Biến thể Omicron: WHO dự báo Covid-19 có thể tăng vọt, lây lan toàn cầu mức cao
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra khuyến nghị dành cho các nước trong bối cảnh biến thể Omicron gây Covid-19 gây làn sóng lo ngại.
Đột biến trong protein gai của biến thể Omicron.ẢNH CHỤP MÀN HÌNH NEW YORK TIMES
Hãng Reuters ngày 29.11 đưa tin Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra thông tin kỹ thuật và khuyến nghị các hành động ưu tiên cho 194 thành viên nhằm đối phó biến thể Omicron gây Covid-19.
Theo đó, khả năng Omicron lây lan thêm ở mức toàn cầu là cao và tùy theo tính chất của biến thể này, “có thể sẽ có sự tăng vọt của Covid-19, với khả năng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Hôm 26.11, WHO xếp Omicron (B.1.1.529) vào diện biến thể đáng lo ngại dựa trên khuyến cáo của nhóm cố vấn kỹ thuật về sự tiến hóa của virus.
Omicron có từ nhiều đột biến ở protein gai, gây quan ngại và có thể liên quan đến khả năng tránh né hệ miễn dịch với sức lây lan cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn như mức lây nhiễm và liệu sự gia tăng ca nhiễm có liên quan khả năng biến thể này chống lại hệ miễn dịch hay không.
WHO khuyến cáo các nước thành viên nên tăng cường giám sát và phân tích trình tự gien để hiểu rõ hơn về các biến thể đang lây lan, trong đó có Omicron.
Bên cạnh đó, các nước cần báo cáo những ca, cụm nhiễm Omicron đến WHO, tăng tốc tiêm vắc xin càng nhanh càng tốt, đặc biệt là những nhóm có nguy cơ cao mà chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ.
Các nước nên sử dụng cách tiếp cận dựa trên nguy cơ để điều chỉnh các biện pháp đi lại quốc tế kịp thời.
WHO khuyến cáo sử dụng khẩu trang, duy trì khoảng cách, giữ không gian trong nhà thông thoáng, tránh các đám đông và vệ sinh tay để giảm lây nhiễm Covid-19, ngay cả trong bối cảnh biến thể Omicron xuất hiện.
Việc truy vết tiếp xúc các ca nhiễm Covid-19 nhằm cắt đứt chuỗi lây nhiễm được khuyến cáo mạnh mẽ. Các nước cần đảm bảo hệ thống cảnh báo sớm hoạt động nhằm thông tin về những điều chỉnh đối với các biện pháp y tế, xã hội nhằm phòng chống dịch.
Song song đó, các nước cần đảm bảo có những kế hoạch giảm nhẹ nhằm duy trì dịch vụ y tế cơ bản và nguồn lực y tế cần thiết để đối phó với khả năng số ca nhiễm gia tăng gây áp lực lên hệ thống y tế.
Vắc xin Covid-19 hiện tại có kháng được biến thể Omicron?
Cơ quan chức năng cần thường xuyên thông tin dựa trên chứng cứ về biến thể Omicron và các biến thể đang tồn tại khác, cũng như khả năng tác động của chúng một cách kịp thời và minh bạch đến với người dân, bao gồm những gì đã biết, chưa biết và những gì đang tiến hành, theo khuyến nghị của WHO.
Nhật dừng nhập cảnh đối với tất cả khách quốc tế vì biến thể Omicron
Nhật Bản quyết định tạm cấm nhập cảnh đối với tất cả các doanh nhân, sinh viên nước ngoài nhằm ngăn chặn biến thể Omicron.
Nhật Bản cấm nhập cảnh đối với khách doanh nhân và sinh viên nước ngoài do lo ngại biến chủng Omicron. Ảnh AFP
Tờ Nikkei Asia ngày 29.11 đưa tin chính phủ Nhật Bản quyết định tạm ngưng nhập cảnh đối với mọi khách doanh nhân và sinh viên nước ngoài vì lo ngại biến chủng Omicron gây Covid-19.
Sau khi số ca nhiễm giảm, chính phủ Nhật vào ngày 8.11 đã dỡ lệnh cấm nhập cảnh đối với các nhóm đối tượng trên, trong khi đến nay vẫn đóng cửa đối với du khách quốc tế.
"Chúng tôi đang áp dụng các biện pháp trong phán đoán mạnh mẽ về khủng hoảng. Do chúng tôi đang chứng kiến sự lây lan trên thế giới, chúng tôi tiếp tục cân nhắc thêm các biện pháp siết kiểm soát biên giới", Thủ tướng Fumio Kishida phát biểu.
Ông lưu ý rằng Nhật đã dừng tiếp nhận khách nhập cảnh từ 9 nước trong đó có Nam Phi kể từ ngày 28.11.
Trong khi đó, theo tờ Khmer Times, Bộ Y tế Campuchia đang tăng cường các biện pháp phòng ngừa biến thể Omicron xâm nhập. Tuy nhiên, các biện pháp trên không bao gồm việc cấm nhập cảnh từ các nước châu Phi nơi biến thể này đang lây lan.
Phát ngôn viên Bộ Y tế Campuchia Or Vandine khẳng định nước này chưa ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron nào.
"Chúng ta đang sống trong trạng thái bình thường mới và cần duy trì điều này vì sự ổn định. Chúng ta không thể cứ mở cửa rồi lại đột nhiên đóng cửa lại", bà phát biểu và cho biết thêm rằng khó dự đoán được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai nên cần luôn đề phòng.
Tờ Bangkok Post đưa tin Thái Lan sẽ cấm khách từ 8 nước khu vực nam châu Phi, trong khi Singapore cũng sẽ cấm nhập cảnh đối với khách từng đến 7 nước châu Phi có hoặc nghi có biến thể Omicron.
Trước đó, Anh là nước đầu tiên cấm khách đến từ Nam Phi và 5 nước lân cận. Sau đó, Israel đã cấm tất cả khách nước ngoài nhập cảnh do lo ngại biến thể Omicron. Liên minh châu Âu (EU) cho biết sẽ phối hợp với các nước thành viên cân nhắc dừng các chuyến bay từ khu vực châu Phi nơi có biến thể trên.
Từ ngày 29.11, Mỹ cũng sẽ cấm các chuyến bay từ Nam Phi và Botswana, Zimbabwe, Namibia, Lesotho, eSwatini, Mozambique và Malawi. Một số nước khác cũng thông báo áp dụng hoặc cân nhắc dừng chuyến bay đến từ các nước khu vực nam Phi do lo ngại biến thể Omicron.
Tờ The Korea Herald ngày 29.11 đưa tin CHDCND Triều Tiên kêu gọi tăng cường các biện pháp phòng ngừa Covid-19 do lo ngại biến thể Omicron. Nước này vốn đang chuẩn bị mở cửa lại một phần biên giới đường bộ với Trung Quốc và Nga trước thời điểm cuối năm nay.
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) chỉ ra rằng biến thể Omicron có mức lây nhiễm cao hơn gấp 5 lần so với biến thể Delta và đang gây lo ngại nghiêm trọng khắp toàn cầu.
Sự xuất hiện của biến thể Omicron và 2 bài học lớn cho thế giới Sự xuất hiện của biến thể Omicron đã cho thấy virus vẫn chưa bị đánh bại và sẽ càng khó bị đánh bại nếu thế giới không rút ra được bài học từ những điều đã trải qua. Hai năm sau khi xuất hiện ở Vũ Hán, virus SARS-CoV-2 vẫn khiến thế giới chao đảo. Biến thể Omicron đáng lo ngại xuất hiện,...