Biến thể Delta đã tới lúc tự hủy diệt?
Thời gian vừa qua, các chuyên gia đã liên tục cảnh báo về khả năng lây truyền nhanh chóng của biến thể Delta so với các biến thể khác.
Giữa tháng 9, Mỹ ghi nhận con số kỷ lục: hơn 127.000 ca nhiễm biến thể Delta. Kể từ đó, các ca nhiễm đã giảm dần nhưng vẫn còn đáng ngại.
Trong khi Mỹ vẫn đang phải vật lộn với đại dịch Covid-19, số ca ở Nhật Bản lại giảm nhanh chóng tới mức khó hiểu, khiến các chuyên gia tin rằng biến thể Delta gần như tuyệt chủng ở quốc gia này. Dựa trên những gì quan sát được, họ cho rằng nguyên nhân có thể bắt nguồn từ một trong những khả năng bẩm sinh của vi rút là đột biến.
Biến thể Delta có thể tự tuyệt chủng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Hồi tháng 8, biến thể Delta hoành hành khắp Nhật Bản, gây ra 23.000 ca nhiễm/ngày. Ba tháng sau, Nhật Bản chỉ còn 140 ca/ngày. Tokyo – nơi từng là tâm dịch có ngày chỉ ghi nhận 16 ca mới.
Trong số các giả thuyết xung quanh sự suy giảm thần kỳ này, có ý kiến cho rằng biến thể Delta đã tới lúc tự hủy diệt.
Covid-19 sáng 28.11: 1.197.404 ca nhiễm | Thế giới trước nguy cơ từ biến thể Omicron
Theo trang tin Medical Daily, một trong những đặc điểm chung của vi rút là khả năng đột biến hoặc tiến hóa. Trong quá trình tái tạo, gien của vi rút có thể mắc “lỗi sao chép” khiến cấu trúc tổng thể của vi rút cũng thay đổi. Những đột biến này rất khác nhau, trong đó một số chủng dễ lây truyền hơn và nguy hiểm hơn. Nhưng cũng có trường hợp đột biến trở thành “ngõ cụt của quá trình tiến hóa”, như cách các chuyên gia nhìn nhận trường hợp ở Nhật.
Một nhóm nhà nghiên cứu thuộc Viện Di truyền học Quốc gia (Nhật Bản) trong lúc xem xét enzym sửa lỗi nsp14 của biến thể Delta đã phát hiện ra rằng một số thay đổi gien đã khiến vi rút ngưng tiến hóa. Họ nhận thấy rằng tại một thời điểm nhất định, biến thể Delta vừa phải “lo” sửa lỗi, vừa tiếp tục tự tái tạo. Cứ liên tục như thế, quá trình này dẫn tới “sự tự tuyệt chủng”. Nhóm nghiên cứu đã rất ngạc nhiên trước phát hiện này.
Tiến sĩ Simon Clarke – Trưởng Bộ phận Kỹ thuật y sinh và Khoa học y sinh của Đại học Reading (Anh), cũng đồng quan điểm. “Vi rút đã tích lũy quá nhiều đột biến, do đó không thể tái tạo. Khi ta nhiễm loại vi rút này, nó không nhân bản mà sẽ tự chết đi”, ông chia sẻ. Tuy vậy trường hợp này rất hiếm.
Trong trường hợp ở Nhật Bản, các chuyên gia tin rằng ngoài lý thuyết tự tuyệt chủng, một lý do chính khiến các ca nhiễm giảm mạnh là tỷ lệ tiêm chủng cao. Tính đến nay, 75% người Nhật đã tiêm đủ mũi 2 vắc xin phòng Covid-19.
Cảnh báo khả năng có biến thể SARS-CoV-2 lây mạnh như Delta, chết chóc như Ebola
Nếu SARS-CoV-2 đột biến thêm, nó có thể tạo ra một biến thể lây mạnh như Delta và chết chóc như virus Ebola.
Người dân chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở Frankfurt, Đức ngày 25/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đài RT, cảnh báo trên do ông Frank Ulrich Montgomery, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Thế giới (WMA), đưa ra ngày 27/11 với báo chí Đức.
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không được để virus SARS-CoV-2 có cơ hội đột biến thêm nữa. Để làm được điều này, có thể cần tiếp tục tiêm chủng cho người dân thế giới nhiều năm tới.
Biến thể Delta của SARS-CoV-2 đã hoành hành khắp thế giới trong thời gian qua và đang gây ra các đợt tái bùng phát dịch ở châu Âu. Trong khi dó, virus Ebola từng gây ra đợt bùng phát dịch bệnh ở Tây Phi khiến 11.000 người chết từ năm 2014 tới 2016. Tỷ lệ tử vong trung bình lên của Ebola tới 50%. Một số biến thể của Ebola khiến 90% ca mắc tử vong.
Dự đoán của chuyên gia nói trên được đưa ra sau khi thế giới xuất hiện biến thể mới Omicron ở châu Phi. Omicron bị coi là biến thể đáng lo ngại. Mặc dù các nhà khoa học đang nghiên cứu về biến thể này nhưng có nhiều người lo ngại biến thể có thể lây lan nhanh hơn các loại trước đó.
Anh lo ngại biến thể mới ở Nam Phi có thể làm tổn hại nỗ lực chống dịch COVID-19 Ngày 25/11, Anh bày tỏ lo ngại biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang lây lan ở Nam Phi có thể làm giảm hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 và làm tổn hại các nỗ lực chống đại dịch. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Cambridge, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Cơ quan An ninh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bí mật công nghệ Rekord SV-98M: Súng bắn tỉa thế hệ mới làm rúng động chiến trường

Hồng y đoàn đặt mục tiêu bầu nhanh giáo hoàng

Mỹ gửi loạt tiêm kích F-16 từ "nghĩa địa máy bay" cho Ukraine

Thỏa thuận đất hiếm Mỹ - Ukraine khó sinh ra lợi nhuận trong 10 năm tới?

Yêu cầu đặc biệt của Ukraine bị bác bỏ trong thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Thỏa thuận khoáng sản nâng vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán với Nga

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance thừa nhận xung đột Ukraine 'sẽ còn kéo dài'

Xung đột Hamas-Israel: Tàu chở viện trợ cho Gaza bị tấn công ngoài khơi Malta

Chile ban bố cảnh báo sóng thần sau động đất ở vùng cực Nam

Syria tuyên bố bảo vệ chủ quyền sau cuộc không kích của Israel gần dinh tổng thống

Australia phát hiện nguồn lây nhiễm siêu vi khuẩn nguy hiểm

Lưu lượng máy bay vận tải quân sự đến trung tâm NATO ở Ba Lan bất ngờ tăng vọt
Có thể bạn quan tâm

Nữ ca sĩ Việt lộ ảnh bí mật ăn hỏi nhưng không ai tin, hoá ra vì hành động này của chú rể
Sao việt
12:55:44 03/05/2025
Vừa kết hôn, nam thần Địa Ngục Độc Thân tiếp tục bị réo gọi trong scandal của cô gái ồn ào nhất hiện nay
Sao châu á
12:52:30 03/05/2025
Cách nấu món ăn từ 3 loại rau bổ gan, sáng mắt, mỗi tuần nên chế biến một lần
Ẩm thực
12:45:17 03/05/2025
Phân khúc môtô phân khối lớn ngày càng khốc liệt tại Việt Nam
Xe máy
12:42:12 03/05/2025
Bảng giá ô tô KIA mới nhất tháng 5/2025
Ôtô
12:38:23 03/05/2025
Khắc phục lỗi bị nhảy khoảng trắng trong Word nhanh chóng
Thế giới số
12:14:44 03/05/2025
4 lý do vì sao bạn không nên mua điện thoại thông minh mới mỗi năm
Đồ 2-tek
12:06:18 03/05/2025
Tham nhặt drone 30/4: không giao nộp công khai rao bán, nguy cơ 'bóc lịch'
Tin nổi bật
12:04:06 03/05/2025
Những sai lầm gây tổn thương da khi tẩy tế bào chết
Làm đẹp
12:01:23 03/05/2025
VKSND Tối cao: Tài xế xe tải có lỗi trong cái chết của bé gái ở Vĩnh Long
Pháp luật
12:00:11 03/05/2025