Biến tin nhắn “tuesday” thành thông báo cài đặt là TIN GIẢ nhưng đàn ông vẫn còn 1001 cách che giấu chị em có thể chưa biết
Nếu muốn, người ta sẽ tìm cách! Và nếu người đàn ông của bạn ngoại tình, rất có thể họ sử dụng 1001 mánh khóe sau đây để qua mặt được những bà vợ low-tech.
Mánh khóe ngoại tình tinh vi gây xôn xao MXH
Mới đây, dân tình xôn xao trước một mánh khóe nho nhỏ giúp cho chuyện ngoại tình khó bị phát hiện.
Theo đó, người này sẽ đổi tên “ tuesday” thành “Settings” trong danh bạ. Bước tiếp theo thay hình ảnh liên hệ bằng logo setting hệt như thật.
Logo phần setting của iPhone.
Và từ giờ, hễ “tuesday” nhắn tin sẽ hiển thị lên màn hình giống thông báo cài đặt của hệ thống. Các bà vợ đầu tắt mặt tối lo nhà cửa, con cái có lẽ sẽ chẳng thèm để ý dăm ba thứ thông báo linh tinh này.
Ngay sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội, chị em đã xôn xao tag nhau nhằm nâng cao cảnh giác. Tuy nhiên, sau vài thao tác thử lại thì hóa ra thông tin trên sai bét! Đây đích thị là một trò lừa nhằm câu like, hoặc nhằm mục đích gì đó chỉ người sáng tạo ra mới hiểu!
Trên các thiết bị iPhone quốc tế:
Dù đã đổi tên và ảnh trong danh bạ, nhưng khi tin nhắn đến thì thông báo vẫn hiển thị 2 iMessage tới từ SETTINGS, chứ không phải 2 Notifications như hình ảnh đang lan truyền!
Đổi tên và ảnh trong danh bạ, nhưng khi tin nhắn tới cũng không hiển thị là “2 notifications”.
Trong trường hợp cho phép hiển thị trước tin nhắn khi khóa màn hình, thông báo tới từ SETTINGS mà lại có nội dung thì càng đáng nghi!
Khi cho phép hiển thị bản xem trước tin nhắn, thông báo từ SETTINGS lại càng đáng ngờ.
Trên các thiết bị iPhone lock/ iPhone bẻ khóa:
Hiển thị khác iPhone bản quốc tế một chút nhưng trên iPhone lock cũng không có chuyện “2 notifications” đâu nhé!
Anh Duyệt Nguyễn, một chuyên gia trẻ trong ngành công nghệ cho biết: “Dù thử mẹo này với cả iPhone đã bị bẻ khóa vẫn không có chuyện biến thông báo tin nhắn thành thông báo cài đặt như tin đồn được”.
Tóm lại chị em đừng vội tin dăm ba cái ảnh trên mạng, thông tin này là không có thật đâu! Tuy nhiên, nếu như đàn ông đã muốn ngoại tình thì họ sẽ tìm ra cả một ngàn không trăm lẻ một cách để qua mặt vợ… Đã muốn thì phải tìm cách chứ!
Tin nhắn ẩn trên Zalo – ổ ngoại tình đích thực chốn công sở!
Video đang HOT
Chẳng phải tự nhiên mà Zalo được xem là mảnh đất màu mỡ để ngoại tình. Bởi ứng dụng này lại có rất nhiều tính năng bảo mật, có khả năng che giấu những tin nhắn mờ ám cực hiệu quả!
Với tính năng ẩn tin nhắn của Zalo đầy thần kì, các ông chồng thoải mái cho vợ kiểm tra điện thoại vì mày mò cả ngày có khi cũng chẳng phát hiện ra điều khả nghi.
Vài thao tác đơn giản là có thể ẩn hoàn toàn cuộc trò chuyện với “Em gái mưa” trên Zalo.
Thao tác ẩn tin nhắn Zalo thì khá đơn giản, chỉ cần qua vài ba bước là hoàn toàn qua mặt được chính thất. Khi muốn mở đoạn tin nhắn ấy phải nhập mã pin gồm 4 chữ số:
Bước 1: Mở phần giao diện các cuộc trò chuyện, giữ phần tin nhắn của “Em gái mưa” khoảng 2 – 3 giây.
Bước 2: Chúng ta chọn “Ẩn trò chuyện”.
Bước 3: Nhập mã PIN để đặt mật khẩu cho cuộc trò chuyện này. Mã PIN gồm 4 chữ số.
Bước 4: Cuộc trò chuyện đã được ẩn đi.
Vậy nên, lời khuyên cho chị em là đừng vội “đánh rắn động cỏ”. Nếu nghi ngờ thì cũng âm thầm theo dõi, phải tìm được tên của người bị ẩn và đoán được mã pin thì mới xem được cuộc trò chuyện nhé!
Lưu ý nho nhỏ: Để phát hiện chồng có ẩn tin nhắn đi hay không, hãy quan sát logo kính lúp phần tìm kiếm! Nếu có tin nhắn ẩn, logo hình kính lúp trong ô “tìm kiếm” sẽ nhấp nháy xanh và màu trắng nếu không có tin nhắn ẩn.
Nếu có tin nhắn ẩn, logo hình kính lúp trong ô “tìm kiếm” sẽ nhấp nháy xanh (hình trái) và nguyên màu trắng nếu không có tin nhắn ẩn (hình phải).
Trong trường hợp đã nắm đầy đủ thông tin “tuesday” trong tay, thì thực hiện ngay theo các bước sau:
Bước 1: Vào phần tìm kiếm (hình kính lúp) gõ tên người đã ẩn tin nhắn. Hoặc nếu biết mã PIN thì gõ mã pin để ra danh sách người đã bị ẩn.
Bước 2: Nhập mã PIN, ra ngay cuộc trò chuyện bị ẩn.
Ẩn tin nhắn Facebook – lộ liễu hơn nhưng vẫn dễ dàng qua mặt hội chị em low-tech
Trong một số trường hợp, người đàn ông không muốn xóa tin nhắn nhưng cũng không muốn bị phát hiện, vậy thì ẩn tin nhắn cũng là một lựa chọn hay ho. Mặc dù không kín đáo như Zalo, nhưng nếu không phải là một người hay mày mò, gi gỉ gì gi cái gì trên Facebook cũng biết thì chưa chắc các chị em đã phát hiện ra.
Vậy nên, thà nghi ngờ thừa còn hơn bỏ sót. Nếu có cơ hội kiểm tra Facebook của chồng thì chị em hãy thử tìm cả phần tin nhắn đã bị ẩn, biết đâu có thể phát hiện ra những điều hay ho?
Để tìm cuộc trò chuyện đã bị ẩn, chị em vào Messenger, click biểu tượng “Bánh răng”. Sau đó chọn “Cuộc trò chuyện bị ẩn”.
Vào phần đoạn chat bị ẩn.
Sau đó sẽ hiện ra một loạt những tin nhắn ẩn khác.
Nếu muốn ẩn tin nhắn thì cũng rất đơn giản. Phiên bản điện thoại, vuốt đoạn tin nhắn ấy sang trái sẽ thấy 1 biểu tượng 3 dòng kẻ song song. Click vào và chọn “Ẩn”, vậy là xong.
Trên máy tính, chọn xem tất cả trong Messenger. Muốn ẩn tin nhắn của ai thì chọn vào phần biểu tượng 3 chấm ở bên phải. Click vào và chọn ẩn.
Đổi tên tuesday thành sếp ư? Xưa rồi, mốt hiện giờ phải là Tổng đài, Bộ Y tế, nhà mạng, nạp thẻ…
Nếu như ngày xưa cánh mày râu hay đổi tên nhân tình thành tên sếp (hoặc gì đó đủ cho vợ biết đó là sếp) thì thời gian gần đây chị em lại rỉ tai nhau những cái tên như số tổng đài, Bộ Y tế, Bộ Thông tin Truyền thông, số nhà mạng…
Không chỉ thế, cách thức nhắn tin của “tuesday” cũng cực kì tinh vi để nếu có hiện lên thông báo trên màn hình điện thoại thì chính thất cũng chẳng buồn ngó ngàng. Thậm chí, ai cẩn thận vào đọc có khi còn khó phát hiện ra!
Trường hợp dưới đây là một ví dụ. Tin nhắn của tổng đài gửi tới, nội dung cũng toàn quảng cáo xem video với mua dung lượng data… không chút đáng nghi.
Nội dung đầy đủ khi vào phần tin nhắn thì như thế này: “[QC] Xem video hai huoc xuyen luc dia, khong gioi han luu luong Data toc do cao tai http:…. De dang ky dich vu 3000d/ngay, gia han theo ngay. Chi tiet goi …, tu choi quang cao soan,…phong 102 cho cu.” ([QC] Xem video hài hước xuyên lục địa, không giới hạn lưu lượng Data tốc độ cao tại http:… Để đăng ký dịch vụ 3000d/ngày, gia hạn theo ngày. Chi tiết gọi 19xxx, từ chối quảng cáo soạn TC gửi 19xxx phòng 102 chỗ cũ).
Đoạn tin nhắn của “tuesday” đầy tinh vi, ẩn dưới hình thức của tin nhắn quảng cáo từ nhà mạng.
Tin nhắn quảng cáo từ tổng đài có lẽ 9/10 chị em chẳng thèm đọc mà thẳng tay nhấn delete (xóa). Số ít người có đọc chắc cũng không đủ kiên nhẫn theo tới dòng cuối cùng để phát hiện thông điệp lạ “Phòng 102 – chỗ cũ”, “Nhớ anh lắm”.
Trên đây chỉ là một trong những mánh khóe mà hội “ăn vụng” dùng để “chùi mép”. Dù tinh vi đấy nhưng cũng khó lòng che mắt nếu chị em trang bị đầy đủ kiến thức cho bản thân!
Tin giả - một loại 'dịch' đáng sợ không kém dịch Covid-19
Tin giả về dịch Covid-19 lan rộng khắp mạng xã hội. Nó đáng sợ không kém gì dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Sinh viên xem tin tức trong khuôn viên trường - Thế Nguyên
Tin giả về dịch Covid-19 trong thời gian vừa qua tràn ngập trên mạng xã hội. Sinh viên chính là đối tượng tiếp cận mỗi ngày.
"Ăn hột vịt để chống Covid-19!"
Tin giả khiến cho nhiều sinh viên (SV) ngỡ ngàng trước sự vô lý nhưng nhiều người vẫn tin.
Hoàng Hữu Dũng (SV năm 3, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) chia sẻ: "Mình không đồng tình với hành động 'dắt mũi dư luận' trong mùa dịch của một số người. Theo mình, vì muốn 'câu like', 'câu view' cho tài khoản cá nhân nên họ mới đăng những thông tin như thế, thêm nữa họ nghĩ cơ quan chức năng sẽ không tìm được nên họ không sợ những hình phạt răn đe từ pháp luật".
Những tin giả Dũng đã gặp rất nhiều trong mùa dịch: bịa đặt lịch trình của BN17, Hà Nội vỡ trận... Dũng cảm thấy rất khó chịu về những thông tin sai sự thật trên, nó đả kích rất lớn vào dư luận, gây hoang mang và góp phần làm an sinh xã hội mùa dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Tương tự, Trần Quang Bảo (SV năm 3, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM) cho biết việc bị phạt vì tung tin đồn sai sự thật là vô cùng hợp lý. Và có thể trừng trị nặng tay hơn nữa. Họ biết điều đó là không đúng, nhưng vì mục đích cá nhân nào đó, học đã chia sẻ và làm ảnh hưởng đến những người khác,...
Một trường ĐH bác bỏ tin giả về chuyện nghỉ học rất tinh vi khi giả mạo thông tin của một tờ báo - Ảnh chụp màn hình
"Khi tiếp xúc với những tin giả, điều đầu tiên mình nhận ra là sự vô lý trong thông tin của họ. Vì theo những gì mình được biết và được hướng dẫn thì không có cơ sở khoa học để kết luận những thông tin đó là đúng", Bảo bày tỏ.
Bảo nói: "Bạn bè của mình đã có trường hợp tin và truyền miệng và những thông tin đó. Mình rất bất ngờ khi chứng kiến điều đó, nhưng cũng phải đủ tỉnh táo và đủ kiến thức để nhận ra đó không phải là tin thật. Và mình cũng sẽ đứng ra giải thích sự vô lý trong thông tin đó cho họ và một số người xung quanh".
Đinh Thị Mai (SV năm 2, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cho biết: "Có một lần mình rất ngạc nhiên khi đọc được tin 33 người chết vì dịch ở Cà Mau, bèn kiểm tra thử trên các trang báo khác để xác nhận mới biết đó là bịa đặt...".
Mai nói, giữa tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp như hiện nay thì lại có một loại dịch nữa đó là "dịch Tin giả"... Mình khá hoang mang khi số người tung tin giả còn nhiều hơn số người nhiễm Corona. Hy vọng rằng mọi người không chỉ có trách nhiệm chống dịch Covid-19, mà còn phải có trách nhiệm trong việc chống "dịch tin giả" hiện nay.
Tạ Hữu Nhân (SV năm 2, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cảm thấy việc những người đăng tin sai bị phạt là đúng đắn, nhằm răn đe những người khác, đồng thời để mọi người nhận thức rõ trách nhiệm của mình khi dùng mạng xã hội.
Cùng bạn bè tìm hiểu thông tin dịch Covid-19 - Thế Nguyên
"Mình gặp phải tin giả là ăn hột vịt để chống dịch Covid-19 và mình cảm thấy rất buồn cười, hoàn toàn không tin một tí nào. Mình tự hỏi tại sao người ta lại dễ dàng chấp nhận những chuyện vô lý và thiếu khoa học như vậy mà không cảm thấy hoài nghi về sự vô lý đó", Nhân thổ lộ.
Sinh viên chia sẻ cách đối phó tin giả
Trước những tin giả trong mùa dịch bệnh, các bạn SV đã chia sẻ cách đối phó để tránh gây hoang mang dư luận.
"Bước đầu là xác định nguồn tin từ đâu, nguồn gốc có chính thống hay không, đã được ai kiểm duyệt cũng như tìm hiểu cơ sở khoa học về tin tức đó. Tốc độ lan truyền tin tức rất nhanh, nên việc truyền nhau những thông tin sai lệch sự thật đó không chỉ ảnh hưởng đến một mà còn rất nhiều người khác, gây hoang mang xã hội", Bảo nói.
Theo Trần Quang Bảo, để phòng chống tình trạng tin giả trong mùa dịch, về phía người sử dụng mạng xã hội cần trang bị cho mình không những những kiến thức về dịch bệnh mà còn là kiến thức khoa học. Tìm hiểu rõ về dịch bệnh qua những kênh uy tín, chính thống. Tìm đến các bác sĩ để được hiểu sâu về dịch bệnh.
Bạn trẻ chủ yếu sử dụng điện thoại để tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội - Thế Nguyên
"Khi tiếp nhận bất kỳ thông tin nào về dịch trên mạng xã hội, tôi luôn bình tĩnh và chờ thông tin từ những tờ báo có uy tín để chắc chắn rằng đó là thông tin đúng sự thật. Bạn nên chọn những trang thông tin chính thống, những trang tin tức tin cậy", Mai chia sẻ.
Đinh Thị Mai cho biết để phân biệt được tin chính thống và tin giả thì cần có sự tuyên truyền sâu rộng, mở các chương trình phổ cập kiến thức về thẩm định thông tin. Từ đó để người dân tỉnh táo hơn trong việc tiếp nhận thông tin. Mỗi cá nhân cần phải nâng cao ý thức không tung tin giả vì lợi ích nào đó của bản thân, phát hiện tin giả cần ngăn chặn, không chia sẻ, không bàn tán.
Theo thanhnien
Dân mạng phản ứng gay gắt trước hành động câu like bằng hình ảnh giống như sử dụng chất cấm của 2 tài khoản Facebook Vừa qua, người dùng mạng xã hội không khỏi bức xúc khi chứng kiến cảnh vừa livestream vừa câu like bằng hành động giống như đang sử dụng chất kích thích của hai tài khoản Facebook có tên là Sơn Hoàng và Hoàng Tử Gió. Cụ thể, tối ngày 24/8, trong một đoạn livestream trên tài khoản Facebook có tên Sơn Hoàng ghi...