tôi qua đời do mắc bệnh nặng đã lâu, nên gia đình tôi cũng nghĩ rằng ông an nghỉ sẽ không còn bị bệnh tật nữa.
Thế nhưng, trong lúc đau buồn tôi lại phải đối diện với một nỗi khổ tâm khác đến từ bố chồng. Từ hôm lên đến giờ, bố chồng tôi không thèm nhìn mặt tôi, thường hay cáu giận, vùng vằng ném đồ đạc cứ như thể tôi vừa gây ra tội gì tày đình vậy. Mà sự thực là tôi chẳng làm gì sai trái cả, có điều tôi chỉ không làm theo lời dặn của bố chồng tôi thôi.
Chuyện bắt nguồn từ khi tôi nhận được tin báo bố tôi mất ở quê, tôi dù rất đau buồn nhưng cố trấn tĩnh, vội gọi điện thoại cho chồng để báo tin, tôi cũng đến trường học đón con để về tiễn đưa ông ngoại. Chồng tôi đang có việc bận cần xử lý nên sẽ về sau, ba mẹ con tôi về trước.
Trước khi về tôi có xin phép bố chồng về chịu tang bố đẻ và đưa các cháu về quê. Bố chồng lấy lý do vì sức khỏe không tốt nên cũng không về được. Bố chồng tôi có gửi phong bì kính viếng, nói là chồng tôi sẽ thay mặt gia đình thông gia.
Trước khi tôi đi, bố chồng có dặn: "Ông mất do bệnh nhiều năm rồi, con cũng đừng đau buồn mà ốm ra, không chăm chút được chồng con. Sau tang lễ, nhân việc họp gia đình, con cũng đề xuất luôn việc chia tài sản, con gái đi lấy chồng cũng phải được chia tài sản, đất cát do bố để lại. Con không nhận phần là thiệt thòi cho con, cho cả nhà chồng nữa, mang tiếng lấy chồng mà chưa có chút gì với nhà chồng".
Tôi cũng chỉ biết "vâng, dạ" rồi tức tốc lên đường, chứ không có thời gian để trao đổi với bố chồng tôi. Sau tang lễ, tôi không tiện nói chuyện về phân chia tài sản, vì bố tôi vừa mới mất, tôi đề cập đến vấn đề này quả là không nên. Đợi sau này họp gia đình sẽ có ý kiến sau, nhất là mẹ tôi vẫn còn sống và đang ở trên nhà, đất vườn do cả hai bố mẹ tôi nhiều năm vất vả mới có được.
Vậy mà khi trở về nhà chồng, câu đầu tiên bố chồng tôi gặp không hỏi han chuyện tang lễ thông gia mà sốt sắng chuyện chia tài sản: "Thế họp gia đình có phân chia đất cát, tài sản không con? Con được chia tiền bao nhiêu, đất bao nhiêu?". Tôi trả lời: "Vẫn chưa họp bàn về chuyện đó bố ạ, sau này mẹ con sẽ quyết định sau ạ".
Bố chồng tôi giận đùng đùng quát tháo: "Đúng là dốt quá, tiền tiết kiệm, tiền phúng viếng, đất cát nhà cửa... không đòi thì thể nào cũng cho hết thằng em thôi. Thời buổi này, trai hay gái đều thừa kế bình đẳng như nhau. Nếu không cho, con cứ kiện ra tòa, thể nào cũng được chia tiền, chia đất, ít nhiều cũng phải có".
Tôi ngổn ngang tâm trạng sau khi bố mất, còn phải liên tục hứng chịu màn nhiếc móc từ bố chồng, ông suốt ngày ám chỉ tôi dân quê lưu manh, khôn lỏi "tay không bắt giặc" về nhà chồng... Tôi rất thất vọng với thái độ, toan tính của bố chồng tôi. Tôi phải làm gì để bố chồng tôi không còn giận dỗi, hiểu cho tôi và tôn trọng chuyện nội bộ của bên đằng thông gia?
Chị giúp việc sắp lấy chồng nhưng lại nhờ vả một chuyện khiến tôi khó xử Nghe chị giúp việc nài nỉ, tôi cảm thấy bối rối, không biết nên làm gì cho phải. Chị giúp việc đã ở nhà tôi suốt 10 năm nay. Chị ấy vốn là trẻ mồ côi, lớn lên ở mái ấm chung nên không có nhà cửa. Vì thế từ lâu nay, vợ chồng tôi đã không còn xem chị ấy như người...