‘Biết buông bỏ’: 3 chữ giản đơn nhưng khó làm, chính là chìa khóa để sống một đời hạnh phúc
Mọi thứ xuất hiện đều chứa đựng một bài học sâu sắc, góp phần ảnh hưởng tới hành trình phát triển của mỗi người. Mọi thứ ra đi cũng vậy.
Câu chuyện về sự buông bỏ
Một tốp người đang phiêu du giữa sa mạc. Ai nấy đều mệt mỏi rã rời, vừa bước vừa thở hổn hển, tưởng như sắp kiệt sức đến nơi. Ấy vậy mà lại có 1 người trong đoàn vừa đi vừa hát ca vui vẻ, rất thoải mái.
Một người bèn hỏi anh chàng: “Đi cả chặng đường dài như thế, chả nhẽ anh không thấy mệt sao?”.
Anh chàng kia cười đáp lại: “Bởi vì hành lý của tôi ít ỏi, nhẹ tênh ấy mà!”.
Hóa ra chỉ cần những người kia bỏ bớt đồ đạc lỉnh kỉnh của mình đi, hành trình của họ sẽ bớt khó khăn hơn rất nhiều. Nhìn rộng ra, sống ở đời, chỉ cần bạn không níu giữ quá nhiều điều trong lòng, mỗi ngày trôi qua sẽ thêm phần nhẹ nhõm, thảnh thơi.
Đời vốn vô thường, buông bỏ là điều tất yếu
Cuộc đời vốn vô thường, và đổi thay là không thể tránh khỏi. Xin mượn lời nhà thơ Xuân Quỳnh để nói về sự “đến rồi lại đi”: “Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi” . Có thể lúc này ta đang bước trên con đường A, biết đâu ngày mai số phận đã rẽ sang một hướng B khác hẳn.
Video đang HOT
Trong Phân tâm học có một khái niệm là “đoạn tang”, nói về cách xử lý những mất mát trong đời. “Đoạn” là chấm dứt, đoạn tuyệt; còn “tang” không phải chỉ nói đến cái chết, mà là bất kỳ sự mất mát nào mà chúng ta phải đối mặt trên hành trình sống. Đó có thể là chia tay một mối tình, chia ly một người thân, thú cưng qua đời, rời khỏi quê hương để sinh sống tại một thành phố mới,…
Nếu không thể “đoạn tang” với những điều đã cũ, bạn sẽ vĩnh viễn mắc kẹt ở quá khứ. Rinpoche từng nói: “ Đây là những bi kịch và trớ trêu khi chúng ta cố nắm giữ mọi thứ, bởi vì không những điều đó chúng ta không thể làm được mà còn làm cho chúng ta rất đau khổ khi chúng ta tìm cách để trốn tránh nó “.
Sợ “buông” vì ngại thay đổi
Nhiều khi người ta mãi không chịu buông tay còn bởi 1 lý do: ngại thay đổi. Họ nghĩ: “Nếu ở trong tình trạng này thì ít nhất là nó vẫn còn quen thuộc, và mình chịu đựng được”. Họ khổ sở, mệt mỏi ngày qua ngày nhưng nhất quyết không buông bỏ. Vì nếu buông tay, họ sợ rủi ro khi không biết phía trước có gì.
Thực ra nếu “buông”, đúng là bạn có thể phải đối mặt với rủi ro và những điều đáng sợ bạn chưa biết. Còn nếu giữ mãi những điều nặng nề, bạn chắc chắn đang tự hại chính mình rơi vào vòng nguy hiểm với cảm xúc của mình. Có những điều đáng sợ lại không hề nguy hiểm, và ngược lại.
Giống với những người phiêu du trên sa mạc trong câu chuyện ban đầu, mỗi người cần học cách buông bỏ bớt những “hành lý” không còn hữu dụng ra khỏi đời mình. Có vậy, ta mới sải bước được nhanh và xa hơn với một tâm hồn tự do, khoáng đạt. Và cuộc đời, vẫn còn rất nhiều điều tốt đẹp đang chờ đợi.
Đừng ép mình phải ổn ngay lập tức sau khi buông bỏ
Đầu tiên, đừng cố gượng ép bản thân phải về trạng thái bình thường ngay lập tức. Sau mỗi mất mát và chia ly, đau khổ là cảm xúc hoàn toàn bình thường của con người. Vui vẻ ngay đó mới là bất thường. Bạn không cần phải tìm cách vượt qua tâm trạng u buồn này ngay. Hãy cho phép mình được đau khổ, hãy dành thời gian “đoạn tang” với nỗi đau này và chữa lành bản thân từ bên trong. Đừng e sợ mình không vượt qua nổi, mọi mất mát hay tổn thương bạn gặp phải hoàn toàn nằm trong khả năng tự chữa lành của chính bạn!
Nhìn lại tất cả mất mát, bạn thấy mình đã học được điều gì?
Mọi thứ xuất hiện đều ẩn chứa một ý nghĩa sâu sắc, góp phần ảnh hưởng tới hành trình phát triển bản thân của bạn. Mọi thứ ra đi cũng vậy. Giờ đây, hãy nhìn lại chặng đường đã qua tự hỏi xem: “Mình đã học được điều gì? Điều này có gì tốt?”.
Dù phải trải qua khó khăn vất vả nhưng chắc chắn, bạn sẽ tìm được ít nhất một điều tốt đẹp trong hoàn cảnh và trưởng thành hơn từ đó.
*Bài viết có sự tham khảo kiến thức từ Phật giáo và Thiền đương đại.
Khoa học chứng minh: Cách đơn giản nhất để con người sống "trường thọ"
Nên nhớ cuộc đời nhiều mặt. Nếu bạn không thể nhìn vào mặt tốt và cố gắng, bạn sẽ tự hủy hoại hạnh phúc và sức sống của chính mình.
Đừng quan tâm "những tin xấu" quá nhiều
Theo tiến sĩ Ken Duckworth, giám đốc y tế của Liên minh quốc gia về bệnh tâm thần (Nami): "Nếu bạn đang mất ngủ vì những gì đang xảy ra xung quanh hoặc chỉ có thể tập trung tâm trí vào những vấn đề của người khác, tốt nhất bạn nên cân nhắc việc giảm sử dụng các phương tiện truyền thông đến mức tối đa mỗi ngày."
Thực tế, với mật độ tin tức 24/7 sâu rộng như hiện nay, tình trạng quá tải thông tin là không thể tránh khỏi. Nhiều người có thói quen xem tin tức suốt ngày, đặc biệt mụ mị đắm chìm trong những thông tin tiêu cực. Điều này, dẫn đến hệ lụy, ta dần lãng quên những điều quan trọng trong cuộc sống, và dẫn trở nên lạc lõng bi quan.
Nên nhớ cuộc đời nhiều mặt. Nếu bạn không thể nhìn vào mặt tốt và cố gắng, bạn sẽ tự hủy hoại hạnh phúc và sức sống của chính mình.
Những điều đơn giản giúp bạn hạnh phúc hơn mỗi ngày
1. Đừng thức dậy với một gương mặt cau có, bằng không bạn sẽ có một ngày làm việc vô cùng khó khăn, bởi thái độ bực bội của bạn sẽ khiến tất cả mọi người xung quanh và ngay cả chính bạn đều khó chịu. Thay đó hãy mỉm cười hạnh phúc và nói: "Mình có thể làm được".
2. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người dành thời gian để giúp đỡ người khác thường cảm thấy hạnh phúc hơn. Lòng tốt không nhất thiết là những điều đao to búa lớn, mà có thể đến từ những hành động giản đơn trong cuộc sống: chẳng hạn giúp đỡ người qua đường, hay nhường chỗ cho phụ nữ đang mang thai,...
3. Bạn có phong cách của riêng mình, và không cần phải làm bất kỳ điều gì để thay đổi bản thân trở nên giống với một ai khác.
4. Hãy học cách biết ơn, nhận trách nhiệm, bớt đổ lỗi, học cách tha thứ, nói đồng ý, sống tử tế mỗi ngày... sẽ giúp mang lại nhiều hạnh phúc.
Những dấu hiệu cho thấy người đàn ông đang "chán ngấy" cuộc hôn nhân của mình Có nên tiếp tục cuộc hôn nhân "không lối thoát" nếu chồng có những biểu hiện này? Không còn quan tâm đến các mối quan hệ bên ngoài của bạn Còn yêu thì còn ghen, còn quan tâm là còn để ý. Khi người đàn ông đã không còn tỏ vẻ quan tâm chứ đừng nói đến chuyện ghen tuông đến các mối...