Biến vỏ tôm thành chế phẩm bảo quản trái cây
Từ những vỏ tôm tưởng bỏ đi, nhóm sinh viên Trường ĐH Văn Lang đã nghiên cứu, phát triển thành chế phẩm giúp bảo quản các loại rau củ quả, trái cây được lâu ngày hơn.
Chọn vỏ tôm để khởi nghiệp
Nhóm sinh viên gồm 6 thành viên, nhóm trưởng là Lê Công Quốc Tín, các thành viên khác là Nguyễn Ly Phương Trang, Trần Công Luận, Phạm Ngọc Quỳnh Hương, Võ Thị Bảo Ngọc và Nguyễn Bá Triệu.
Nhóm sinh viên Trường ĐH Văn Lang khởi nghiệp với dự án lấy vỏ tôm làm thành phế phẩm bảo quản trái cây Dạ Thảo
Quốc Tín cho biết nhiều năm qua sản phẩm trái cây Việt Nam tuy ngon nhưng có lúc lại mất mùa được giá. Những loại trái cây không được bảo quản một cách tốt nhất, bị bỏ đi uổng phí. Từ đó, Tín quyết định tìm giải pháp để giải quyết vấn đề.
Học ngành quản trị kinh doanh nhưng nhóm sinh viên lại chọn khởi nghiệp từ phế phẩm. Tín luôn dành thời gian, tìm những tài liệu về công nghệ sinh học để nghiên cứu. Nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn của tiến sĩ Vũ Thị Huyền (chuyên ngành công nghệ sinh học của trường) nhóm bắt đầu chọn dự án bằng vỏ tôm.
Video đang HOT
Chọn vỏ tôm bỏ đi, sau đó nghiên cứu, pha chế thành dạng lỏng để bảo quản trái cây là đề tài khởi nghiệp mà nhóm sinh viên này thực hiện. Lý giải vì sao lại chọn vỏ tôm mà không phải nguyên liệu khác, Tín chia sẻ: “Chọn vỏ tôm vì trong nó có chứa chất kitin (chất bảo quản tự nhiên), phế phẩm dễ tìm, nguyên liệu hầu như bị bỏ đi, công đoạn chế biến nhanh. Từ đó giảm được nhiều chi phí cho sản xuất”.
Sản phẩm bảo quản trái cây dạng lỏng mà nhóm sinh viên làm ra Dạ Thảo
Để làm ra được sản phẩm, phải qua rất nhiều công đoạn, như: phơi khô vỏ tôm, rửa sạch, khử khuẩn vỏ, nghiền thành bột rồi pha trộn với giấm gạo. Ban đầu, nhóm ra chợ xin vỏ tôm bỏ đi của tiểu thương bán hải sản. Từ công thức riêng, nhóm pha trộn để ra sản phẩm cuối cùng. Sau hơn 2 tháng nhóm sinh viên cũng đã hình thành được sản phẩm. Tiếp theo là thử nghiệm sản phẩm trực tiếp lên trái cây, sau đó đóng chai, thiết kế bao bì, phát triển sản phẩm, khảo sát thị trường và bán sản phẩm.
Thân thiện với môi trường
Nguyễn Ly Phương Trang cho biết nhóm đã ra các chợ trái cây, đứng ở tận quầy bán để khảo sát nhu cầu. Hay lên tận các vườn trái cây ở Củ Chi để thử nghiệm. Bên cạnh đó, nhóm còn áp dụng, bảo quản cho bếp ăn từ thiện khi bảo quản rau củ để lâu ngày.
Phương Trang nói thêm, ưu điểm của sản phẩm này sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, thân thiện với con người và trái cây. “Ví dụ như trái mận để trong môi trường bình thường trong 3 đến 5 ngày trái sẽ hư. Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm này mận sẽ giữ được gần 10 ngày”, Trang chia sẻ.
“Ngoài ra, sản phẩm còn tạo thành vòng tròn tái chế sinh học. Tức là, khi pha với nước để ngâm trái cây và sau đó có thể dùng nước bỏ đi này để bón cho cây trồng”, Tín nói.
Tuy nhiên, nhược điểm của sản phẩm là chưa bảo quản được các loại trái cây có vỏ dày như sầu riêng, mít và trái bơ…
Nhóm sinh viên này giành giải đặc biệt trong cuộc thi khởi nghiệp ở trường Dạ Thảo
Theo Tín, nhóm sẽ phát triển dự án khởi nghiệp qua từng giai đoạn. Giai đoạn đầu gồm bán ở chợ và các sàn thương mại điện tử. Giai đoạn hai sẽ bán ở siêu thị, tiếp theo sẽ mở cửa hàng trái cây sạch và sử dụng sản phẩm bảo quản của mình. Và kế tiếp sẽ bán cho các công ty nhập khẩu trái cây… Khách hàng mà nhóm muốn hướng tới là người nội trợ, sinh viên, hộ gia đình, thương lái, nhà máy nhập khẩu trái cây, người nông dân… Với nhóm, khó khăn lớn nhất là kinh nghiệm, tài chính và những thiếu sót về quy trình chất lượng sản phẩm.
Vừa qua, chế phẩm sinh học từ vỏ tôm bảo quản trái cây lâu hơn đoạt giải đặc biệt cuộc thi khởi nghiệp “Ra khơi” năm 2023 của Trường ĐH Văn Lang tổ chức.
Ông Lâm Minh Chánh, Sáng lập và Chủ tịch Học viện Kinh doanh & Tài chính BizUni, nhìn nhận dự án biến vỏ tôm thành phế phẩm bảo quản trái cây rất tiềm năng. Sản phẩm phù hợp, gần gũi với nhiều người và vị trí của sinh viên khi khởi nghiệp hiện nay. Điểm đặc biệt của sản phẩm này ở dạng lỏng, dễ sử dụng và hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, trong tương lai sản phẩm này sẽ có nhiều cạnh tranh bởi trên thị trường cũng đã có sản phẩm tương tự. Vẫn cần thời gian thẩm định thêm các chức năng vốn có của sản phẩm. Nếu đi đúng hướng, ông Chánh tin rằng dự án khởi nghiệp từ vỏ tôm này sẽ có nhiều tiềm năng phát triển hơn sau này.
EU siết kiểm soát xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng
Ủy ban châu Âu hướng đến kiểm soát xuất khẩu hàng hóa "lưỡng dụng" được chỉ định có thể có ứng dụng quân sự.
Các nhân viên đang lắp ráp công cụ bán dẫn của công ty ASML ở Veldhoven, Hà Lan. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters ngày 20/6, Ủy ban châu Âu có kế hoạch đề xuất các biện pháp trong năm nay để giải quyết các rủi ro an ninh do đầu tư ra nước ngoài gây ra cũng như tăng cường kiểm soát xuất khẩu đối với hàng hóa dùng cho cả mục đích dân sự và quân sự, đồng thời chú ý đến các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc.
Trong một tài liệu có tựa đề "Chiến lược An ninh Kinh tế châu Âu", Ủy ban châu Âu đưa ra quan điểm về cách EU có thể làm cho nền kinh tế của mình trở nên mạnh mẽ hơn và xác định các rủi ro mới nổi.
Tài liệu nêu rõ những rủi ro này có thể đến từ xuất khẩu và đầu tư qua đó rò rỉ bí quyết cho các đối thủ nước ngoài trong một "loạt công nghệ có ý nghĩa quân sự", với điện toán lượng tử, trí tuệ nhân tạo, 6G, công nghệ sinh học và người máy là ví dụ.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu sẽ trình bày "báo cáo" trên trước các nghị sĩ EU và các quốc gia thành viên, nơi các nhà lãnh đạo của họ sẽ thảo luận về quan hệ với Trung Quốc tại Brussels vào tuần tới.
Tài liệu không nêu tên Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh việc hợp tác với các quốc gia có chung mối quan tâm với EU và sử dụng cụm từ "giảm thiểu rủi ro", một chính sách giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
Ủy ban châu Âu cũng có kế hoạch đưa ra một danh sách khác với các thành viên EU về các công nghệ quan trọng đối với an ninh kinh tế, cũng như chú ý đến đầu tư trong nước và có thể đề xuất sửa đổi cơ chế sàng lọc đầu tư trước cuối năm 2023.
Tài liệu của Ủy ban châu Âu cho biết EU sẽ tập trung vào các rủi ro đối với chuỗi cung ứng, bao gồm năng lượng và cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như mạng viễn thông, cũng như chống lại sự ép buộc kinh tế và rò rỉ công nghệ hàng đầu.
Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu sẽ cần phải hành động thận trọng vì việc cấp giấy phép xuất khẩu và cân nhắc các lợi ích an ninh là năng lực quốc gia mà các chính phủ EU sẽ muốn duy trì.
Một kế hoạch của Hà Lan nhằm ngăn chặn hiệu quả các công ty Trung Quốc mua các công cụ sản xuất chất bán dẫn tiên tiến nhất của tập đoàn ASML là một trường hợp điển hình
Một nhà ngoại giao EU cho biết: "Các quốc gia thành viên EU chưa sẵn sàng chuyển giao toàn bộ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhưng chúng ta có thể sẽ thấy điều gì đó nhiều hơn nữa trên con đường hợp tác lớn hơn".
Truy tố 5 bị can liên quan sai phạm ở Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai Liên quan vụ sai phạm tại 2 dự án xây lắp nhà màng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, Viện KSND tỉnh Đồng Nai đã truy tố nguyên giám đốc Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học cùng 4 người khác. Một góc Trung tâm Công nghệ sinh học Đồng Nai - nơi xảy ra nhiều sai phạm - Ảnh: TRÂM...