Biến yếu nhân Mỹ thành tài sản Nga: Chỉ thể là Putin…
Hiệu ứng Putin tác động vào đời sống chính trị Mỹ, đưa nhiều yếu nhân của nước Mỹ vào vòng xoáy Nga, biến thành tài sản của Nga trên đất Mỹ….
Nga bị cáo buộc can thiệp giúp cả hai phe ở Mỹ trong mùa bầu cử năm 2020
Theo Reuters, ngày 24/2, phát biểu tại Hội nghị An ninh bầu cử do Quốc hội Mỹ tổ chức, Trợ lý Chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm về ảnh hưởng từ nước ngoài (FTF), trực thuộc Cục điều tra liên bang Mỹ, David Porter, cáo buộc Nga gây chia rẽ nước Mỹ.
Theo ông Porter, Nga đang cho tiến hành các hoạt động nhằm mục đích làm sai lệch thông tin, gây chia rẽ xã hội Mỹ, từ đó tạo ra nghi ngờ về kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và khả năng của nhà lãnh đạo Mỹ được bầu.
Ông Porter cho hay Nga thường tham gia vào cuộc chiến tranh trên không gian mạng với mục đích làm sai lệch sự thật, từ đó làm suy giảm niềm tin của người Mỹ vào các tổ chức dân chủ và làm lung lay các cấu trúc xã hội.
“Mục tiêu chính của Nga không phải là tạo ra một phiên bản khác của sự thật, mà là che mờ sự thật và làm suy giảm khả năng tìm ra sự thật. Hậu quà là không có nguồn thông tin nào có thể được xem là đáng tin cậy”, ông Porter nhận định.
Cả an ninh và tình báo Mỹ nhận định Nga ca thiệp bầu cử Mỹ chỉ dựa trên niềm tin
Trợ lý Chỉ huy FTF đưa ra tuyên bố trong bối cảnh vấn đề Nga can thiệp bầu cử Mỹ cũng được đề cập tại cuộc họp giữa Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ với Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ ngày 13/2 vừa qua.
Tại cuộc họp đó, giới chức Hội đồng tình báo quốc gia thông báo với Ủy ban Tình báo Hạ viện rằng, Nga được xác định là đang can thiệp vào mùa bầu cử năm 2020 ở Mỹ, nhằm giúp Tổng thống Trump tái đắc cử nhiệm kỳ 2.
Đáng ngạc nhiên hơn, đối thủ tiềm năng của ông Trump trong cuộc đua năm nay là Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Bernie Sanders cho biết cũng nhận được tin từ quan chức tình báo với nội dung là Nga đang tìm cách ủng hộ ông, thay vì ông Trump.
Với những thông tin tréo ngoe như vậy, cho thấy vấn đề Nga can thiệp vào mùa bầu cử Mỹ năm 2020 xem ra còn phức tạp hơn rất nhiều so với mùa bầu cử năm 2016, vốn đã gây ra rất nhiều hệ luỵ cho đời sống chính trị Mỹ.
Theo Trợ lý Chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm về ảnh hưởng nước ngoài thuộc Cục điều tra liên bang Mỹ thì có thể “nói một cách đơn giản là Nga muốn chứng kiến chúng ta tự hủy hoại mình”.
Trước sự nhiễu loạn thông tin như vậy, lãnh đạo phe thiểu số Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer, cùng các Thượng nghị sĩ Sherrod Brown và Robert Menendez đã kêu gọi trừng phạt “tất cả những ai có liên quan đến can thiệp bầu cử ở Mỹ”.
Video đang HOT
Trong thư gửi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, các nghị sĩ của đảng Dân chủ liệt kê cả Tổng thống Nga Vladimir Putin vào danh sách các thể nhân và pháp nhân có thể bị trừng phạt.
Biến yếu nhân Mỹ thành tài sản Nga, chỉ có thể là Putin
Đến nay, việc Nga can thiệp vào mùa bầu cử năm 2016 với chiến thắng của tỷ phú Donald Trump vẫn chưa xác định được, nên việc Nga bị cho can thiệp vào mùa bầu cử năm 2020 vẫn chỉ dựa trên niềm tin sâu sắc của an ninh và tình báo Mỹ mà thôi.
Tuy nhiên, sự nhiễu loạn thông tin về “bóng ma Nga” trong mùa bầu cử Mỹ năm 2020, chắc chắn sẽ cộng hưởng với hệ luỵ từ mùa bầu cử năm 2016, từ đó tiếp tục gây chao đảo đời sống chính trị Mỹ.
Putin bị cho là nâng cả Trump và Sanders
Sư chao đảo trong đời sống chính trị Mỹ do “yếu tố Nga” gây ra là sự hoài nghi và chia rẽ, mà hậu quả là nhiều “yếu nhân” của nước Mỹ bị đặt trong vòng xoáy Nga và được xem là những tài sản của Nga trên đất Mỹ.
Hẳn dư luận còn nhớ. Ngày 14/8/2019, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, đã gọi lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell là “Moscow Mitch” – một biệt danh ám chỉ Thượng nghị sĩ Mitch McConnell “thân Nga”, theo CNN.
“Moscow Mitch nói rằng ông ta là một Grim Reaper. Hãy tưởng tượng bạn tự mô tả mình là Grim Reaper trong khi lại muốn chôn vùi tất cả luật pháp của đất nước này”, nữ Chủ tịch Hạ viện Mỹ chế giễu.
Nữ chính trị gia của đảng Dân chủ Mỹ lên tiếng là nhằm phản ứng với việc lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, hồi tháng 7/2019, đã tìm cách ngăn chặn Cố vấn đặc biệt Robert Mueller làm chứng trước Quốc hội Mỹ về can thiệp bầu cử của Nga.
Lý giải cho hành động của mình, Thượng nghị sĩ McConnell cho rằng: “Nay là năm 2019, chúng ta lại ngồi đây suy nghĩ về Putin và người Nga tìm cách kích động nỗi sợ hãi và chia rẽ ở đất nước chúng ta….Đó là một sự mù quáng”.
Thượng nghị sĩ McConnell ngay lập tức bị xem là muốn bao che cho hành động phá hoại của Tổng thổng Putin và tính báo Nga nên đã bị đặt cho biệt danh là “Moscow Mitch” và bị xem là “tài sản của Nga” trên đất Mỹ, theo The Washington Post.
Như vậy, dường như bất cứ người Mỹ nào không muốn nước Mỹ mất thời gian vào những cáo buộc vô căn cứ đối với Nga, là bị gán ghép có tư tưởng “thân Nga”, là “tay trong” của Putin và bị xem là tài sản của Nga trên đất Mỹ, bất kể họ là ai.
Tuy nhiên, thực tế còn hơn thế nữa. Đó là không chỉ “người Mỹ thân Nga” được xem là tay trong của Putin, mà “người Mỹ bài Nga” cũng bị xem là tâm phúc của Tổng thống Putin. Có thể xem xét đó là trường hợp Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham.
Ông Lindsey Graham là Thượng nghị sĩ của đảng Cộng hoà, có quan điểm bài Nga cực đoan. Tháng 8/2018, ông và Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Bob Menendez đã công bố một dự luật nhằm đặt thêm các hình thức trừng phạt Nga nghiêm khắc hơn.
Nỗi khổ chính giới Mỹ khi bài Nga cũng vẫn bị xem là tay trong của Putin
Theo vị Thượng nghị sĩ nổi tiếng chống Nga này thì Washington sẽ “áp đặt các biện pháp trừng phạt và nhiều động thái khác chống lại Tổng thống Putin cho đến khi nào ông ta ngừng và không can thiệp vào quá trình bầu cử của Mỹ nữa”.
Tuy nhiên, Dự luật Graham-Menendez đã không được thông qua, dù khi đó đảng Cộng hoà nắm giữ cả Thượng viện và Hạ viện. Nguyên nhân bế tắc là do có nhiều lo ngại các biện pháp chưa đưa Nga xuống địa ngục thì đã làm Mỹ hết hơi-kiệt sức.
Đã có hoài nghi rằng ông Graham cố gắng xây dựng các biện pháp trừng phạt không tưởng đối với Nga để Dự luật Graham-Menendez không được thông qua, từ đó làm ảnh hưởng tới việc thiết kế các biện pháp trừng phạt Nga tại Mỹ.
Mà ảnh hưởng rõ nhất là làm rối rắm, phức tạp thêm hệ thống biện pháp trừng phạt Nga đang được thiết kế, rồi từ đó gây ra sự mệt mỏi, chán nản đối với chính giới Mỹ trong việc thiết kế các biện pháp trừng phạt Nga.
Điều đó thể hiện rõ qua phát biểu Thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà Marco Rubio với hãng Bloomberg, hồi tháng 4/2019, khi chính thức thừa nhận rằng các nhà lập pháp Mỹ thực sự “mệt mỏi” với đống dự luật về các biện pháp trừng phạt Nga.
Chưa biết thực hư ra sao, nhưng cho đến nay thì giới chính Mỹ chưa thể xây dựng một đạo luật trừng phạt mà có thể đưa Nga về với “địa ngục”, như mong muốn của Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham.
Chính vì vậy Thượng nghị sĩ nổi tiếng “bài Nga” này dường như bị xem là người có quan điểm “thân Nga” và trở thành tài sản của Nga trên đất Mỹ. Sự xui sẻo đó hoàn toàn có thể ám vào Thượng nghị sĩ Bernie Sanders của đảng Dân chủ.
Đề phòng hậu hoạ, ông Sanders đã phải tuyên bố dứt khoát rằng : “Nói thẳng ra tôi không quan tâm việc ông Putin muốn ai là tổng thống Mỹ. Thông điệp của tôi tới ông Putin rất rõ ràng : Hãy tránh xa các cuộc bầu cử Mỹ”, theo The Washington Post.
Như vậy, Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ thì chưa thể xác định, song “yếu tố Nga” có tác động đến đời sống chính trị Mỹ là không thể phủ nhận. Vậy nó tác động theo cơ chế nào? Cho đến nay có thể khẳng định cơ chế đó chính là “hiệu ứng Putin”.
Quái kiệt Putin làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống chính trị Mỹ
Từ sự nghiêng ngả trên chính trường Mỹ bởi “yếu tố Nga” thời gian qua đã cho thấy “hiệu ứng Putin” tác động quá mạnh mẽ tới đời sống chính trị tại xứ cờ hoa, từ đó đã đưa nhiều “yếu nhân” của nước Mỹ vào vòng xoáy Nga.
Đây là hiện tượng “độc nhất vô nhị” trong lịch sử nước Mỹ. Chính trường Mỹ càng mâu thuẫn vì “yếu tố Nga” thì số lượng các “yếu nhân” của nước Mỹ bị rơi vào vòng xoáy Nga càng nhiều – giá trị tài sản Nga trên đất Mỹ càng tăng lên.
Đúng là biến yếu nhân Mỹ thành tài sản Nga trên đất Mỹ, chỉ có thể là Putin!
Ngọc Việt
Theo Datviet
Iran "nợ máu trả bằng máu", 30 lính Mỹ thiệt mạng vì "mưa" tên lửa
Các nguồn tin địa phương cho biết, có khoảng 30 lính Mỹ đã thiệt mạng sau khi Iran nã "mưa tên lửa" vào nhiều địa điểm khác nhau ở Iraq, nơi có các nhân viên quân sự Mỹ đồn trú để trả thù cho vụ ám sát tướng Qasem Soleimani.
Sáng 8/1, nhiều địa điểm ở Iraq bao gồm căn cứ Erbil ở miền bắc Iraq và căn cứ không quân al-Assad ở miền tây Iraq - nơi có lính Mỹ đồn trú đã phải hứng chịu hàng chục tên lửa của Iran. Mặc dù đến nay Mỹ vẫn đang đánh giá thương vong và chưa xác nhận cụ thể, song các nguồn tin địa phương cho biết, đã có khoảng 30 lính Mỹ thiệt mạng bởi "mưa tên lửa" của Iran, theo báo Anh Express.
Sau khi trút đòn thù xuống đầu lính Mỹ ở Iraq, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif lên tiếng nhấn mạnh: "Chúng tôi không tìm kiếm sự leo thang hoặc chiến tranh, nhưng sẽ tự bảo vệ mình trước bất kỳ sự xâm lược nào".
Căn cứ Mỹ ở Iraq đã hứng hàng chục tên lửa Iran
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham giận dữ gọi cuộc tấn công của Iran là "một hành động chiến tranh". Ông Graham cũng nhấn mạnh, Tổng thống Trump có "tất cả thẩm quyền" để đáp trả.
Sáng 8/1, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran phóng hàng chục tên lửa đạn đạo vào nhiều mục tiêu có nhân viên quân sự Mỹ đồn trú tại Iraq, trong đó có căn cứ Ain al-Asad tại tỉnh Anbar.
Đợt tấn công này là đòn trả thù của Tehran sau khi Mỹ không kích giết tướng Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran hôm 3/1.
Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận vụ tấn công và đang đánh giá thiệt hại ban đầu đồng thời sẽ thực hiện "các biện pháp cần thiết" để bảo vệ quân đội Mỹ, cũng như đồng minh trong khu vực.
Theo danviet.vn
Nội dung điện đàm Nga-Mỹ : Tâm điểm mới trong cuộc chiến chính trị ở Mỹ Đảng Dân chủ tiếp tục gia tăng sức ép với tuyên bố quyết tâm tiếp cận nội dung các cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Trump và phía Nga. Sau tiết lộ nội dung cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Mỹ-Ukraine gây sóng gió trên chính trường Mỹ gần đây, Đảng Dân chủ tiếp tục gia tăng sức ép với tuyên bố...