Biết âm mưu của mẹ chồng, nàng dâu đang mang thai quyết tâm chạy trốn
Cô mặc kệ hết tất cả và bỏ hết tất cả chỉ để trốn đi dù rất sợ hãi vì không biết những ngày tới cô sẽ phải sống thế nào và những gì đang chờ cô phía trước.
ảnh minh họa
Sai khi báo đăng bài “Ép buộc không thành, mẹ chồng ngon ngọt lừa con dâu uống thuốc phá thai”, nhiều bạn đọc rất quan tâm đến hoàn cảnh của T.A, nhân vật trong bài. Chúng tôi tiếp tục kết nối với T.A, và cô đã kể về cuộc bỏ trốn đầy gian nan của cô.
Sau khi ép con dâu phá thai không thành, mẹ chồng chuyển sang ngon ngọt với con dâu. T.A cảm động khi mẹ chồng cho cô uống một bát thuốc. Nhưng cảm thấy khó uống quá nên T.A đã đặt bát thuốc lên bàn và vô tình trượt tay khiến bát thuốc đổ hết.
Chính lúc T.A bước ra ngoài để lấy giẻ lau vì sợ mẹ chồng mắng thì cô bất ngờ nghe lén được tiếng mẹ chồng nói chuyện điện thoại với ai đó về bát thuốc nhằm để sảy thai.
Ngay khi biết được âm mưu của mẹ chồng, dù sốc nhưng T.A nhanh tay lau sạch chỗ thuốc đổ và giả vờ như cô đã uống hết bát thuốc. Cô cũng giả vờ mệt mỏi và khó chịu. Cô xin phép mẹ chồng được đi nằm.
“Mẹ chồng đon đả bảo mình cứ lên nghỉ đi. Điều này khác hẳn với ngày thường. Bà nghĩ, mình đã uống thuốc đó. Nhà bác chồng hôm nay có đám cưới nên mẹ chồng thay đồ đi ăn cỗ. Chồng cũng không có ở nhà”, nàng dâu này kể lại.
Mẹ chồng vừa đi ra khỏi nhà, T.A liền trở dậy lục tủ, thế nhưng cô không tìm thấy đồng nào. Quanh năm T.A chỉ ở nhà làm vườn, làm bãi nên không được cầm tiền. Mẹ chồng quản tiền và chi tiêu. Hàng ngày, mẹ chồng đi chợ. Nếu muốn mua gì, T.A toàn phải xin tiền mẹ chồng.
“Từ lúc biết âm mưu của mẹ chồng, mình dự định trốn xuống thị trấn chỗ nhà bác họ nhà ngoại mình ở nhờ và xin việc”, T.A giải thích thêm.
Đang lúc rối như tơ vò vì chưa biết phải làm gì để có chút tiền trong tay thì chồng T.A về trong bộ dạng say khướt. Anh ta kêu đau bụng và đi vào nhà vệ sinh liên tục.
Video đang HOT
T.A kể lại: “Chồng mình cứ chạy đi chạy lại. Mình lấy thuốc cho anh ta uống. Mình đợi chồng ngủ say thì lục ví anh ta. Nói thật lúc này mình run lắm nhưng vẫn cố bạo dạn để lấy 720.000 rồi luống cuống nhét theo vài bộ quần áo vào túi. Mình men đường mòn ra đường lớn vẫy xe xuống thị trấn”.
T.A tìm tới nhà bác, xin bác cho cô ở nhờ. Cô hứa sẽ tìm việc làm, đừng đuổi cô đi. Cô đã khóc và kể hết nỗi uất ức của mình khi ở với mẹ chồng.
“Bác mình cũng thương và bảo cứ ở tạm rồi thu xếp. Nhưng mình không ngờ, vợ bác lại có họ hàng với mẹ chồng mình. Bác gái cũng không ưa mình nên đã giấu bác trai gọi về cho mẹ chồng mình”, T.A nhớ lại.
Chiều hôm sau, T.A tá hỏa khi thấy chồng và mẹ chồng xuất hiện ở nhà bác. Khi vừa nhìn thấy con dâu, mẹ chồng T.A giả bộ nước mắt ngắn dài, bảo cô rằng đi đâu mà không nói với bà để bà đi tìm suốt. Bà còn bảo sợ có chuyện gì xảy ra với cô thì bà không sống nổi.
“Dù biết mẹ chồng đang đóng kịch trước mặt bác nhưng mình cũng không biết nói thế nào, chỉ thấy sợ mẹ chồng khủng khiếp. Bác mình thì nghĩ mẹ chồng mình tốt. Bác bảo mình rằng, gia đình nào cũng có lúc nọ kia, vợ chồng cũng vậy. Giờ mẹ chồng và chồng đã xuống tận đây đón thì về nhà đi. Còn chồng mình thì nhìn vợ như muốn bóp cổ vợ đến chết”, T.A nói tiếp.
Ông bác chở T.A về nhà chồng, khi bác cô xin phép ra về thì bộ mặt thật của mẹ chồng và chồng cô lộ mặt: “Mẹ chồng bảo chồng lôi mình ra, giữ tay mình, bà tát. Mỗi cái tát, bà lại kèm một lời chửi dã man. Bà bảo bà mất tiền mua mình về thì cả đời phải làm trâu làm chó cho nhà bà. Bà sẽ lấy vợ khác cho con trai bà. Bà cứ thế tát mình chảy máu mồm. Mình muốn vùng lên chửi cho hả dạ nhưng vẫn phải cố nhẫn nhịn chịu đựng vì mình còn con, mình phải nhịn, phải trốn”.
T.A còn bị gã chồng khốn nạn lấy dây lưng quật khắp cơ thể. Để tránh đòn roi của chồng, T.A phải chạy khắp nhà. Nhưng chồng cô vẫn đuổi theo đánh bầm dập.
Sau lần trốn khỏi nhà chồng bất thành và bị một trận đòn lên bờ xuống ruộng. T.A lại bị mẹ chồng tống xuống ngôi nhà tồi tàn ở ngoài bãi và làm vườn ngoài đó. Chồng T.A cũng chẳng quan tâm đến vợ. Ở nhà chỉ có mẹ chồng và bà thường xuyên hành hạ, chửi bới cô.
“Bề ngoài, mẹ chồng mình luôn tỏ vẻ dịu dàng, đức độ, nhưng thực chất bà cực thâm độc. Trong người mình vẫn còn ít tiền hôm trước lấy được của chồng nên mình giấu thật kỹ vì nghĩ có cơ hội, mình sẽ trốn ngay. Tuy nhiên để yên thân và để mẹ chồng không kiếm cớ gây sự, mình buộc phải im lặng, ngoan ngoãn”, T.A kể về những ngày tháng sống không bằng chết của mình.
Nhiều lúc cô chỉ muốn chết. Ảnh minh họa
Những ngày tháng này, T.A gầy guộc và yếu đuối. Nhiều lúc cô cảm giác như cô sắp chết đến nơi. Có lẽ vì thế mà mẹ chồng cũng nghĩ rằng, con dâu đã sảy thai rồi. Còn T.A, mỗi ngày trôi qua, cô thực sự càng lo cho con. Không ngày nào là cô không nghĩ việc trốn được càng sớm càng tốt.
Nhưng khổ nỗi, sau lần cô trốn khỏi nhà chồng không thành, mẹ chồng đã tung tin cho cả làng rằng cô đi đánh đĩ và làm nhục nhà chồng. Do đó, cứ khi cô ra khỏi nhà là mấy người hàng xóm lại báo hoặc ton hót kể cho mẹ chồng nghe. Cuộc sống chẳng khác gì địa ngục và nhiều lần T.A cũng muốn treo cổ chết nếu như cô không nghĩ đến sự sống của đứa con trong bụng.
Nửa tháng sau lần trốn khỏi nhà chồng không thành, thì cơ hội ngàn năm có một lại đến với T.A lần nữa: “Đó là lần mẹ chồng mình bị sốt. Bà gọi cho chồng mình về mua thuốc nhưng không gọi được. Vì thế, bà buộc phải đưa tiền cho mình và đưa chìa khóa cổng để mình đi mua thuốc. Mình chớp ngay cơ hội này. Trước khi trốn, mình vẫn mua thuốc cho mẹ chồng, nhờ một người trong xóm mang về nhà cho bà”.
Sau đó, T.A đã đón xe đi Hà Nội. Cô mặc kệ hết tất cả và bỏ hết tất cả chỉ để trốn đi dù rất sợ hãi và không biết những ngày tới cô sẽ phải sống thế nào và những gì đang chờ cô phía trước.
Theo Tinmoi24.vn
Thoát khỏi nhà chồng để giữ mạng sống cho con, dù bị tự kỷ con vẫn là báu vật của mẹ
Bị mẹ chồng ép phá thai, T.A trốn khỏi nhà chồng. Một mình ở Hà Nội, cô tìm việc làm, một mình sanh con, nuôi con với niềm tin mình cứ sống thật tốt, sẽ gặp người tốt.
Chỗ trọ của cô cũng có một gia đình hàng xóm khá tốt, đã cho T.A quần áo của em bé. Sống ở thành phố, T.A không còn bị gièm pha nên khá dễ chịu.
Sau cuộc chạy trốn đầy khốn khổ của nàng dâu đang mang thai để thoát khỏi bà mẹ chồng thâm độc khi đến Hà Nội, T.A cảm thấy rất sợ hãi. Thế nhưng, đâm lao thì phải theo lao, cô bắt đầu đi tìm việc. Sau mấy ngày, cô cũng xin được vào làm tại một quán ăn. Tại đây, cô được ăn ở lại luôn ở quán.
Thế nhưng, T.A bị ốm nghén quá nặng, suốt ngày nôn ọe, mệt mỏi đến không làm được việc. Vì thế, cô phải xin nghỉ làm và vác dụng bầu, ôm quần áo đi tìm việc tiếp.
Đang lúc khó khăn bần cùng nhất trong cuộc đời mình thì T.A gặp được một người phụ nữ mà cô coi là ân nhân của mình: "Mình sẽ không kể về hoàn cảnh gặp chị ấy lúc này vì có thể nhiều người sẽ không tin. Nhưng sau khi gặp chị, được chị hỏi chuyện, chị đã cho mình việc làm.
Đó là một hiệu bán sách bút vở. Hàng ngày mình chỉ thu tiền, sắp xếp đồ khi cần, công việc nhẹ nhàng hợp, lương ổn. Thời kỳ này mình ở nhà trọ, đi làm xe bus. Dù ở chỗ làm có 3 bạn và mình hay bị họ bắt nạt nhất nhưng mình vẫn luôn cố gắng làm để có khoản tiền để dành sanh con".
Rồi cũng đến ngày T.A nhập viện sinh; "Vì lần đầu làm mẹ nên mình cũng không biết và không có kinh nghiệm. Cạn nước ối, mình phải mổ cấp cứu gấp và con mình cũng bị ảnh hưởng về điều này".
5 ngày ở viện không người thân, 2 mẹ con T.A phải tự xoay sở. Sau khi mổ, T.A đau điếng người mà chẳng có ai ở bên. Nhìn người ta 1 người đi đẻ mà cả nhà đi theo, còn cô thì một mình khiến cô không khỏi rớt nước mắt.
Nhưng cũng may, cô được mọi người thương tình giúp mua cháo, pha sữa cho con uống: "Thật sự cái cảm giác lúc đó không thể diễn tả được. Khi ra viện, mình thanh toán lại tiền viện phí cho chị ân nhân, thế nhưng chị cho con mình 2 triệu tiền mình mượn để tiêu mấy hôm ở viện"
Đồ ăn lúc ở cữ của T.A chỉ có trứng hấp cơm và ruốc. Thỉnh thoảng, cô nhờ được bạn hàng xóm mua cho ít thịt để rang nghệ. Hàng ngày, cô tranh thủ lúc con ngủ để giặt dũ dọn dẹp nhà cửa.
Sau sinh 2 tháng, cô gửi con cho bác hàng xóm trông để cô đi làm giúp việc nhà theo giờ: "Thời điểm này, công việc ở hiệu sách mình tạm nghỉ 6 tháng không lương. Bác hàng xóm trông con cho mình không lấy tiền. Mình thi thoảng mua quà cho bác. Mình nói mình không có tiền, bác thương bác giúp nên mình cảm ơn lắm. Con mình hay ốm lắm, viêm phổi, ho.... nên đi làm bao nhiêu tiền đều cho con đi khám và mua thuốc. Lúc nào mình cũng nghĩ cố gắng, bao cái khổ, cái đau sẽ qua, chỉ cần con khỏe, 2 mẹ con sống là đủ".
Thế nhưng con của T.A càng lớn thì càng có biểu hiện không như những đứa trẻ bình thường khác và có vẻ chậm hơn. T.A cho con đi thăm khám. Cô suy sụp khi bác sĩ kết luận bé có biểu hiện hành vi rối loạn phổ tự kỷ cần can thiệp sớm.
"Làm ở nhà sách thêm một thời gian thì chị ân nhân của mình mất. Mình sốc lắm. Bạn lên thay vị trí quản lí không ưa mình nên cho mình nghỉ việc. Nhiều lúc mình nghĩ sao cuộc đời mình đen đủ đường. Sau khi nghỉ ở hiệu sách, mình tiếp tục làm giúp việc theo giờ để nuôi con và cho con đi can thiệp ở trung tâm", T.A kể về giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời.
Mới đây T.A lại gặp tai nạn khiến cô không thể đi làm xa được, cũng hết tiền cho con đi trung tâm chữa bệnh. Bởi thế, cô tự ở nhà học và tìm phương pháp dạy con. Dù nhiều lúc T.A bất lực và nản chí nhưng thấy con tiến bộ là cô lại mừng rớt nước mắt. Để duy trì cuộc sống 2 mẹ con, cô cũng cố gắng tìm thêm việc làm bằng cách bán hàng online.
về những biến cố vừa trải qua, bà mẹ trẻ đầy nghị lục này kể rằng: "Có thể các chị em không tin những gì mình kể vì bảo có nhiều điều phi lý quá. Thế nhưng ở đời có nhiều chuyện bất ngờ và không có gì là không thể xảy ra. Ngay giữa Hà Nội, không phải ở quê mình, mình từng thấy có chị nhà giàu (mình giúp việc nên biết) rất xinh, công việc tốt, cũng bị chồng đánh không kém gì mình. Mà chị không thể bỏ đi được. Chị còn nhiều cái ràng buộc, công việc, bố mẹ, con cái, danh dự".
Với bà mẹ trẻ nghèo này, dù cuộc sống phía trước còn nhiều vất vả nhưng T.A cho biết: "Cuộc sống còn nhiều vất vả lắm. Nhưng mình vui khi có con. Có con hạnh phúc lắm. Mình cố gắng dạy bé, từng ít một, để bé bình thường như các trẻ khác. Mình cũng nghĩ cứ sống thật tốt sẽ gặp người tốt thôi".
Theo Tinmoi24.vn
Biết nhà chồng là hang hùm đầm hổ, nhưng tôi vẫn phải lao vào vì... sĩ diện Cuối cùng, vì sĩ diện của bố mẹ và để con mình được có đủ bố đủ mẹ, dù biết nhà chồng chắc chắn là hang hùm đầm hổ, tôi vẫn phải cắn răng lao vào. Ngày lên xe hoa bước về nhà chồng, tôi khóc hết nước mắt. Một là vì cũng giống như bao cô gái, chạnh lòng khi phải bước...