Biển tiến, đất chìm
Biển ngày càng tiến sâu vào đất liền trong khi mặt đất đang có dấu hiệu chìm xuống. Không chỉ là ĐBSCL mà có thể là cả khu vực Nam bộ đang phải đối mặt với sự nguy hiểm từ tác động kép này.
Người dân nhiều nơi ở ĐBSCL mà đặc biệt là ở khu vực mũi Cà Mau có thể dễ dàng nhận thấy mực nước thủy triều năm sau luôn cao hơn năm trước. Ở khu vực này, các công trình xây dựng, nhà cửa thường xuyên phải nâng cấp, sửa chữa để “chạy đua” với thủy triều ngày một cao.
Cần có ứng phó tốt
Theo TS Lê Xuân Thuyên, lún nền là quá trình biến dạng rất lâu dài kéo dài hàng trăm, hàng ngàn năm trên quy mô rộng lớn của cả khu vực, tỉnh và cả đồng bằng. Đó là hiện tượng mang tính quy luật và hầu như không đảo ngược. Do đó, tính chất của nó nghiêm trọng về diện, quy mô và thời gian lâu dài. Cũng vì vậy, nên khó có thể “cảm nhận” mà cần phải có quan trắc. Còn theo TS Tuấn, việc nhận biết nguy cơ ngay từ bây giờ giúp chúng ta sớm điều chỉnh quy hoạch trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Tránh xây dựng những công trình lớn ở những nơi có nền đất yếu, hạn chế phát triển các khu dân cư, đô thị ở những nơi nguy hiểm như gần cửa sông, cửa biển.
Nước “nhảy” lên bờ
Ở đất mũi Cà Mau, nước được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa bình thường và mùa nước lên. Mùa nước lên thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch hằng năm.
Ông Nguyễn Văn Đước, năm nay đã 62 tuổi và là đời thứ 4 sinh sống ở nơi tận cùng của Tổ quốc – xã Đất Mũi (Ngọc Hiển, Cà Mau) cho biết: Từ năm 2000 tới nay, con nước có nhiều biểu hiện bất thường so với trước. Mỗi tháng có 2 con nước lớn là rằm và ngày 30. “Ông bà nói 17 nước nhảy khỏi bờ để chỉ mực nước cao nhất vào con nước rằm, nay thì 19 – 20 nước vẫn còn tràn trề. Còn đến con nước 30 thì tận ngày mùng 6 – 7 nước vẫn đầy ắp. Ngày xưa chỉ khi vào mùa nước lên thì mực nước mới cao nhưng nay thì ngay mùa bình thường nước cũng tràn bờ, ngập lộ. Khoảng 4 năm nay, nước đã nhảy cao thêm từ 2 – 3 tấc mỗi năm”, ông Đước kết luận. Một người dân khác ở đây là ông Nguyễn Văn Hố kể: Mỗi tháng triều cường gây ngập 2 đợt, mỗi đợt khoảng 3 ngày, mỗi ngày 2 lần và mỗi lần vài tiếng. Diễn biến này làm đảo lộn cuộc sống thường ngày của người dân…
Video đang HOT
Ông Võ Công Trường – Phó chủ tịch UBND xã Đất Mũi cho biết: Số liệu quan trắc mực nước biển những năm gần đây của Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau cho thấy đỉnh triều cường năm sau đều cao hơn năm trước với biên độ khá lớn. Cụ thể, năm 2008 mực nước biển tăng thêm 10 cm so với năm trước năm 2009 tăng 20 cm năm 2010 tăng 15 cm năm 2011 tăng 25 cm.
Ứng phó với triều cường, người dân nơi đây phải nâng nền nhà thường xuyên. Theo ông Đước, trong 3 năm gần đây, năm nào cũng phải nâng nền để chống ngập tổng cộng nền nhà ông đã nâng cao hơn trước tới trên 1 m. Ông Võ Công Trường cho biết: “Trong mấy năm nay, hầu hết các ngôi nhà ở xã Đất Mũi đều phải nâng nền để “chạy đua” với triều cường. Trụ sở UBND Đất Mũi được nâng cấp hồi đầu năm 2010 để chống ngập nhưng đến mùa nước lên năm ngoái lại lé đé ngập. Hiện tại, xã đang có kế hoạch xây dựng trụ sở mới theo kiểu “nhà cao cẳng” (nhà sàn – PV). Nếu nước cứ lên hoài như hiện nay thì đến một lúc nào đó người dân cũng không còn khả năng nâng nhà tiếp”.
Triều cường tàn phá nhiều công trình xây dựng ven biển – Ảnh: H.Lâm
Mặt đất lún xuống
Tháng 8 vừa qua, TS Lê Anh Tuấn, Trường ĐH Cần Thơ có một cuộc khảo sát kéo dài ở 2 huyện Ngọc Hiển và Năm Căn. Ở mỗi nơi, TS Tuấn đã gặp khoảng 200 người dân và thu thập thông tin qua hình thức thảo luận nhóm. Kết quả cho thấy, trong khoảng 5 năm nay mực nước tăng trung bình từ 40 – 50 cm. Tình trạng ngập mỗi năm một nặng hơn. Hầu như không có căn nhà tường nào ở mũi Cà Mau không có dấu vết nứt, lún. Tình trạng xói lở bờ sông, bờ biển diễn ra rất nghiêm trọng.
TS Tuấn nói: “Tôi không tin là nước biển lại dâng nhanh như vậy. Vì một số nghiên cứu cho thấy, mực nước biển ở vùng châu thổ sông Mê Kông chỉ tăng trung bình từ 1,5 – 3 mm mỗi năm. Chúng tôi đang nghiêng về cách giải thích là “mặt đất đang bị lún xuống”. TS Tuấn cho biết một kết quả quan trắc gần đây cho thấy, hiện tượng mặt đất lún là có thật và trong vòng 8 tháng (từ 6.2011 – 2.2012) mũi Cà Mau đã “chìm” 45 mm, Cần Giờ (TP.HCM) là 20 mm. Đây là những dấu hiệu sụt lún không liên quan tới các công trình xây dựng có gia tải lớn. Như vậy, ĐBSCL và thậm chí là khu vực Đông Nam bộ đang đối mặt với mối đe dọa từ hiện tượng nước biển dâng kết hợp với lún sụt. Song, TS Tuấn cũng lưu ý: Đây mới chỉ là một số liệu đầu tiên trong chuỗi số liệu cần phải thu thập trong một thời gian dài, khoảng 10 năm.
TS Lê Xuân Thuyên, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) và cộng sự đang thực hiện nghiên cứu về biến đổi khí hậu và nước biển dâng bằng phương pháp khảo sát, quan trắc đánh giá từ cấp địa phương, các vấn đề cụ thể để khái quát lên tầm rộng hơn. Hiện, nhóm nghiên cứu có 4 trạm quan trắc ở ĐBSCL và Đông Nam bộ. “Kết quả ban đầu mà chúng tôi có được cho thấy có vấn đề về hiện tượng lún mặt đất”, TS Thuyên nói. Ông cho biết: “Chúng tôi hy vọng 1 – 2 năm nữa sẽ đủ chuỗi đo để có số liệu tính toán đủ độ tin cậy”.
Theo TS Tuấn, hiện tượng sụt lún mặt đất ở các vùng châu thổ có thể là sự kết hợp của nhiều nguyên nhân như: sụt lún tự nhiên vì đây là khu vực có nền đất yếu, do khai thác nước ngầm quá mức và có thể là do lượng phù sa thay đổi. Tuy nhiên, rất khó có thể tính toán được tỷ lệ phần trăm gây sụt lún của từng nguyên nhân để tìm xem đâu là nguyên nhân chính.
Trong những năm gần đây, hiện tượng lượng phù sa trong nước giảm là điều có thể khẳng định được. TS Tuấn dẫn một nghiên cứu từ ĐH Quốc gia Singapore cho biết, lượng phù sa trung bình ở các trạm đo trên trục chính sông Mê Kông trước (1962 – 1992) và sau (1993 – 2000) khi có đập thủy điện Mạn Loan (Manwan) ở Trung Quốc đã suy giảm rõ rệt (xem biểu đồ). Điều này đồng nghĩa với việc nếu các đập thủy điện ở phía thượng nguồn tiếp tục được xây dựng thì ĐBSCL sẽ càng bị tác động nặng nề. “Trong điều kiện lượng phù sa bình thường thì nó có thể đảm nhận vai trò bù lún rất tốt. Nay lượng phù sa giảm đồng nghĩa với mức độ bù lún bị hạn chế. Phù sa không bù lún kịp, triều cường dâng cao hơn trước”, TS Tuấn giải thích.
Theo người dân và chính quyền xã Đất Mũi (Ngọc Hiển), trong những năm gần đây mực nước ngầm cũng bị hạ thấp đáng kể. Trước đây chỉ cần khoan giếng ở độ sâu 70 – 80 m là có nước ngọt để dùng. Từ khoảng năm 1995 – 1996, độ sâu của mực nước ngọt đã tăng tới 110 – 120 m, còn hiện nay là 170 – 180 m.
Tình trạng này cũng xảy ra phổ biến ở nhiều địa phương khác ở ĐBSCL.
Đỉnh lũ và triều cường năm 2012
Theo nhận định bổ sung về tình hình thủy văn năm 2012 của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, trong tháng 9 và nửa đầu tháng 10, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sẽ lên dần. Đỉnh lũ đầu nguồn sông Cửu Long có khả năng sẽ xuất hiện trùng với đỉnh triều cường giữa tháng 10, tại Tân Châu trên sông Tiền ở mức 3,6 m, tại Châu Đốc trên sông Hậu ở mức 3,1 m, thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 m. Đỉnh triều cường cao nhất năm tại Cần Thơ (sông Hậu) và Mỹ Thuận (sông Tiền) sẽ xuất hiện vào giữa tháng 10, có khả năng ở mức BĐ 3 là 1,90 m tại Cần Thơ và 1,80 m tại Mỹ Thuận. Còn đỉnh triều cường cao nhất năm 2012 tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn sẽ xuất hiện vào giữa tháng 12 và có khả năng ở mức 1,55 m.
Trong khi đó, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư chiều 16.9 tiếp tục cảnh báo thời tiết nguy hiểm trên biển do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới.
Theo TNO
Sợ động đất, dân lại bị coi "kém hiểu biết"
Thông tin về cuộc họp công bố kết luận sơ bộ về động đất của đoàn công tác Viện Vật lý địa cầu với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam hôm 12/9 nhanh chóng đến với người dân vùng tâm chấn Bắc Trà My. Trong khi đó, những ngày qua nơi này vẫn xảy ra những rung chấn nhẹ.
Trấn an suông
Ngày 13/9, chúng tôi quay lại Bắc Trà My. Thông tin về cuộc họp kết thúc chiều ngày 12/9 nhanh chóng đến với người dân thị trấn Trà My và các vùng lân cận trong đêm.
Đài truyền thanh huyện cập nhật thông tin về cuộc họp, kết luận của các nhà khoa học cũng như những ý kiến của lãnh đạo tỉnh, huyện Bắc Trà My và các huyện khác phản ứng trước những kết luận của các nhà khoa học, được người dân chăm chú theo dõi.
Ông Nguyễn Văn Bình (34 tuổi) người dân ở thị trấn Trà My, nói: "Theo dõi thông tin trên báo đài, internet thấy lãnh đạo tỉnh, huyện không tin tưởng và chưa an tâm về kết luận của các nhà khoa học là đúng, có cơ sở. Ai dám khẳng định sau chuyến khảo sát này không có động đất mạnh. Động đất không quá 5,5 độ richter thì an toàn cho đập nhưng có thấy ai tính đến động đất an toàn cho dân đâu ?".
Nhiều người dân sống dưới chân đập thủy điện Sông Tranh 2 cho biết, họ vẫn chưa được giải tỏa tâm lý sau cuộc họp, dù trước đó họ đã kỳ vọng rất nhiều.
Chủ tịch xã Hồ Văn Lợi nỗ lực an dân
Nằm sát mé Sông Tranh, hàng loạt căn nhà của người dân các thôn ở Trà Tân cỏ mọc tận bậc thềm, hoang hóa, cửa đóng im ỉm. Nhiều gia đình chuyển con cái, người thân về xuôi, chỉ còn rất ít người bám trụ lại để giữ tài sản mà họ một đời tích cóp.
Bà Dương Thị Thiền (52 tuổi) sống ở ngã ba Trà Tân, chia sẻ: "Nếu có sự cố, dân vùng này trôi đầu tiên. Dân làng nay càng lo lắng hơn vì kết quả của các nhà khoa học không được chính quyền đồng tình, lãnh đạo tỉnh không tin".
Nhà cửa nứt nẻ, người dân lo lắng khi mưa bão đang đến gần. Người dân chỉ cầu mong chính quyền cơ quan chức năng hỗ trợ dân sửa nhà cửa.
Ba xã Trà Bui, Trà Đốc, Trà Tân nằm trong vùng bị ảnh hưởng nặng nhất của động đất, với khoảng gần 3 ngàn học sinh, ngành giáo dục địa phương cũng đang lo lắng.
Tại 3 xã này có 8 điểm trường tại vùng tái định cư thủy điện Sông Tranh 2 được xây dựng kiên cố, đã xuất hiện những vết nứt và xuống cấp.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Giáo dục huyện Bắc Trà My, cho biết: "Sợ nhất là thủy điện tích nước, nếu xảy ra động đất, vỡ đập thì rất nguy. Học sinh và giáo viên cần được tập huấn để ứng phó với thảm họa, nhưng chúng tôi không có kinh phí để tổ chức. Giờ chỉ biết trấn an suông giáo viên và học sinh thôi".
Bức xúc vì bị cho là "kém hiểu biết"
Trước phát ngôn của một số nhà khoa học tại cuộc họp chiều 12/9, nhất là việc TS. Ngô Thị Lư (Viện Vật lý địa cầu) cho rằng, người dân hoang mang vì "kém hiểu biết" khiến dân và chính quyền địa phương rất bức xúc.
Anh Hồ Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Trà Đốc, nói: "Chúng tôi chuyên môn có hạn nhưng làm việc dựa vào thực tế và vì dân. Nói người dân kém hiểu biết là không đúng rồi. Dân thấy động đất là sợ. Các nhà khoa học có ở đây đâu mà biết được nó ám ảnh thế nào".
Anh Lợi năm nay mới 33 tuổi, một trong những chủ tịch xã trẻ năng động của huyện Bắc Trà My. Vốn là người dân địa phương được ăn học đàng hoàng, được dân làng và chính quyền bầu làm chủ tịch UBND xã đã gần 2 năm nay. Những ngày qua, đêm ngày anh tất tả khắp nơi để tìm cách an dân.
"Nhà khoa học nói dân thì phải nhìn lại mình. Chính nhà khoa học sai lầm trước. Vì sao trước đây đo đạc khảo sát biết có động đất, đứt gãy mà vẫn cho làm thủy điện? Giờ xảy ra sự cố lại quay ra nói dân hoảng sợ là do kém hiểu biết!", anh Lợi nói.
Ông Trần Văn Dự (52 tuổi) sống ở khu tái định cư tại thôn 3 Trà Tân, đặt câu hỏi: "Ở đây có động đất, nhà cửa nứt nẻ dân lo sợ tính mạng sao lại nói chúng tôi kém hiểu biết".
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Dình Dũng: Chờ kết luận của Viện Vật lý địa cầu
Trao đổi với PV chiều 13/9, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cho biết: Ngày 13/9, Bộ Xây dựng họp với Bộ Công thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam về thủy điện sông Tranh 2.
Cuộc họp 3 bên thống nhất chờ kết luận của Viện Vật lý địa cầu về tình hình động đất ở sông Tranh 2. Trong vài ngày tới, Bộ sẽ họp với Văn phòng Chính phủ để bàn về việc cho tích nước trở lại Thủy điện sông Tranh 2.Theo 24h
"Chẳng ai tin đập Sông Tranh 2 an toàn" Ai cho tích nước, người ấy phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố. "Lãnh đạo và người dân tỉnh Quảng Nam đều không tin đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn sau các trận động đất vừa qua. Kết luận thời gian tới các trận động đất không thể vượt quá 5,5 độ Richter (ngưỡng an toàn của đập)...