Biến thể virus nCoV ở Hải Dương có thể gây tử vong cao hơn 30-70%
Chủng virus B.1.1.7 đã xuất hiện ở hơn 80 nước trong đó có Việt Nam và gây ra nhiều nguy cơ cho người bệnh.
Theo báo cáo của các cố vấn khoa học Chính phủ Anh, biến thể B.1.1.7 có khả năng lây nhiễm cao. Ngoài ra, chủng virus này có thể gây tử vong cao hơn từ 30 tới 70% so với các chủng trước đó.
Nhóm tư vấn về các mối đe dọa virus đường hô hấp (NERVTAG) đã công bố thông tin trên. Nhóm bao gồm các chuyên gia từ một số trường đại học và cơ quan công cộng trên khắp Vương quốc Anh.
Họ nhấn mạnh mối lo ngại các đột biến có thể thay đổi đặc tính của virus SARS-CoV-2 và tác động đến đại dịch.
Ảnh minh họa: NBC
Báo cáo của NERVTAG dựa trên nhiều nghiên cứu về biến thể B.1.1.7 hay còn gọi là biến thể Kent (địa phương đầu tiên ở Anh xuất hiện chủng virus này). Các chuyên gia nhận định, biến thể trên có khả năng gây tử vong cao hơn.
Những nghiên cứu đó so sánh tỷ lệ nhập viện và tử vong giữa các ca bệnh nhiễm biến thể B.1.1.7 và các ca mắc một số chủng khác.
Video đang HOT
David Strain, trưởng nhóm lâm sàng về Covid-19 tại Bệnh viện Royal Devon & Exeter, cho biết kết quả trên gây ra sự lo ngại.
“Khả năng lây lan cao hơn đồng nghĩa những người trước đây có nguy cơ mắc Covid-19 thấp (đặc biệt là phụ nữ trẻ) dễ mắc bệnh và phải nhập viện”, ông Strain nói.
“Các số liệu mới nhất về tỷ lệ nhập viện hiện cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam – nữ ngang nhau. Trong giai đoạn đầu, số lượng người bệnh là nam giới cao hơn hẳn”.
Đến nay, Vương quốc Anh đã ghi nhận hơn 4 triệu trường hợp nhiễm Covid-19. Virus đã giết chết hơn 117.000 người trên toàn quốc.
Trước đây, các chuyên gia cho biết chủng B.1.1.7 có thể lây nhiễm cao hơn từ 30 đến 70% so với các biến thể khác.
Sau khi được phát hiện vào tháng 9, B.1.1.7 nhanh chóng trở thành biến thể thống trị ở Anh. Chủng này được cho là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số ca Covid-19 của Anh trong những tháng gần đây, khiến số người chết tăng lên.
Biến thể đó lan rộng nhanh chóng ra các khu vực khác trên thế giới, trong đó có Hải Dương (Việt Nam).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 80 quốc gia đã ghi nhận các ca nhiễm chủng B.1.1.7. Sự lây lan của biến thể làm tăng thêm nỗi lo sợ về các đột biến mới xuất hiện.
Các chủng B.1.351 (Nam Phi) và P.2 (Brazil) và B.1.525 (Anh) chứa đột biến E484K có khả năng trốn phản ứng miễn dịch của cơ thể. Các nhà khoa học e ngại, đột biến này có thể làm suy giảm tác dụng của vắc xin.
Việt Nam sản xuất kit xét nghiệm nCoV như thế nào?
Bốn đơn vị đang nghiên cứu và sản xuất kit xét nghiệm phục vụ mở cửa đường bay, trong đó Việt Á có thể cung ứng 100.000 bộ mỗi ngày.
Các kit sẽ dùng xét nghiệm tại sân bay là loại tìm kháng nguyên, tầm soát sự hiện diện của virus gây bệnh tại thời điểm xét nghiệm, có giá trị khẳng định nhiễm hay không nhiễm nCoV.
Nhà cung cấp lớn nhất hiện nay là công ty Việt Á, năng lực sản xuất 100.000 bộ cho mỗi ngày và có thể nâng công suất lên 5 lần khi cần. Đây là nơi cung ứng 90% lượng kit xét nghiệm nCoV tại Việt Nam trong hai đợt dịch.
Ông Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc, cho biết công ty đang dự trữ hơn 1.000.000 test nCoV, chuẩn bị cho việc Việt Nam mở lại một số đường bay quốc tế, nhu cầu xét nghiệm tăng.
Từ ngày 15/9, Việt Nam mở đường bay tới Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngày 22/9 mở thêm đường bay tới Campuchia và Lào. Ước tính 20.000 người nhập cảnh mỗi tháng. Theo quy định, khách nhập cảnh phải cách ly tập trung và xét nghiệm PCR ít nhất hai lần trong thời gian đó. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết sẽ sử dụng các kit sản xuất trong nước để đảm bảo khả năng kiểm soát dịch bệnh.
Ông Hiệp khẳng định công ty sẽ cung cấp đủ test kit cho các phòng xét nghiệm PCR tại sân bay.
"Công ty có thể tăng số lượng cung ứng lên 5 lần khi cần thiết", ông Hiệp nói. "Thời gian trả kết quả 2-3 giờ, phù hợp với chính sách mới về cách ly 5-14 ngày".
Ngoài Việt Á, còn có 3 đơn vị đang nghiên cứu kit xét nghiệm, gồm các công ty Medicon, Sao Thái Dương và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Ông Đào Đình Khôi, Giám đốc Medicon, cho biết đang gấp rút nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên để "xét nghiệm nCoV tại sân bay nhanh và chất lượng".
Theo ông Khôi, test kit do Medicon sản xuất có độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương phương pháp PCR. Giá thành dự kiến khoảng 3,5 USD một bộ, bằng 70% so với hàng nhập khẩu. Hiện kit vẫn ở giai đoạn nghiên cứu, đánh giá tiền lâm sàng trước khi đưa ra thị trường.
"Chậm nhất trong tháng 10, Medicon sẽ gửi hồ sơ đăng ký lưu hành cho loại test kit này", ông Khôi cho biết.
Ông cũng cho biết thêm công ty đã chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất 500.000 test kit đầu tiên, sẵn sàng sản xuất ngay sau khi hoàn tất thử nghiệm và được phép lưu hành. Ở quy mô công nghiệp, công ty có thể sản xuất khoảng 50.000-100.000 test mỗi ngày.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm PCR tại Đà Nẵng. Ảnh: Đông Dương.
Theo bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó Tổng giám đốc Sao Thái Dương, công ty cũng đang nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm Realtime-LAMP. Đây là loại xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên, có độ đặc hiệu và độ nhạy tương đương xét nghiệm PCR nhưng thời gian ngắn hơn. Test kit này có thể tận dụng các máy móc, thiết bị sẵn có của trung tâm y tế dự phòng, tăng năng lực xét nghiệm lên 9-12 lần.
Bốn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lớn nhất hiện nay là từ người nhập cảnh hợp pháp nhưng không thực hiện nghiêm biện pháp cách ly, giám sát y tế. Chiều 24/9, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo), các chuyên gia nhận định, Việt Nam tiềm ẩn 4 nguồn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19: từ...