Biết chấp nhận những khác biệt của con dâu
Tôi chấp nhận giữa mình và con dâu có rất nhiều điểm khác biệt. Tôi không cố thay đổi, áp đặt con dâu làm theo ý mình.
Tôi thấy mình may mắn khi con dâu là người bạn đời tốt, yêu con trai tôi vô điều kiện. Ảnh minh họa
Con dâu tôi đang cùng chồng trổ tài nấu một món ăn mới học được để mời vợ chồng tôi bữa trưa ngày cuối tuần. Vậy là tôi đã có con dâu được 4 năm rồi. Một khoảng thời gian không phải quá dài nhưng cũng đủ để giúp hai người phụ nữ vốn xa lạ hiểu và cảm mến nhau nhiều hơn.
Tôi đã thôi làm “người phụ nữ quyền lực nhất” trong cuộc đời của con trai mình vào ngày cưới của con. Bởi đó là dấu mốc quan trọng để một người đàn ông trưởng thành là con trai tôi bắt đầu xây dựng tổ ấm của riêng mình.
Để con trai sớm thích ứng với cuộc sống mới, tôi ủng hộ con ra ở riêng. Điều này giúp con trở thành người chồng quyết đoán, trách nhiệm hơn. Trước đây mẹ chồng tôi cũng đã làm như thế. Vậy nên tôi cũng tin rằng, con dâu cũng giống như tôi ngày nào, sẽ thay tôi mang mọi điều tốt đẹp đến với cuộc sống của con trai tôi.
Video đang HOT
Tôi chấp nhận giữa mình và con dâu có rất nhiều điểm khác biệt. Tôi không cố thay đổi, áp đặt con dâu làm theo ý mình. Dù tuổi tác, kinh nghiệm của tôi luôn được con dâu tôn trọng và lắng nghe. Nhưng tôi cũng phải chấp nhận rằng, nhiều kinh nghiệm của mình, con dâu chỉ lắng nghe để tham khảo chứ không thực hiện theo.
Cũng có khi con dâu nói ra mong muốn của mình nếu thấy điều tôi nói, việc tôi làm chưa hợp lý, để cả hai cùng nhẹ nhàng bàn luận. Tôi thoải mái với điều đó. Vì tôi không muốn can thiệp hay xâm nhập quá mức vào mọi việc của con.
Khi con trai và con dâu xảy ra mâu thuẫn, tôi sẽ không bênh một phía mà luôn khuyên chúng cần đặt mình vào vị trí của người còn lại để nhìn nhận vấn đề, thông cảm và bỏ qua cho nhau. Bởi tôi quan niệm không ai hoàn hảo cả. Các con tôi đều cần nỗ lực, cố gắng một chút thì tình cảm mới bền và phát triển theo hướng tích cực.
Tôi luôn nghĩ tổ ấm nhỏ của con trai là thế giới riêng của con dâu, nên tôi chỉ đưa ra lời khuyên, giải quyết khó khăn khi các con cần. Tôi vẫn nhớ trước đây, thời gian đầu về làm dâu, tôi cũng từng cảm thấy xa cách với mẹ chồng. Nhưng bà đã chủ động với tôi, không bao giờ đặt mình ở vị trí người phụ nữ quyền lực nhất trong gia đình để áp đặt mọi việc. Nhờ thế mà tôi đã hiểu hơn tình cảm của bà, luôn hỏi ý kiến và tìm lời khuyên từ bà. Nhiều lúc, tôi nhấc điện thoại gọi cho mẹ chồng chỉ vì muốn nói chuyện, tâm sự với bà. Tôi cũng muốn con dâu dành tình cảm cho tôi giống một người thân như thế.
Mỗi lần con trai và con dâu đến thăm tôi và muốn tôi nấu món ăn chúng thích, điều đó thật ý nghĩa. Thỉnh thoảng, con dâu đăng tải lên mạng xã hội chỉ để nói rằng con biết ơn tôi, biết ơn mối quan hệ hiện tại giữa chúng tôi.
Hay đơn giản là một tin nhắn, một cuộc điện thoại của con dâu để nói rằng: “Con cảm ơn mẹ!”. Tôi rất vui vì đó là tình cảm đến tự nhiên.
Tôi cũng muốn cảm ơn con dâu vì đã luôn nhắc nhở chồng về sự quan tâm dành cho cha mẹ. Tôi không cần là người phụ nữ quyền lực nhất của con trai mình nhưng vẫn luôn là người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc đời con. Tôi thấy mình may mắn khi con dâu là người bạn đời tốt, yêu con trai tôi vô điều kiện.
Vẫn cần nhiều thời gian để tôi và con dâu tiếp tục hiểu nhau hơn. Nhưng từng ngày trôi qua, chúng tôi đều thấy thoải mái mỗi khi gặp gỡ và dành sự yêu mến cho nhau.
Theo PNVN
Con dâu mắc bệnh tế nhị bị cả nhà chồng nghi ngờ
Như Hoa (Ninh Bình) mới cưới chồng được một năm. Nhưng chẳng sướng như "dâu nhà người ta" khi ngay sau ngày cưới vợ chồng cô đã phải xa nhau.
(Ảnh minh hoạ).
Gần gũi nhau được 3 tháng, Như Hoa nức nở tiễn chồng ra sân bay để đi xuất khẩu lao động. Trước khi đi nghe chồng dặn dò "một mình ở với gia đình chồng, anh biết em sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng như thế em sẽ bớt cô đơn hơn vì nhà đông người. Rồi anh sẽ sớm về!". Nghe thế mà cô giàn giụa nước mắt.
Là dâu mới về Như Hoa ý thức được việc phải vượt qua nhiều khó khăn để hòa nhập với gia đình chồng. Thế nhưng quả không dễ dàng nhất là khi chồng không có nhà. Những mâu thuẫn nhỏ nhặt, những khác biệt trong cuộc sống chung khiến Như Hoa cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Nhưng từng ấy thứ không đáng buồn như việc cô bị gia đình chồng nghi ngờ, thậm chí khinh thường, chỉ bởi vì Như Hoa mắc bệnh liên quan đến vùng kín.
Hôm ấy vì cảm thấy bất thường ở vùng kín nên Như Hoa rủ em chồng đi khám cùng. Khi có kết quả khám cô cũng chia sẻ thông tin với em chồng. Nhưng không ngờ, cô em chồng chưa chồng không hiểu chuyện liền nghi ngờ chị dâu "ngoài luồng". Bệnh của cô phải đặt thuốc mới khỏi. Thế là ngày nào Như Hoa cũng phải đến bác sĩ để đặt thuốc. Chỉ vậy thôi đủ để gia đình chồng đặt câu hỏi.
Thấy thái độ khác lạ của mọi người Như Hoa cũng chỉ biết để trong lòng. Hôm ấy có lẽ "nhịn" đã lâu nên mẹ chồng cô bóng gió: "Chồng đi làm xa, nhớ mà giữ gìn. Đừng để điều tiếng gì. Có vấn đề gì dĩ nhiên chỉ phụ nữ là thiệt thôi". Lúc này được dịp cô chia sẻ với mẹ chồng: "Con chẳng làm gì không đúng cả. Con không hiểu sao mẹ nói vậy". Gợi ý để bà nói nhưng mẹ chồng cô lại phủ nhận: "Thì là mẹ cứ nói thế!". Và cứ thế cô không có cơ hội nào để giải thích cho những nghi ngờ của cả nhà chồng.
Có lần trong một cuộc điện thoại chồng gọi về, cô nức nở tâm sự "không biết mọi người ở nhà có gì nghi ngờ em không từ chuyện em bị bệnh phụ khoa khi chồng không có nhà. Em cảm giác mọi người trong gia đình đầy sự nghi ngờ em. Anh có nghi vợ anh không?". "Vợ yên tâm, rồi anh sẽ nói chuyện với mọi người hiểu. Vợ anh thế nào anh phải biết chứ!". Cô thấy ấm lòng hơn nhưng nghĩ đến việc mỗi ngày đối diện với ánh mắt dò xét của mọi người trong gia đình khiến Như Hoa cảm thấy thật mệt mỏi.
Đối với các nàng dâu khi mới về nhà chồng, lời khuyên được nghe nhiều nhất là "nhập gia tùy tục". Tức bạn phải khéo léo để hòa hợp với nếp sinh hoạt vốn có của gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bạn cũng nên khéo léo để tìm các "đồng minh" như bố mẹ chồng, anh chị em chồng. Ngoài ra cũng đừng giữ chồng cho riêng mình, bởi trong một gia đình, chồng bạn ngoài vai trò "sở hữu" bởi bạn, anh ấy vẫn còn là con của bố mẹ, anh/em của các thành viên khác trong gia đình.
Đối với gia đình nhà chồng, ngoài việc đón thành viên mới, còn phải có "trách nhiệm" giúp đỡ thành viên mới hòa nhập với gia đình chồng. Sự cởi mở, chân thành và thẳng thắn một cách khéo léo sẽ giúp thành viên mới hòa nhập được tốt hơn, tránh những hiểu lầm không đáng có trong giai đoạn chung sống.
Theo Dân Trí
Cuộc điện thoại của mẹ đẻ và mẹ chồng khiến tôi rơi nước mắt Sau khi nghe được những uất ức mà tôi phải chịu đựng suốt thời gian qua, mẹ tôi đã gọi điện cho mẹ chồng và nói những lời làm tôi rớt nước mắt. Mối quan hệ của tôi với mẹ chồng ngay từ đầu đã không được tốt. Tôi không biết phải nói thế nào nhưng mỗi khi gặp mặt là tôi và...