Biến thể Delta lây lan chóng mắt, Mỹ tính siết biện pháp phòng dịch
Tổng thống Biden cho biết rất có thể Mỹ sẽ áp dụng các hướng dẫn và hạn chế phòng dịch mới để đối phó với sự gia tăng các ca mắc COVID-19.
Tại Nhà Trắng hôm 30/7, khi được hỏi về khả năng các cơ quan y tế đưa ra khuyến nghị hoặc biện pháp hạn chế mới hay không, ông Biden đáp “rất có thể”.
Tuy nhiên, ông không nêu rõ các biện pháp nào có thể được thực hiện.
Giới chức liên bang Mỹ, các quan chức địa phương và các doanh nghiệp gần đây tăng cường các biện pháp phòng dịch trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại Mỹ tăng mạnh do sự lây lan của biến thể Delta. Hiện số ca mắc biến thể này chiếm hơn 80% ca nhiễm mới tại Mỹ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: Guardian)
Video đang HOT
Cùng với các biện pháp chống dịch, Mỹ cũng tìm cách đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng đang có dấu hiệu chững lại.
“Tôi hy vọng mọi người đã bắt đầu nhận ra tiêm chủng thiết yếu như thế nào”, ông Biden cho hay.
Sau một thời gian dài kêu gọi người dân tiêm chủng, Mỹ bắt đầu tính tới biện pháp mạnh hơn để buộc các đối tượng chưa tiêm chủng đi chích ngừa.
Theo đó, quy định mới yêu cầu hàng triệu nhân viên chính phủ liên bang bắt buộc phải tiêm vaccine COVID-19. Ngoài ra, giới chức Mỹ yêu cầu những người từ chối tiêm chủng phải xét nghiệm thường xuyên, giữ khoảng cách, đeo khẩu trang và hạn chế đi lại.
Trong một thông báo đưa ra trong tuần, các cơ quan y tế Mỹ khuyến cáo người dân Mỹ, ngay cả những người đã được tiêm chủng, đeo khẩu trang ở không gian kín tại các khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao.
Mỹ hiện vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 34 triệu ca bệnh và gần 620.000 người thiệt mạng.
Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), gần 70% người Mỹ đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine nhưng tỷ lệ khác nhau giữa các tiểu bang. Các bang miền Nam và miền Tây đang bùng phát dịch có tỷ lệ tiêm thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung.
Đối mặt với làn sóng COVID-19, Iceland có thể duy trì biện pháp phòng dịch trong 15 năm
Mặc dù đạt tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cao, đảo quốc Iceland vẫn chứng kiến số người nhiễm biến thể Delta tăng nhanh.
Trước sự xuất hiện của biến thể Delta, giới chức Iceland khẳng định cần duy trì các biện pháp hạn chế dù đã có hơn 70% dân số nước này tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: Iceland Monitor
Nhà dịch tễ học hàng đầu Iceland, ông Thorolfur Gudnason cho biết không loại trừ khả năng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 vừa được tái áp đặt mới đây vẫn là cần thiết cho đến tận 15 năm tới.
"Chuyện này có thể xảy ra. Không biết rõ tương lai sẽ ra sao", ông Gudnason trả lời báo Morgunbladid. Ông đồng thời nhấn mạnh đại dịch COVID-19 sẽ không chấm dứt tại Iceland cho đến khi nó kết thúc trên toàn thế giới.
Trước đó, ngày 26/6, giới chức Iceland đã quyết định dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế trong nước và được nhiều phương tiện truyền thông trên toàn cầu ca ngợi đây là quốc gia đã đánh bại virus SARS-CoV-2.
Tại thời điểm đó, đã nhiều tuần liên tiếp Iceland không có ca mắc mới và không có thêm ca tử vong nào kể từ tháng 12/2020. Trong khi đó, phần đông dân số trưởng thành của quốc gia này đã tiêm ngừa COVID-19. Đối với những người trên 50 tuổi, tỷ lệ tiêm chủng đạt xấp xỉ 100%.
Tuy vậy, đất nước này đang chứng kiến số ca nhiễm biến thể Delta tăng nhanh. Tuần qua, tốc độ lây nhiễm hàng ngày đã đạt mức kỷ lục với 131 ca. Làn sóng lây lan mới đã buộc chính phủ ngày 23/7 phải thông báo tái áp đặt các lệnh giới hạn, chẳng hạn như đeo khẩu trang tại không gian kín.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã gắn nhãn Iceland là "màu cam" trong bản báo cáo mới nhất về tình hình dịch COVID-19 trên toàn cầu.
Tờ Morgunbladid hồi đầu tuần đưa tin rằng Iceland có thể bị xếp hạng "màu đỏ" do tình hình COVID-19 đáng báo động gần đây, vượt quá tỷ lệ 200 người mắc trên 100.000 người.
Cho đến nay, quốc gia có khoảng 330.000 dân này đã ghi nhận 7.676 ca mắc và 30 ca tử vong do COVID-19
Biến thể Delta tiếp tục lây lan mạnh tại Đông Nam Á Biến thể Delta phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ tiếp tục lây lan mạnh tại khu vực Đông Nam Á, trong đó Indonesia là quốc gia đang có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất. Bệnh nhân COVID-19 chờ được tiếp nhận tại bệnh viện ở Surabaya, Indonesia. Ảnh: AFP/ TTXVN Bộ Y tế Indonesia ngày 30/7 thông báo trong 24 giờ qua,...