Biến thể H5N1 lây sang người qua hô hấp?
Các nhà khoa học đang lo ngại biến thể của virút cúm gia cầm H5N1 có thể lây sang người qua đường hô hấp, sau khi họ phát hiện nó lây lan ở những con chồn sương trong phòng thí nghiệm.
Theo nhà nghiên cứu Yoshihiro Kawaoka (ĐH Wisconsin-Madison, Mỹ), sau một quá trình nghiên cứu, họ đã tạo ra bốn biến thể của virút H5N1 trong phòng thí nghiệm. Khi tiêm những biến thể này cho một con chồn sương, họ phát hiện những con chồn khác đều bị bệnh.
Điều này rất đáng lo ngại, vì chồn sương là động vật có vú có cơ chế phản ứng với cúm tương tự như con người. Một khi chồn sương có khả năng nhiễm biến thể virút H5N1 qua đường hô hấp cao như vậy thì con người cũng sẽ tương tự.
Trước đó, nhóm nghiên cứu của Kawaoka đã gây tranh cãi khi công bố họ đã tạo ra được các biến thể của virút H5N1 có thể lây trên người. Nhiều người sau đó đã kêu gọi không nên công bố kết quả nghiên cứu bởi nó có thể bị lợi dụng để khủng bố.
Video đang HOT
Giới chức y tế Indonesia chuẩn bị giết bỏ gà ở một khu chợ trên đảo Bali hôm 26-4-2012 sau khi một bé trai 8 tuổi ở đây chết vì virút H5N1 – Ảnh: AP
Tuy nhiên Kawaoka và những người ủng hộ nói nghiên cứu của họ giúp cho thấy virút H5N1 – tuy gây chết người nhưng ít lây từ người sang người, có thể gây ra một đại dịch một khi chúng biến thể dễ dàng lây từ người sang người.
Kawaoka lập luận rằng việc xác định những biến thể của virút H5N1 sẽ giúp giới chức y tế giám sát tốt hơn virút này, cũng như có sự chuẩn bị thuốc điều trị và vắcxin kịp lúc.
Virút H5N1 xuất hiện và lan nhanh ở châu Á và Trung Đông từ năm 2003, cướp đi mạng sống của hơn 300 người trên thế giới.
Minh Anh
Theo Tuổi trẻ
Thuốc điều trị khò khè do virut ở trẻ
Khi không có các bất thường cấu trúc đường thở, nhiễm virut đường hô hấp cấp tính là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp khò khè ở trẻ em, trong đó, hợp bào hô hấp là loại virut thường gặp nhất. Do thiếu những phương pháp điều trị đặc hiệu virut nên việc điều trị khò khè do virut ở trẻ em là không có sự khác biệt giữa các loại virut. Nói chung, các phương pháp điều trị này phần lớn được lựa chọn dựa trên kinh nghiệm của các thầy thuốc.
Thuốc giãn phế quản: Là nhóm thuốc được dùng rất phổ biến trong điều trị khò khè ở trẻ em, tuy nhiên, việc sử dụng chúng một cách thường quy vẫn còn nhiều tranh cãi và nhiều nghiên cứu đã không tìm ra những bằng chứng khách quan về lợi ích của chúng. Salbutamol (albuterol) là thuốc được sử dụng rộng rãi nhất cho chỉ định này, tuy nhiên, các bằng chứng y học về hiệu quả điều trị của thuốc không hằng định. Một số nghiên cứu quy mô nhỏ đã chỉ ra lợi ích của salbutamol đường khí dung trong điều trị viêm tiểu phế quản do virut ở trẻ em dưới 2 tuổi với việc cải thiện triệu chứng và nồng độ ôxy trong máu. Trong khi đó, một số nghiên cứu khác lại không tìm thấy tác dụng ổn định của salbutamol trong chỉ định này.
Phần lớn các nghiên cứu đều nhận thấy sự cải thiện triệu chứng bệnh xảy ra nhanh chóng sau dùng thuốc nhưng phần lớn những sự cải thiện này đều không kéo dài quá 60 phút. Tóm lại, lợi ích của salbutamol trong điều trị viêm tiểu phế quản là không hằng định, do đó, cần theo dõi sự đáp ứng của từng cá thể và ngưng sử dụng nếu không có sự cải thiện rõ rệt. Adrenalin (epinephrine) cũng là một thuốc giãn phế quản được sử dụng khá thường xuyên trong điều trị viêm tiểu phế quản do virut có tắc nghẽn đường thở. Thuốc có nhiều tác dụng phụ như gây nhịp tim nhanh, run chân tay, hạ kali máu, hạ đường máu..., do đó, không được sử dụng trong điều trị ngoại trú tại nhà.
Nhiễm virut đường hô hấp cấp tính là nguyên nhân của nhiều trường hợp khò khè ở trẻ.
Cũng giống với salbutamol, không có những bằng chứng rõ rệt chứng minh hiệu quả của adrenalin trong điều trị viêm tiểu phế quản do virut. So sánh với salbutamol khí dung, một số nghiên cứu đã nhận thấy ưu điểm vượt trội của adrenalin trong việc giảm mức độ khó thở và nguy cơ nhập viện. Tóm lại, những bằng chứng y học có được cho đến nay không ủng hộ việc sử dụng thường quy salbutamol và adrenalin trong điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ, thay vào đó là sự lựa chọn sử dụng cho từng người bệnh. Việc điều trị chỉ nên tiếp tục nếu nhận thấy có sự cải thiện trên lâm sàng, ngược lại, khi không có sự cải thiện cần ngưng điều trị để tránh các tác dụng phụ.
Thuốc kháng cholinergic: Các dẫn xuất kháng cholinergic như ipratropium bromide... không được tìm thấy có hiệu quả trong điều trị viêm tiểu phế quản do virut. Một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả của ipratropium đơn thuần hoặc phối hợp với salbutamol chỉ tìm thấy những sự cải thiện nhỏ của nồng độ ôxy máu nhưng không tìm thấy lợi ích rõ rệt và ổn định đối với diễn biến và tiên lượng của bệnh.
Kháng sinh: Mặc dù kháng sinh không có tác dụng đối với virut nhưng nhóm thuốc này vẫn được sử dụng khá phổ biến trong điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ em. Khảo sát ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, 34 - 99% số trẻ bị viêm tiểu phế quản do virut vẫn được dùng kháng sinh. Lý do sử dụng kháng sinh thường do trẻ có sốt và rất khó để phân biệt nguyên nhân sốt là do nhiễm vi khuẩn hay nhiễm virut. Nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn ở những trẻ bị viêm tiểu phế quản do virut dao động trong khoảng 0,2-26%. Nói chung, kháng sinh được khuyến cáo dùng trong điều trị viêm tiểu phế quản do virut chỉ khi có bằng chứng rõ ràng của việc bội nhiễm vi khuẩn. Trong trường hợp đó, việc sử dụng kháng sinh không có khác biệt so với những trường hợp không có viêm tiểu phế quản.
Thuốc kháng leukotriene: Các bằng chứng thực nghiệm ở động vật cho thấy các leukotriene được giải phóng khi có tình trạng nhiễm virut cũng như phản ứng viêm và tình trạng tăng tính phản ứng đường thở. Điều này gợi ý các thuốc kháng leukotriene có thể có một vai trò trong điều trị viêm tiểu phế quản cấp do virut. Nhiều nghiên cứu được tiến hành trong những năm qua đã phần nào khẳng định hiệu quả của tiếp cận điều trị này trong thực tế.
Theo những nghiên cứu này, montelukast (một dẫn xuất kháng leukotriene), giúp tăng số ngày không triệu chứng và giảm triệu chứng ho về ban ngày so với giả dược khi được dùng điều trị kéo dài trong và sau đợt cấp của viêm tiểu phế quản do virut. Nói chung, hiệu quả của montelukast ở trẻ nhỏ rõ rệt hơn so với các trẻ lớn, điều này được cho là do sự khác biệt trong sản xuất leukotriene liên quan đến tuổi. Hiện nay, vai trò dự phòng viêm tiểu phế quản khi được dùng trước mùa virut của các thuốc kháng leukotriene là vấn đề vẫn đang cần được nghiên cứu tìm lời giải.
Theo Sức khỏe đời sống
Nhận dạng kẻ thù gây dị tật thai nhi Các chất này rất đa dạng, nhưng phần lớn là các chất kích thích, được giới chuyên môn gọi bằng cái tên teratogens như hóa chất, các chất gây ô nhiễm có trong môi trường mà sản phụ tiếp xúc hay sử dụng trong thời kỳ mang thai. 1. Rượu Rượu được xếp đầu danh sách các hợp chất teratogens bởi nó có...