Biến thể Delta đe dọa triển vọng phục hồi châu Âu
Biến thể Delta lây lan khắp châu Âu, làm tăng nguy cơ bùng dịch và trì hoãn kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế của nhiều nước trong khu vực.
Dịch khiến Bồ Đào Nha phải phong tỏa thủ đô Lisbon vào cuối tuần trước. Ở Đức, các nhà khoa học cho rằng chủng Delta sẽ chiếm ưu thế trong những tháng tới. Tỷ lệ nhiễm biến thể tại Pháp và Italy còn dưới 5%, song số ca mắc đã tăng gấp đôi trong những tuần gần đây.
Các nhà khoa học Anh ước tính biến thể Delta (lần đầu xuất hiện từ Ấn Độ) có khả năng lây truyền cao hơn từ 40-80% so với biến thể Alpha (lần đầu xuất hiện từ Anh). Dù vậy, người đã tiêm chủng khó chuyển nặng nếu không may mắc bệnh.
Số ca nhiễm nCoV ở Anh tăng mạnh trong những tuần gần đây, song lượng người tử vong ở mức thấp so với năm 2020. Đợt tái bùng phát khiến chính phủ trì hoãn nới hạn chế tụ tập và quy định đeo khẩu trang.
Tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn Anh, số ca nhiễm tăng trở lại cũng khiến nhà chức trách chưa vội mở cửa. Động thái này đe dọa triển vọng phục hồi của toàn khối.
Nền kinh tế Anh có thể chịu đựng thêm 6 tuần đóng cửa. Các nước EU cũng cầm cự được thời gian ngắn. Song nếu tình trạng giãn cách kéo dài hơn dự kiến, ngành công nghiệp du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất vào mùa hè.
Do giải trình tự gene virus chậm, giới chức y tế EU khó biết chính xác tốc độ lây lan của biến thể Delta. Tháng qua, Anh đã phân tích 27% mẫu xét nghiệm nCoV dương tính, song ở Italy, con số chưa đến 1%. Tây Ban Nha và nhiều nước chỉ giải trình tự một phần nhỏ mẫu thử.
Fabrizio Pregliasco, chuyên gia virus Đại học Milan, cho biết: “Chúng ta đang mù mờ và điều này thật đáng lo. Biến thể Delta xuất hiện khắp nơi. Nhưng vaccine có hiệu quả. Cách tốt nhất để thoát dịch là tiêm chủng cho càng nhiều người càng tốt”.
Video đang HOT
Khu vực điều trị người mắc Covid-19 tại một bệnh viện ở Bồ Đào Nha. Ảnh: Reuters
Giới chức và chuyên gia y tế lo ngại nếu Delta lây lan mạnh trước khi cộng đồng tiêm đủ vaccine, thảm cảnh mùa thu năm ngoái có thể lặp lại ở châu Âu. Số ca nhiễm sẽ tăng vọt sau mùa hè tương đối yên ả. Tuy nhiên, số bệnh nhân tử vong có thể vẫn ở mức thấp vì nhóm người già, dễ tổn thương gần như đã tiêm chủng hai liều.
Bồ Đào Nha là một trong những nước châu Âu đầu tiên ghi nhận lượng lớn bệnh nhân nhiễm biến thể Delta. Viện Y tế Quốc gia cho biết 60% ca mắc mới ở Lisbon dương tính với biến thể này, tăng vọt so với 5% hồi tháng 5. Thành phố có cộng đồng người Ấn Độ tương đối lớn sinh sống.
Bồ Đào Nha ngày 30/4 yêu cầu người đến từ Ấn Độ chấp hành quy định kiểm dịch. Các nước khác như Anh, Đức và Italy cấm hoàn toàn khách du lịch từ nước này.
Số ca nhập viện ở Bồ Đào Nha tăng lên. Nhưng chính phủ sẽ không tái áp đặt biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt như hồi đầu năm. Hiện, gần một nửa dân số đã tiêm ít nhất một liều vaccine, khoảng 25% tiêm chủng đầy đủ. Bộ trưởng Y tế Marta Temido nhận định: “Đại dịch còn chưa kết thúc”.Chính phủ từng bị chỉ trích vì cho phép tổ chức vòng chung kết Champions League hồi cuối tháng 5. Hàng nghìn cổ động viên Anh và Bồ Đào Nha đến xem trận đấu giữa hai đội tuyển. Song tới nay, số ca nhiễm ở thành phố đăng cai là Porto vẫn ổn định.
Một khu phố tại Italy sau thời kỳ phong tỏa, tháng 5/2021. Ảnh: Bloomberg
Đức tiếp tục duy trì giãn cách xã hội, bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông. Đến nay, rất ít trẻ em dưới 16 tuổi được chủng ngừa. Một số dự kiến tiêm vaccine trong thời gian tới để trở lại trường học trong tháng 9, theo Bộ trưởng Y tế Jens Spahn.
Tại Pháp và Italy, dữ liệu dù hạn chế vẫn cho thấy biến thể Delta tăng nhanh, ngay cả khi số ca nhiễm tổng thể giảm. Hai nước đã tiêm ít nhất một liều vaccine cho 50% dân số, một phần tư được tiêm đầy đủ. Song công tác chủng ngừa còn khoảng trống. Ở Italy, 15% người từ 70-79 tuổi, 8% người trên 80 tuổi chưa tiêm vaccine.
Hai nước đang nới hạn chế dù biến thể Delta lan rộng. Tuần trước, Pháp bỏ quy định đeo khẩu trang trên đường phố, gỡ lệnh giới nghiêm 23h toàn quốc. Italy có động thái tương tự.
Các quán bar ở Pháp được phép mở cửa trở lại từ ngày 9/7, chỉ đón khách đã tiêm đủ hai liều vaccine hoặc xét nghiệm âm tính nCoV. Họ không cần đeo khẩu trang.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran cho biết: “Chúng ta đã đánh bại virus, song không được cho biến thể Ấn Độ cơ hội tạo ra làn sóng lây nhiễm mới”.
Bài học bang Missouri cho nước Mỹ: Chần chừ tiêm vaccine 'thổi bùng' COVID-19
Các ca mắc mới tại bang Missouri đang gia tăng một cách đáng báo động do sự kết hợp của biến thể Delta lây lan nhanh và thái độ ngoan cố của nhiều người dân đối với việc tiêm chủng.
Bà Bobbie Guillette 68 tuổi nhận mũi tiêm vaccien Pfizer tại điểm tiêm chủng của nhà máy bia Mothers Brewing. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, hệ thống y tế tại bang Missouri đang gần như bị quá tải khi các giường chăm sóc đặc biệt chật kín những người bệnh trẻ chưa tiêm vaccine. Đội ngũ nhân viên y tế thì bị kiệt sức trong cuộc chiến vốn dĩ đã phải đi đến giai đoạn cuối cùng.
Các nhà lãnh đạo y tế hy vọng các bang còn lại của nước Mỹ ít nhất hãy rút ra được bài học từ thực trạng tại Missouri. "Nếu như những nơi khác nhìn vào chúng tôi và họ đi tiêm vaccine, điều đó thật tốt", Erik Frederick - Giám đốc điều hành bệnh viện Mercy Springfield - cho hay.
Hiện biến thể Delta đã xâm nhập và lây lan nhanh tại cộng đồng phần lớn người dân chưa được tiêm chủng này. Bang Missouri dẫn đầu cả nước với tỷ lệ ca mắc COVID-19 mới cao nhất. Trong khi trên 53% tổng số người dân Mỹ đã tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19 thì tỷ lệ đó phải các hạt ở phía Nam và phía Bắc Missouri chỉ xấp xỉ 40%. Thậm chí có hạt trong bang tỷ lệ tiêm chủng chỉ đạt 13%.
Theo ông Frederick, mặc dù số các ca mắc mới so với đỉnh dịch vào mùa đông tại Tây Nam Missouri vẫn được cho là thấp song nó có xu hướng tăng dần lên. Bên cạnh đó, những ca mắc phải nhập viện cũng trẻ hơn so với các đợt bùng phát dịch trước đó, khi có tới 65% người phải vào các phòng chăm sóc đặc biệt dưới 40 tuổi. Những người trẻ tuổi này thường lựa chọn không tiêm vaccine.
Nhân viên công ty Silver Dollar City đo nhiệt độ của khách trước khi mở cửa cho vào ở phía Tây thành phố Branson, bang Missouri. Ảnh: AP
Tỷ lệ trì hoãn tiêm vaccine - đặc biệt là ở những người trẻ tuổi - đang trở thành một nỗi lo ngại ngày càng tăng ở nhiều bang trong bối cảnh biến thể Delta xuất hiện.
Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết biến thể Delta hiện chiếm hơn 20% số ca mắc COVID-19 mới ở Mỹ, tăng gấp đôi chỉ trong hai tuần. Biến thể mới này cũng chiếm một nửa các ca mắc mới tại các bang gồm Missouri, Iowa, Kansas, Nebraska, Colorado, Montana, North Dakota, South Dakota, Utah và Wyoming. "Biến thể Delta hiện là mối đe dọa lớn nhất đối với nỗ lực loại bỏ COVID-19 của Myx", Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của quốc gia cho biết.
Để ứng phó với mối đe dọa, các quan chức chính quyền đang đẩy mạnh nỗ lực tiêm chủng cho những người Mỹ trong độ tuổi 18-26 tuổi.
Tại Missouri, Thống đốc bang Mike Parson bày tỏ ra quan điểm tốt nhất là mỗi người "nên có ý thức trách nhiệm cá nhân" hơn thay vì ban hành các biện pháp hạn chế. Người phát ngôn Sở Y tế Missouri Lisa Cox cho biết cơ quan này đang khuyến khích người dân đi tiêm chủng nhưng thừa nhận việc xóa bỏ nghi ngờ của người dân là một điều không hề dễ dàng.
Bà Lisa Meeks, 49 tuổi sống tại thành phố Springfield, là một trong số những người từ chối tiêm vaccine. Bà tin tưởng Chúa đã ban cho bà một hệ miễn dịch mạnh mẽ và không muốn trở thành "chuột thí nghiệm" cho các loại vaccine mới.
Trong khi đó, nhà máy sản xuất bia Mother's Brewing Co. cùng thành phố đã đề nghị miễn phí bia cho những người đã tiêm vaccine. Tuy nhiên, lời đề nghị hấp dẫn này chỉ thu hút được từ 20 đến 50 người đến tiêm tại 3 điểm tiêm chủng mà nhà máy dựng lên.
Ông Frederick cho biết một số người ở theo Đảng Cộng hòa trong bang phản đối kịch liệt việc tiêm vaccine vì họ cảm thấy đây là ý đồ của đảng Dân chủ. "Tôi liên tục phải khuyên nhủ mọi người rằng tất cả đều đang phải chiến đấu với virus SARS-CoV-2. Không có đảng phái chính trị, không phải màu xanh cũng không phải màu đỏ. Đây là một loại virus. Và nếu chúng ta không tự bảo vệ mình, chúng ta sẽ gây ra thiệt hại lớn cho cộng đồng".
Dự báo đến tháng 8 biến thể Delta bao trùm châu Âu Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) dự báo đến tháng 8-2021, biến thể Delta sẽ gây ra 90% các ca mắc COVID-19 mới tại châu lục này và kêu gọi đẩy nhanh tiêm ngừa. Người dân London, Anh xếp hàng chờ tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ngày 19-6 - Ảnh: REUTERS "Biến thể Delta sẽ lây lan...