Biết 9 thủ thuật này, kẻ nói dối giỏi đến đâu cũng không qua được mắt bạn
Dưới đây là những mẹo giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra liệu đối phương có phải đang nói dối bạn.
Có nghiên cứu từng cho kết quả rằng, tới 60% chúng ta không thể qua 10 phút mà không nói dối. Tất nhiên, không phải lời nói dối nào cũng có hại song biết được ai đó đang không nói sự thật là điều mà ai cũng cần. Dưới đây là những mẹo giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra liệu đối phương có phải đang nói dối bạn.
1. Yêu cầu họ kể lại câu chuyện cho bạn nhưng theo chiều ngược lại
Thông thường, khi mọi người nói dối, họ đã dựng sẵn một câu chuyện theo trình tự thời gian. Khi phải nói ngược lại, họ sẽ cảm thấy căng thẳng vì đó vốn không phải là những gì họ đã chuẩn bị.
Điều này cũng có nghĩa là lời nói dối kia bỗng trở thành một nhiệm vụ khó khăn hơn nhiều. Đối phương sẽ dễ bỏ qua các chi tiết và ngày càng lộ ra những bằng chứng cho bạn biết rằng câu chuyện của họ không phải sự thật. Nếu câu chuyện đó là thật, việc kể theo trình tự ngược lại sẽ dễ dàng hơn nhiều.
2. Sử dụng yếu tố bất ngờ
Nếu bạn nghĩ rằng có khả năng đối phương đang nói dối, hãy đặt ra một vài câu hỏi ngẫu nhiên vào giữa câu chuyện của họ. Câu hỏi này càng cụ thể sẽ càng tốt. Đây là cách để bạn khiến họ buộc phải mở rộng lời nói dối của mình, đến mức tự mắc bẫy của chính mình.
3. Xem câu chuyện của họ có mơ hồ không
Những người nói dối có thể bỏ qua những chi tiết quan trọng chỉ vì họ không biết phải làm thế nào cho ăn nhập với lời nói dối của mình. Hãy xem câu chuyện của họ có mơ hồ hay không. Rất có thể, đối phương đang cố gắng mập mờ để ngăn bạn đặt ra câu hỏi về phần mà họ không có câu trả lời.
4. Tìm kiếm nụ cười giả tạo
Khi một người nói dối, khả năng cao là họ sẽ mím môi lại và điều này thường khiến nụ cười của họ trông hết sức giả tạo.
Video đang HOT
Nếu bạn đã biết người đó từ trước, việc phát hiện ra một nụ cười giả tạo sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Trong trường hợp 2 bạn không phải người quen biết đã lâu, hãy nhớ đến 1 mẹo này: Khi một người cười thật, các cơ, bộ phận khác trên mặt cũng sẽ thể hiện niềm vui, thay vì chỉ có miệng cười.
5. Hỏi họ cùng một câu hỏi theo những cách khác nhau
Nếu nghi ngờ rằng ai đó đang nói dối, bạn hãy đặt câu hỏi bằng 3 cách khác nhau. Điều này sẽ buộc người đó phải cung cấp cho bạn thêm thông tin về câu chuyện mà họ đang kể. Nếu họ thực sự nói dối, họ sẽ gặp khó khăn khi dùng từ, cụm từ và tiền hậu bất nhất trong cùng 1 vấn đề.
6. Sự thay đổi trong giọng nói
Một điều nữa mà bạn cần để ý để nhanh chóng “bắt bài” kẻ nói dối chính là giọng nói và tốc độ nói của họ. Nếu bạn nhận thấy họ đang nói nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường, rất có thể họ đang cố gắng bắt kịp với những lời nói dối của mình với bạn.
Điều tương tự cũng đúng với giọng nói của người nói dối, thường sẽ cao hơn hoặc thấp hơn bình thường. Đây đều là những việc cho thấy họ đang không chắc chắn.
7. Họ trả lời nhanh hay chậm?
Khi bạn hỏi một câu hỏi tương đối dễ trả lời nhưng lại khiến đối phương phải mất nhiều thời gian, rất có thể họ đang suy nghĩ về những gì cần nói hoặc cố gắng tiếp tục với những lời nói dối của chính mình. Nếu họ trả lời quá nhanh, điều đó cũng không phải là dấu hiệu tốt. Điều này có nghĩa là họ đã có sẵn câu trả lời cho bạn, có sự chuẩn bị trước.
8. Kiểm tra xem sự tự tin của họ có thay đổi không
Rất có thể, khi người nói dối cảm thấy mọi chuyện xuôi chèo mát mái, họ sẽ trông rất tự tin trong mắt bạn. Tuy nhiên, khi bạn bắt đầu có sự nghi ngờ và đưa ra những câu hỏi ngược lại, người nói dối sẽ bắt đầu mất kiểm soát và sự tự tin đó cũng sẽ biến mất. Họ sẽ ngày càng bối rối hơn và không mạnh dạn như trước.
9. “Ngửa bài”
Khi bạn nghĩ rằng tình hình đang không có chút tiến triển nào, hãy nói cho họ những sự thật mà bạn biết, kéo họ ra khỏi chính những lời nói dối đó.
Nếu ai đó liên tục nói dối một cách trắng trợn như “xào nấu”, thêm thắt quá nhiều chi tiết đáng ngờ, bạn có thể thử cách “ngửa bài”. Tất nhiên, việc gọi họ ra và nói chuyện cần được thực hiện cẩn thận và khéo léo với sự chuẩn bị, nếu không bạn có thể bị gọi là kẻ nói dối.
Cách nhận biết một người đang nói dối siêu đỉnh: Chỉ cần họ mắc 1 trong số những biểu hiện sau là bắt được ngay "chân tướng"
Khi nói dối, con người sẽ có những phản ứng tự nhiên và nếu quan sát cẩn thận, chúng ta có khả năng cao "bắt" được những kẻ đang không trung thực.
Ngay cả khi chúng ta nói những lời sai sự thật thì ngôn ngữ cơ thể vẫn khó có thể thiếu trung thực theo. Theo nghiên cứu của 2 chuyên gia ngôn ngữ cơ thể và phân tích hành vi nổi tiếng người Mỹ Allan Pease và Lillian Glass, dưới đây là 10 cử chỉ phổ biến nhất của con người khi nói dối mà nếu tinh ý quan sát, bạn hoàn toàn có thể nhận ra.
1. Liếm và cắn môi
Vì khi bận "sáng tác" lời nói dối, hệ thần kinh của chúng ta sẽ phải hoạt động mạnh, cảm giác căng thẳng làm giảm khả năng tiết nước bọt. Vì thế mà miệng của người đang và vừa nói dối rất khô. Nếu bạn đưa cho người này một ly nước, họ có thể sẽ uống rất nhanh. Hành động liếm môi, cắn môi là phản ứng tự nhiên của cả khi miệng khô lẫn khi não bộ tăng tốc hoạt động.
2. Ngả vai ra sau và đưa cằm lên cao hơn bình thường
Nếu một người đưa vai ra sau hoặc nâng cằm lên cao hơn trong lúc nói chuyện với bạn, có khả năng cao họ đang cảm thấy không an toàn về những gì mình nói. Đây đều là những biểu hiện cho thấy họ đang cố gắng làm cho lời nói của mình có trọng lượng hơn thực tế.
3. Mở to mắt
Những người nói dối rất khó duy trì giao tiếp bằng mắt trong một thời gian dài vì cảm giác bất an. Tuy nhiên, chính vì ai cũng biết điều đó nên họ sẽ cố gắng nhìn thẳng vào mắt bạn để khiến tăng vẻ đáng tin. Lúc này, điều chúng ta cần quan sát là sự căng thẳng thể hiện ở cơ mắt. Trong thâm tâm, họ đang bị thôi thúc phải nhìn đi chỗ khác nhưng vẫn phải cố nhìn thẳng nên sẽ thành ra trông như họ đang nhìn chằm chằm vào bạn lúc nói chuyện.
4. Chỉ ngón tay trỏ vào bạn
Chỉ ngón tay được coi là một trong những cử chỉ hung hăng nhất. Nếu ai đó phản ứng với câu hỏi hoặc câu chuyện của bạn bằng cử chỉ này, nhiều khả năng người đó muốn đánh lạc hướng suy luận của bạn, làm bạn tưởng rằng mình đã sai.
5. Nghiêng đầu
Phản ứng rất tự nhiên hơi nghiêng đầu là biểu hiện của việc đang cố gắng kéo dài thời gian để suy nghĩ và cân nhắc về câu trả lời. Đồng thời, kẻ nói dối cũng hy vọng người đối thoại sẽ chú ý đến cử chỉ này và khoan dung hơn với họ cũng như điều họ nói dối.
6. Kéo cổ áo và chạm tay vào cổ
Cổ là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể con người. Khi gặp nguy hiểm, chúng ta hay có phản ứng kéo cổ áo của mình để lấy không khí. Cử chỉ này biểu hiện rất rõ rằng người đó đang thấy không thoải mái và muốn được tự do. Còn trong ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ xoa cổ có nghĩa là: "Tôi không chắc là mình sẽ đồng ý".
7. Che các bộ phận cơ thể dễ bị tổn thương của mình
Ngực, bụng và háng là những bộ phận cơ thể mà con người có quán tính cố gắng che đi khi họ lo lắng. Lý do là khi căng thẳng, thần kinh trung ương sẽ gửi tín hiệu đến cơ bụng, thậm chí có thể còn gây ra co thắt đau đớn.
8. Giữ chặt đồ vật
Khi nói dối, một con cảm thấy mình đang trong thế bị động, thiếu an toàn, dễ bị tấn công. Thế nên người nói dối có thể sẽ bám vào tường, bàn, ghế và bất cứ thứ gì giúp bản thân cảm thấy an toàn.
9. Chỉnh sửa vẻ bề ngoài
Bí kíp phát hiện nói dối này thường thấy ở phụ nữ nếu họ cảm thấy không thoải mái khi trả lời một câu hỏi. Các cô gái sẽ nghịch tóc hoặc miết các loại mỹ phẩm quanh mắt. Hành vi tự nhiên này giúp họ cảm thấy an toàn và tự tin hơn về lời nói dối của mình.
10. Bắt chéo ngón tay khi bắt tay bạn
Nếu một người đang bắt tay bạn và lại bắt chéo hai ngón tay, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy họ đang không trung thực với bạn. Ngoài ra, hãy để ý bàn tay của người đó khi nói chuyện. Bắt chéo ngón tay sau lưng cũng là một dấu hiệu của việc nói dối.
"Bắt bài" người đang nói dối qua 9 dấu hiệu này trong tin nhắn Bằng cách để ý tới 9 dấu hiệu này, bạn có thể nhanh chóng phát hiện một người đang nói dối với mình. Một nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ cho thấy chúng ta nói dối 11 lần mỗi tuần, trong khi một nghiên cứu khác tiết lộ rằng có đến 60% trong số chúng ta sẽ nói dối trong một cuộc...