Biến thể P-3 Orion bị Trung Quốc đánh chặn trên Biển Đông
Máy bay nào của Mỹ vừa bị Trung Quốc đánh chặn trên Biển Đông?
Tạp chí Jane’s dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, vào hôm 17/5 đã có ít nhất hai máy bay tiêm kích J-11 của Không quân Trung Quốc bay áp sát một máy bay trinh sát EP- 3E Aries II của Hải quân Mỹ khi nó đang hoạt động trong không phận quốc tế trên Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Trung tá Michelle Baldanza cho biết, khi xảy ra sự cố trên máy bay trinh sát của Mỹ vẫn đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra thông thường thì bất ngờ hai chiếc J-11 của Trung Quốc xuất hiện bay áp sát EP-3E và các máy bay chỉ cách nhau 15m.
Cũng theo mô tả của Bộ Quốc phòng Mỹ, sự việc trên vi phạm nghiêm trọng đến quy định quốc tế về an toàn bay, dù vậy dường như phía Mỹ vẫn không muốn làm lớn chuyện nay ngay cả khi chiếc EP-3E ghi lại mọi hành động của chiến đấu cơ Trung Quốc. Trong khi đó về phía Trung Quốc cũng tuyên bố là đang theo dõi sự việc.
Dù Mỹ và Trung Quốc không hề có bất cứ động thái rõ ràng nào nhưng sự việc hôm 17/5 đã càng làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông, trước đó vào hôm 10/5 Trung Quốc cũng đã cử máy bay chiến đấu theo dõi tàu khu trục lớp Arleigh Burke USS William P Lawrence của Hải quân Mỹ khi nó đang tuần tra trên vùng biển quốc tế cách các đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Trung Quốc kiểm soát 12 hải lý.
Mặc dù Mỹ không có bất cứ tranh chấp lãnh thổ nào ở khu vực Biển Đông nhưng Washington tuyên bố có lợi ích cốt lõi ở khu vực này nhằm duy trì tự do an ninh hàng hải và sự ổn định trong khu vực.
Video đang HOT
EP-3E Aries II là biến thể trinh sát của dòng máy bay chống ngầm P-3 Orion cũng do Lockheed Martin phát triển, nó được sử dụng chủ yếu bởi Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Về thiết kế cơ bản EP-3E tương tự như P-3 vì hầu hết chúng được nâng cấp lên từ các biến thể của dòng máy bay chống ngầm này, nó có phi hành đoàn hơn 20 người bao gồm cả tổ phi công.
Nhiệm vụ chính của EP-3E thực hiện các hoạt động trinh sát điện tử theo thời gian thực nhằm đưa ra các chỉ dẫn và cảnh báo cho trung tâm chỉ huy hạm đội, tìm kiếm và theo dõi mục tiêu, áp chế điện tử hệ thống phòng không của đối phương và hổ trợ các hoạt động trên không.
EP-3E được trang bị bốn động cơ cánh quạt Allison T56-A-14 có công suất 4.600 shp với tốc độ bay tối đa là 750km/h và có tầm hoạt động hơn 5.500km. Các thông số này đều tương tự như trên P-3.
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa EP-3E Aries II và P-3 là hệ thống radar trinh sát được tích hợp thêm bên dưới thân và phía trên thân của EP-3E, bên cạnh đó thiết bị cảm biến chống ngầm ở phần đuôi P-3 cũng được gỡ bỏ. (Theo Kiến Thức)
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc đáp trả kế thử của Mỹ
Báo Đảng Trung Quốc định đưa Su35 ra Biển Đông, Phát ngôn Viên thách thức Mỹ trước chuyến thăm Tổng thống Obama của Ngoại trưởng Vương Nghị.
Hai cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Nhân dân Nhật báo và Thời báo Hoàn Cầu hôm 22/2 đồng loạt đưa thông tin giới chuyên gia nước này nhận định về khả năng chiến đấu cơ Su-35 được mua từ Nga để phục vụ tuần tra trên Biển Đông.
"Do đó, Trung Quốc cần tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng hậu cần trang bị để phối hợp", Nhân Dân nhật báo viết.
Chiến đấu cơ Su-35, hình minh họa được cho là mua của Nga để tuần tra ở Biển Đông. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu.
Bên cạnh đó, không lâu sau sự việc Bắc Kinh đã đưa tên lửa phòng không tới Đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố loạt ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc xây trạm radar trên đá và rạn san hô.
Cụ thể, các hoạt động xây dựng đang diễn ra trên đá Ga Ven, đá Tư Nghĩa, đá Gạc Ma hay đặc biệt là đá Châu Viên, có thể phục vụ cho chiến lược dài hạn của Trung Quốc ở Biển Đông, Tổ chức này nhận định.
Cùng ngày hôm qua, trong buổi họp báo tại Bộ Ngoại giao nước này, khi được đề cập tới vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm sắp tới tại Mỹ, Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh cho hay, Washington không nên lợi dụng vấn đề các cơ sở quân sự trên các đảo tranh chấp "để làm mọi chuyện trở nên om sòm".
Các hoạt động xây dựng được cho là đang diễn ra ở mức độ đặc biệt ở Đá Châu Viên (Quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam). Ảnh: CSIS
"Mỹ không liên quan gì đến tranh chấp trên Biển Đông và đây không nên trở thành một vấn đề giữa Trung Quốc và Mỹ", bà Oánh khẳng định.
Tuần trước, Hoa Kỳ lên án việc Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trước hàng loạt các hoạt động quân sự.
Đáp trả lại, bà Oánh nói: "Triên khai la cân thiêt, cơ sơ ha tâng phong thu han chê cua Trung Quôc trên lanh thô cua minh vê cơ ban không khac gi viêc Hoa Ky bao vê Hawaii".
Bà Hoa Xuân Oánh cũng thể hiện hy vọng Mỹ tôn trọng lời hứa không can thiệp vào vấn đề tranh chấp. Bà cũng cho rằng chính tàu chiến và máy bay Mỹ thường xuyên tiến hành tuần tra, giám sát ở khu vực Biển Đông thời gian gần đây mới là các yếu tố gây gia tăng căng thẳng.
Lên tiếng thách thức Mỹ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tỏ ra "tư thế nước lớn".
"Đây là nguyên nhân chính của việc quân sự hóa trên Biển Đông. Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ không bị nhầm lẫn giữa việc đúng và sai trong vấn đề này", bà Oánh nói.
Đáng chú ý, những phát ngôn của bà Hoa Xuân Oánh đưa ra ngay trước chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị được bắt đầu từ ngày hôm nay 23/2.
Tổng thống Mỹ Barrack Obama cho rằng đang "thử" Trung Quốc thể hiện ra sao trên Biển Đông. Ảnh: Asia New Channel
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barrack Obama tuyên bố những hành động chưa thể hiện sự mạnh tay với Trung Quốc là bởi ông còn đang dùng kế "thử" với Bắc Kinh và việc làm từ phía Trung Quốc chưa thể hiện tư thế nước lớn trong khu vực, nhất là lời hứa inkhông quân sự hóa Biển Đông.
"Chúng ta thấy rằng Trung Quốc đang dùng chiêu cũ, sử dụng quyền của kẻ mạnh để nói mình đúng cả trong đòi hỏi chủ quyền và giải quyết tranh chấp, bất kể luật lệ và chuẩn mực quốc tế", Tổng thống Mỹ nói, theo Channel News Asia hôm nay 21/2.
"Các nước ASEAN đã khẳng định rằng đó là vấn đề. Vì vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục thử để xem Trung Quốc có giữ đúng những gì đã tuyên bố hay không", Tổng thống Mỹ giải thích.
Tuy vậy, phía Đảng Cộng hòa Mỹ vẫn lên tiếng phản đối với những quyết sách chưa mạnh tay của người đứng đầu Nhà Trắng.
Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Lực lượng Vũ trang Thượng viện Mỹ cho rằng: "Hoa Kỳ cần phải xem xét thêm những lựa chọn cần thiết nhằm trừng phạt những hành vi của Trung Quốc".
Ông McCain cũng bày tỏ ý kiến không hài lòng với cuộc họp giữa Tổng thống Obama với nguyên thủ các nước thành viên ASEAN tại bang California vào ngày 15 -16/2 vừa qua. Cuộc họp được tổ chức nhằm tìm biện pháp gây sức ép lên Trung Quốc, đồng thời nâng cao quan hệ với những nước này. Tuy nhiên, tuyên bố chung sau cuộc họp thượng đỉnh không hề nhắc đến hay chỉ trích Trung Quốc.
Kim Hoa (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Philippines tuyên bố ủng hộ kế hoạch tuần tra của Mỹ trên Biển Đông Ngày 13/10, Philippines lên tiếng ủng hộ kế hoạch của Mỹ nhằm triển khai một tàu hải quân gần đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng trên Biển Đông. Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, kế hoạch của Mỹ "phù hợp với luật pháp quốc tế và đảm bảo an ninh trật tự của khu vực". Báo US Navy Times (Mỹ)...