Biến tướng nhà tái định cư – Kỳ 2: Hoang vắng
Nhiều khu nhà tái định cư (TĐC) ở Hà Nội được đưa vào sử dụng nhiều năm, nhưng ít người vào ở. Trong khi đó, không ít người được bố trí TĐC chỉ mong nhận nhà để bán kiếm lời.
Khu TĐC thành phố giao lưu (Nam Từ Liêm, Hà Nội) hoang vắng.
Lãng phí hàng trăm tỷ đồng
Khu TĐC thành phố Giao lưu (đường Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nằm tại ví trị đẹp khi bao quanh là trụ sở lớn của Bộ Công an, siêu thị Metro… Tuy nhiên, theo quan sát của PV Tiền Phong, con đường dẫn vào khu TĐC bụi mù vì còn nhiều công trình xung quanh đang xây dựng dở dang. Khu nhà được đưa vào sử dụng tháng 8/2014 nhưng đến nay, toàn bộ 3 khối nhà CT1 A, B,C vẫn thưa thớt người ở. Khác hẳn với quang cảnh tấp nập người ra vào, hàng quán vây quanh như một số khu TĐC khác.
Tòa nhà CT1 B cao 12 tầng với hơn 60 căn hộ. Mỗi tầng có 6 căn hộ nhưng tầng 4 của tòa nhà có đến 5 căn không có người ở. Tìm hiểu tiếp ở tầng 5, 6, 7 của tòa nhà, thấy tình cảnh “bỏ hoang” diễn ra tương tự. Ngay tại sảnh tầng 1, tổ bảo vệ tòa nhà phải dán thông báo lưu ý kẻ gian đột nhập trộm đồ tại những căn hộ trống.
Ông H.N, bảo vệ tòa nhà CT1B cho biết: “Cư dân đã dọn về ở trong 1/3 tổng số căn hộ. Vì vậy, một số dịch vụ chung chưa đưa vào hoạt động như: Nhà sinh hoạt cộng đồng, tầng hầm để xe… Thậm chí ánh sáng công cộng tòa nhà phải giảm công suất để đỡ tốn chi phí”.
Theo ông N, bên cạnh một số căn trống do chủ đầu tư chưa bố trí được người về ở thì hầu hết căn hộ đã bàn giao cư dân không đến ở vì chê xa. “Nhiều hộ dân còn gửi tôi chìa khóa, nhờ bán hộ nếu có ai hỏi mua. Mỗi căn hộ có giá chênh từ 200 đến 350 triệu đồng tùy vào từng căn”, ông N nói. Vừa nói, ông N đưa một bảng danh sách dài những gia đình nhờ bán lại căn hộ.
Mặc dù mới đưa vào sử dụng hơn nửa năm nhưng theo quan sát của chúng tôi, nền gạch tại tầng 1 tòa nhà CT1C bong tróc, nhiều mảng tường ngấm nước ố vàng.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, do yêu cầu cấp bách bố trí nhà TĐC phục vụ công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm nên nhiều dự án chưa hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (bao gồm nhà trẻ, trường mẫu giáo, trạm y tế công lập…) đã phải bố trí hộ dân vào ở.
Ngoài ra, một số dự án khu tái định cư được triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2001 chưa tính đủ diện tích bố trí phục vụ sinh hoạt cộng đồng; hoặc diện tích để xe tại tầng 1 không đáp ứng đủ nhu cầu ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt của các hộ dân.
Người được mua không mặn mà
Khu nhà TĐC X1, X2 Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) đang trong quá trình hoàn thiện đưa vào bàn giao vào tháng 5/2015 tới. Tuy nhiên, nhiều hộ dân trong danh sách được mua nhà này lưỡng lự ký hợp đồng.
Ông Nguyễn Minh Trác được bố trí mua nhà TĐC X1 Hạ Đình sau khi nhà nước giải phóng mặt bằng trên đường Trường Chinh. Ông Trác chia sẻ: “Gia đình tôi có diện tích đất bị thu hồi là 13,10m2 nên được quyền mua căn hộ 55,8m2. Tổng số tiền tôi phải trả mua căn hộ gần 800 triệu đồng. Dù nhận được nhiều thông báo từ phường nhưng đến thời điểm này tôi vẫn chưa ký hợp đồng mua căn hộ. Đợi lúc nhận nhà có sổ đỏ xong tôi bán lại luôn vì không có nhu cầu ở nơi xa thế này”.
Cùng tâm trạng, bà Lê Thị Thìn, chủ nhân một căn hộ tại khu TĐC X1 Hạ Đình cho hay: “Mặc dù nhà mới được xây khang trang nhưng không thuận tiện cho con cháu tôi làm việc và học tập. Nếu nhận nhà xong không bán lại được, tôi sẽ cho thuê để lấy tiền thuê căn hộ chỗ khác thuận tiện hơn”.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết: Một số dự án nhà TĐC đã đưa vào sử dụng nhưng số lượng người dân về ở ít do thành phố chưa bố trí được dân vào. Ngay cả khu TĐC có điều kiện tốt, người dân cũng không thích vào vì họ muốn ở khu vực phù hợp với công ăn việc làm. Theo thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội Đô thị Việt Nam, từ năm 2000 đến nay, để phục vụ cho các dự án phát triển mở rộng Thủ đô, thành phố Hà Nội đã triển khai 80 dự án nhà ở TĐC với trên 20.000 căn hộ. Trong đó, mới hoàn thành 12.000 căn hộ và đưa vào sử dụng gần 11.000 căn. Chỉ tính riêng năm 2014, để phục vụ cho các dự án đang và sẽ triển khai, Hà Nội cần 6.500 căn hộ để bố trí chỗ ở cho người dân nhưng dự kiến đến cuối năm nay, quỹ nhà này cũng chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu. Dự tính, tổng số vốn để xây dựng nhà TĐC của Hà Nội lên đến 46.000 tỷ đồng.
Theo Ngọc Mai
Tiền Phong
Vụ chào phí làm sổ đỏ "choáng váng": Doanh nghiệp thừa nhận có sai phạm
Liên quan đến vụ 88 hộ dân tập thể Trường KT&NV bị "chào" phí làm sổ đỏ hàng chục triệu đồng, Công ty địa chính Tây Hồ có văn bản gửi Sở Xây dựng xác nhận có sai phạm, đồng thời thông báo việc đã kỷ luật cán bộ và nhận lỗi với người dân.
Như thông tin báo Dân trí đã đưa, khu tập thể Trường Trung học Kỹ thuật & Nghiệp vụ ( KT&NV) thuộc tổ dân phố số 6 và 22, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy có 92 hộ dân được nhà trường cấp đất từ nhiều năm trước, nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ ( gọi tắt là sổ đỏ), do nhà trường chưa bàn giao quỹ nhà về Sở Xây dựng theo quy định. Sau nhiều năm người dân liên tục yêu cầu, đầu năm 2014, Trường Trung học KT&NV Hà Nội chấp nhận chủ trương bàn giao quỹ nhà. Ngày 26/6/2014, Trường Trung học KT&NV Hà Nội mời Công ty CP dịch vụ địa chính Tây Hồ đến tư vấn, hướng dẫn người dân làm thủ tục xin cấp sổ đỏ. Tại buổi làm việc, Công ty CP dịch vụ địa chính Tây Hồ đưa ra mức phí đo đạc 2,5 triệu/nhà ( đo, vẽ, lập hồ sơ hoàn thiện). Chi phí dịch vụ làm sổ đỏ chính chủ là 40 triệu đồng/sổ, đất đã qua chuyển nhượng ( không chính chủ) là 50 triệu đồng/sổ khiến nhiều người "sốc".
88/92 hộ gia đình khu tập thể Trường Trung học KT&NV chưa được cấp sổ đỏ.
Sau khi báo Dân trí phản ánh sự việc trên, ngày 14/11/2014, ông Phạm Chí Công - Phó Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội ban hành Văn bản số 7741/VP-TNMT, gửi Sở Xây dựng và các đơn vị chức năng, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Vũ Hồng Khanh yêu cầu kiểm tra, xử lý, tiếp nhận, bán nhà cho công dân theo quy định. Văn bản số 7741/VP-TNMT nêu, " Giao Sở Xây dựng phối hợp với UBND quận Cầu Giấy, Công ty TNHH Quản lý & Phát triển nhà Hà Nội kiểm tra, giải quyết việc tiếp nhận, bán nhà cho công dân theo quy định; kiểm tra, xử lý theo quy định về việc Công ty CP dịch vụ địa chính Tây Hồ do nhà trường mời đưa ra mức phí đo đạc và chi phí dịch vụ làm sổ đỏ; báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện và thông tin cho báo Dân trí được biết...".
Thực hiện Văn bản số 7741/VP-TNMT, trong tháng 11 và 12/2014, Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra hiện trạng, đo đạc thực tế. Tại buổi kiểm tra ngày 31/12/2014, Sở Xây dựng xác định chỉ có 3/92 hộ dân khu tập thể Trường Trung học KT&NV được cấp sổ đỏ theo quy định, mặc dù các hộ dân trong khu tập thể đều có quyết định phân nhà từ hàng chục năm trước.
Văn bản chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội.
Dựa trên kết quả kiểm tra thực tế và kiến nghị của các đơn vị liên quan, ngày 21/1/2015, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Nguyễn Chí Dũng ký Văn bản số 553/SXD-B61 gửi UBND TP. Hà Nội báo cáo sự việc, đồng thời xin chỉ đạo giải quyết quyền lợi cho người dân. Để xử lý dứt điểm vụ việc, Sở Xây dựng kiến nghị TP. Hà Nội giao cho UBND quận Cầu Giấy, UBND phường Trung Hòa kết hợp với các cơ quan liên quan thụ lý hồ sơ, xem xét cấp sổ đỏ cho các hộ dân theo đúng trình tự và quy định của pháp luật.
Về thông tin báo Dân trí phản ánh Công ty CP dịch vụ địa chính Tây Hồ đưa ra mức phí đo đạc, phí làm sổ đỏ gây "choáng váng". Báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, ngày 21/11/2014, Công ty CP dịch vụ địa chính Tây Hồ gửi Văn bản số 232/2014/TH xác nhận việc Trường Trung học KT&NV Hà Nội mời Công ty vào tư vấn, hướng dẫn công dân khu tập thể lập hồ sơ, nhưng cán bộ của Công ty đã tự đưa ra mức giá dịch vụ không theo quy trình khảo sát xây dựng báo giá, Công ty đã có hình thức kỷ luật cán bộ và nhận lỗi với các hộ dân khu tập thể.
Trường Trung học KT&NV Hà Nội chậm bàn giao quỹ nhà về Sở Xây dựng.
Trước đó, ngày 26/11/2014, UBND quận Cầu Giấy đã phối hợp với Công ty QL&PT Nhà Hà Nội, Ban 61 - Sở Xây dựng, UBND phường Trung Hòa, làm việc với Trường Trung học KT&NV Hà Nội, đại diện tổ dân phố làm rõ những vướng mắc còn tồn tại liên quan đến việc chưa cấp sổ đỏ cho người dân. Tại buổi làm việc, đại diện UBND quận Cầu Giấy thống nhất sẽ có văn bản xin ý kiến Sở Xây dựng, Sở TN&MT để xác định bán nhà cho người dân theo các Nghị định đã có hiệu lực. Phòng TN&MT quận Cầu Giấy cũng đề nghị Trường Trung học KT&NV Hà Nội mời đơn vị đo đạc vào đo hiện trạng, xác lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất đối với từng hộ gia đình trong khu tập thể trước khi bàn giao hồ sơ về cho đơn vị chức năng.
Để có cơ sở hoàn thiện hồ sơ cấp sổ đỏ cho người dân, ngày 10/12/2014, Phòng TN&MT quận Cầu Giấy ký Văn bản số 352/TNMT gửi Sở TN&MT, Sở Xây dựng xin ý kiến về việc cấp sổ đỏ cho các hộ gia đình khu tập thể Trường Trung học KT&NV Hà Nội. Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Đình Cường, Trưởng phòng TN&MT quận Cầu Giấy cho biết, Phòng TN&MT đang chờ ý kiến của các cơ quan chức năng để xác định Nghị định áp dụng cho người dân được mua nhà thuộc sở hữu nhà nước. Sau khi có văn bản trả lời từ cơ quan chức năng, Phòng TN&MT sẽ hướng dẫn người dân hoàn thiện hồ sơ cấp sổ đỏ.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc trên đến bạn đọc.
Ngọc Cương
Theo Dantri
"Chặt cả dãy xà cừ trên đường Nguyễn Trãi mà không xin ý kiến" "Theo Luât Thu đô thi viêc chăt ha cây cung phai xin y kiên cac câp. Lam quy mô rông lơn như vây cung nên co đanh gia tac đông môi trương, tham khao y kiên cua cac đơn vi liên quan. Viêc nay Ha Nôi chưa tham vân Bô Tai nguyên va Môi trương trươc khi thưc hiên". Ông Hoang Dương Tung...