Biến thịt lợn sề thành… thịt bò
Thịt bò hiện dao động khoảng 200.000 – 250.000/kg, trong khi thịt lợn sề tại các lò mổ chỉ ở mức 60.000 – 70.000đ/kg, chênh lệch gấp 4 lần khiến dân buôn không ngần ngại dùng đủ mọi cách biến thịt lợn sề thành thịt bò bằng các loại phẩm màu, hóa chất.
Cách bày xen kẽ thịt bò giả với thịt bò, người mua khó mà phân biệt
Thật – giả khó phân biệt nhờ…
Chị Hoàn ở Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội có thâm niên làm giò hơn hai chục năm nay, cho biết: Ở các khu chợ đầu mối, chợ lớn các quầy hàng chuyên bán thịt bò nhưng thực ra lẫn trong đó có cả thịt lợn sề được chủ quầy để lẫn với thịt bò để lừa người mua.
Video đang HOT
Chị Hoàn cho biết thêm: Tháng trước, giáp tết ngày nào xưởng làm giò của chị cũng nhập 15-20kg thịt bò, mua với số lượng lớn nên dân buôn dễ dàng đánh tráo cho lẫn thịt bò giả, thực chất là lợn nái già vào. Thoạt nhìn loại thịt này đỏ au không khác gì thịt bò, nhưng sau khi rửa với nước màu nhạt dần và ngửi thấy có mùi tanh chứ không phải là mùi hôi thì khẳng định là thịt lợn nái sề. Chị đã mang hơn 7kg thịt lợn giả bò trả lại và chủ quầy hàng đã phải công nhận đó không phải là thịt bò và đưa trả lại tiền.
Chợ Phùng Khoang là chợ đầu mối lớn buôn bán các loại thịt gia súc, gia cầm – dân buôn chủ yếu đổ về đây lấy hàng bởi giá khá mềm.
Một tiểu thương thú thật, chỉ lúc khan hàng lắm mới “đánh lừa” người tiêu dùng thôi không thì mất hết khách, mà “lòe” họ cũng phải khéo léo, nếu là khách lạ thì cắt thịt bò giả bán, khách quen chỉ xén một vài lạng lẫn với thịt bò thật như thế khi mang về chế biến khó mà phát hiện ra được.
Tìm đến cơ sở giết mổ lợn lâu năm của ông Nguyễn Văn Bang (phố Tía, Thường Tín), ông này cho biết: “Mỗi lần mua lợn sề về mổ, cánh tiểu thương chuyên buôn thịt bò, hàng cơm và phở bò giành nhau lấy hết, nhất là hàng cơm, phở nhiều khi còn cãi cọ nhau để tranh hàng”.
Theo kinh nghiệm của ông Bang, lợn nái sề già thịt rất dai, bì dày, dân buôn dùng phẩm màu tẩm ướp cho có màu đỏ au sẽ được thịt lợn giả bò, khiến người mua khó mà nhận biết được. Tuy nhiên nếu quan sát và kiểm tra kỹ, người tiêu dùng vẫn có thể phát hiện được bởi thớ thịt bò nhỏ và dài màu đỏ tươi, mùi hôi đặc trưng, phần mỡ và bì có màu vàng nhạt, khi ấn vào miếng thịt thấy rất mềm. Trong khi thớ thịt lợn to và ngắn, bì và mỡ có màu trắng, mùi tanh, màu đỏ có được là nhờ phẩm màu nhưng nếu rửa kỹ nhiều lần màu đỏ sẽ dần biến mất, để lộ ra màu hồng nhạt của thịt lợn.
…các loại phụ gia
Chị Na (người làm thuê tại một quán cơm bình dân (Thụy Khuê-Tây Hồ, Hà Nội)) cho biết, để tiết kiệm, bà chủ thường tự đi mua thịt lợn sề về hoặc đặt tại các quầy thịt lợn lớn ở chợ đem về giả làm thịt bò bằng phẩm màu hoa hiên, loại phẩm màu này cho màu sắc của thịt lợn giống hệt thịt bò, trong quá trình xào, nấu màu thịt sẽ không còn đỏ tươi như lúc nhuộm mà chuyển sang màu hơi trắng, đặc biệt là không có mùi vị của thịt bò thật. Tuy nhiên, những vấn đề này xử lý đơn giản, trong quán lúc nào cũng sẵn các loại phụ gia như: Nước tinh bò bột hương vị bò tạo mùi thơm hấp dẫn như thịt bò thật, người ăn dù có tinh ý cũng khó phát hiện ra. Còn những chất phụ gia này thì… chợ nào cũng có.
Chúng tôi đến chợ Đồng Xuân, phố Hàng Buồm không khó để hỏi mua được các loại gia vị làm giả bò từ: Gia vị bò khô, xốt tiêu bò, nước tinh bò, bột tạo hương vị bò rất đa dạng, đặc biệt được bày bán công khai với giá khá mềm.
Một số cơ sở nấu cỗ thuê đánh tráo nguyên liệu trong các món bò xốt tiêu đen, bò xốt vang ngoài thịt lợn sề giả bò còn có lẫn cả thịt lợn thì họ dùng thêm soda cho nhanh, hiệu quả tức thì, đơn giản hóa quy trình làm mềm thịt.
Phần thịt rẻ sườn của lợn sề có mùi hôi giống thịt bò, giá lại rẻ hơn so với rẻ sườn thịt bò thật nên hàng phở thường đặt mua, khi ninh chín thì không còn mùi của thịt bò nữa, phần thịt bị tơi ra không dai như thịt bò, nhưng theo cánh hàng phở cho biết thì họ sẽ cho các loại phụ gia giả vị bò đánh lừa vị giác của thực khách”, ông Bang nói.
Theo Dantri
Lo ngại giá sữa tăng
Một số hãng sữa đã có kế hoạch tiếp tục tăng giá bán từ tháng 3-2013 tới đây khiến người tiêu dùng lo lắng. Đây là đợt tăng giá thứ 2 kể từ đầu năm.
Hồi tháng 1-2013, Công ty TNHH Thực phẩm Phú Thái miền Bắc (đơn vị nhập khẩu và phân phối sữa Dumex) đã có thông báo tăng giá các loại sản phẩm Dumex Gold với mức tăng từ 8,5 đến 9%. Sữa Abbott cũng tăng giá 11% cách đây 1 tháng.
Từ đầu tháng 3 tới đây, nhiều thông tin cho thấy sữa Abbott tiếp tục tăng giá thêm 2-9% tùy từng sản phẩm. Sản phẩm Similac Mom 400 g tăng lên 205.000 đồng/hộp, Gain Plus IQ 900 g tăng lên 474.000 đồng/hộp, Pediasure 1,7 kg tăng lên 981.000 đồng/hộp.
Bên cạnh đó, đại diện sữa Nutifood cũng cho biết sẽ tăng giá thêm 10% từ 18-3. Cụ thể, NutiFood Nuti IQ 123 (400 g) lên 81.200 đồng/hộp, Pedia Plus 400g lên 193.000 đồng/hộp. Riêng hàng bình ổn sẽ tăng giá chậm hơn, bắt đầu từ 1-4. Với FrieslandCampina Việt Nam, giá của một số sản phẩm Friso và Dutch Lady dự kiến tăng từ đầu tháng 3, mức tăng từ 8 - 9%...
Mặc dù các nhà phân phối thông báo tăng giá từ đầu tháng 3 nhưng ghi nhận thị trường cho thấy, có hiện tượng đại lý tăng giá trước khi có thông báo chính thức. Theo một chủ đại lý sữa tại phố Hàng Buồm, sau Tết, một số nhà phân phối cung cấp hàng rất nhỏ giọt. Chính việc "khan hàng" này đã đẩy giá sữa ngoài thị trường tăng trước. Nguyên nhân tăng giá vẫn được cho là do chi phí đầu vào, bao gồm: nguyên liệu, nhân công... tăng. Ngoài ra là do thay đổi, cải tiến mẫu mã, chất lượng...
Theo ANTD
Đi viếng đám ma bị xe tải tông chết Đang trên đường đi bộ viếng đám tang một người trong xóm, một người dân huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã bị xe tông tử nạn. Nạn nhân là ông Mạnh Ngọc Mẫu (56 tuổi), ở thôn Phước Nhuận, xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, Phú Yên) trên đường đi viếng đám tang về bị xe tải tông chết. Vụ tai nạn...