Biến thể Omicron lan tới 57 nước, WHO kêu gọi hành động
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Adhanom Ghebreyesus cảnh báo “hãy hành động ngay bây giờ” nếu không sẽ quá muộn.
Theo Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Adhanom Ghebreyesus, biến thể Omicron đã được phát hiện tại ít nhất 57 quốc gia. Ông kêu gọi các nước hành động càng sớm càng tốt.
Bé gái 6 tuổi trấn an em trai trước khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Chile. Chile là một trong số 57 nước đã ghi nhận biến thể Omicron. Ảnh: AP
WHO cũng cho biết, các bằng chứng ban đầu cho thấy biến thể Omicron có thể lây lan nhanh hơn Delta nhưng dường như ít nghiêm trọng hơn.
Tại Nam Phi, số ca nhiễm biến thể Omicron đang tăng nhanh chóng. Các báo cáo ban đầu cho thấy những người biến thể Omicron ở Nam Phi có triệu chứng vừa phải. Tuy nhiên, Omicron được phát hiện khi sự lây lan của biến thể Delta tại đây ở mức rất thấp, do đó, hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận.
Hiện chưa có ca tử vong nào được ghi nhận liên quan đến biến thể Omicron. Tuy nhiên, theo WHO, tính đến ngày 5/12, số ca mắc Covid-19 tại Nam Phi đã tăng gấp đôi lên 62.000 ca. Số ca mới cũng tăng đáng kể tại Eswatini, Zimbabwe, Mozambique, Namibia và Lesotho.
Ông Tedros kêu gọi các nước cần xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa một cách nghiêm túc.
“Nếu các nước chờ đến khi các bệnh viện bị lấp đầy thì khi đó có thể đã quá muộn. Đừng chờ đợi nữa. Hãy hành động ngay bây giờ”, ông Tedros nói./.
WHO: Châu Phi có thể không đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030
Ngày 8/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết châu Phi có thể không đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 do đại dịch COVID-19 đã làm chậm nỗ lực giảm mạnh hơn nữa tỉ lệ nhiễm HIV ở châu lục này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Ruaraka, Kenya. Ảnh: AFP/TTXVN
Văn phòng của WHO tại châu Phi nêu rõ: "Châu Phi đã đạt được tiến bộ quan trọng trong phòng chống HIV/AIDS trong thập kỷ qua, làm giảm 43% số ca nhiễm mới và giảm gần một nửa số ca tử vong các bệnh liên quan tới AIDS". Tuy nhiên, châu lục này có thể không thực hiện được mục tiêu đề ra là chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 do đại dịch COVID-19 đã làm chậm nỗ lực phòng chống HIV/AIDS ở nhiều nước.
Theo người đứng đầu văn phòng WHO ở châu Phi Matshidiso Moeti, đại dịch COVID-19 đã làm cho cuộc chiến phòng chống HIV/AIDS gặp nhiều thách thức hơn. Một đại dịch không thể giành chiến thắng khi vẫn còn một đại dịch khác, do vậy các nước cần phải ứng phó với đại dịch COVID-19 đi đôi với ứng phó đại dịch HIV/AIDS.
Đại dịch COVID-19 cũng làm giảm tỉ lệ xét nghiệm sàng lọc HIV do các nước áp đặt hạn chế đi lại.
Tuần trước, Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) cảnh báo rằng tỉ lệ lây nhiễm HIV đã giảm ở mức không đủ nhanh để đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030.
Theo số liệu được công bố tại Hội nghị quốc tế thường niên về AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở châu Phi (ICASA) đang diễn ra ở thành phố cảng Durban của Nam Phi, chỉ có 9 quốc gia ở châu Phi là đang trong tiến trình đạt được mục tiêu này trong 4 năm tới, gồm các nước Botswana, Cape Verde, Kenya, Lesotho, Malawi, Nigeria, Rwanda, Uganda và Zimbabwe. Bà Moeti nhấn mạnh đây là lời cảnh tỉnh cho các chính phủ các nước khác ở châu Phi cần chú trọng vào cuộc chiến xóa bỏ bệnh AIDS.
Singapore tuyên bố xét nghiệm nhanh kháng nguyên phát hiện được Omicron Singapore khẳng định xét nghiệm nhanh kháng nguyên (ART) hiệu quả trong phát hiện biến thể Omicron và là "vũ khí" chống dịch COVID-19 của "Đảo quốc Sư tử". Singapore đánh giá ART có thể phát hiện được biến thể Omicron. Ảnh: Straits Times Tờ Bloomberg (Mỹ) cho biết Singapore đã theo dõi sát sao tính hiệu quả của xét nghiệm ART trong...