Biến thể Delta chiếm 95% tổng số ca nhiễm ở Bờ Tây
Người đứng đầu lĩnh vực y tế của chính quyền Palestine Mai al-Kaila ngày 7/8 thông báo biến thể Delta chiếm tới 95% số ca bệnh tại Bờ Tây.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Ramat HaSharon, miền Trung Israel ngày 30/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo bà Mai al-Kaila, biến thể Delta đang lây lan ở tất cả các khu vực ở Bờ Tây. Tuy nhiên, bà cho rằng tình hình dịch tễ tại Bờ Tây chưa cần thiết phải phong tỏa. Hiện nhà chức trách đang nỗ lực hạn chế sự lây lan của virus và sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết. Bên cạnh đó, bà cũng cho biết để có thể duy trì việc mở cửa các thành phố và các cơ sở giáo dục, người dân cần thể hiện trách nhiệm xã hội, có ý thức ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Những người trên 18 tuổi cần đi tiêm vaccine ngừa COVID-19, tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó có đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.
Cùng ngày, Bộ Y tế Israel thông báo ghi nhận thêm 4.221 ca mắc và 19 ca tử vong, đưa tổng số ca mắc và tử vong tại nước này lên lần lượt là 897.326 và 6.535. Số ca bệnh đang phải điều trị tại Israel hiện lên tới 31.736 ca – mức cao nhất kể từ ngày 13/3.
Tính đến nay, hơn 5,8 triệu người Israel đã được tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, chiếm 62,2% dân số nước này, trong khi có hơn 5,39 triệu người đã được tiêm 2 mũi vaccine và hơn 420.000 được tiêm 3 mũi.
Video đang HOT
Trong khi đó, truyền thông nhà nước Saudi Arabia đưa tin nước này sẽ cho phép tất cả những người nước ngoài đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 tham dự hành hương Umrah tại Mecca. Động thái trên diễn ra khoảng 18 tháng sau khi nước này đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Theo nhà chức trách Saudi Arabia, từ ngày 9/8, nước này sẽ dần tiếp nhận yêu cầu hành hương Umrah từ các nước. Những người hành hương nước ngoài sẽ phải tiêm một loại vaccine được Saudi Arabia phê duyệt và phải thực hiện cách ly theo quy định.
Umrah là cuộc hành hương có thể thực hiện bất kỳ lúc nào, khác với lễ Hajj chỉ diễn ra 1 lần trong năm. Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến 2 lễ hành hương này – vốn là nguồn thu chính cho Saudi Arabia.
Ấn Độ phê chuẩn vaccine của hãng Johnson & Johnson
Ngày 7/8, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviya cho biết nước này đã phê chuẩn sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 một liều duy nhất của hãng Johnson & Johnson (J&J) .
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Johnson & Johnson. Ảnh; AFP/TTXVN
Theo J&J, vaccine của hãng sẽ được chuyển đến Ấn Độ thông qua một thỏa thuận cung cấp với nhà sản xuất vaccine Biological E Ltd của Ấn Độ.
Đến nay, giới chức y tế Ấn Độ đã phê chuẩn sử dụng vaccine của các hãng AstraZeneca (AZN.L), Bharat Biotech, Viện Gamaleya của Nga và hãng Moderna (MRNA.O).
Hiện virus SARS-CoV-2 đã lây lan đến hơn 202 triệu người trên thế giới và cướp đi sinh mạng của hơn 4,2 triệu người. Biến thể Delta, được ghi nhận đầu tiên tại Ấn Độ, đang đe dọa những nơi có tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh thấp và hệ thống y tế đang quá tải. Ấn Độ ghi nhận trung bình 30.000 - 40.000 ca nhiễm mới mỗi ngày kể từ tháng 7. Chính phủ liên bang cảnh báo dù con số này đã giảm bớt rất nhiều so với mức 400.000 ca/ngày vào thời điểm đỉnh dịch của làn sóng lây nhiễm thứ 2, những nguy hiểm vẫn chưa qua.
* Cùng ngày, Nhật Bản đã bắt đầu xem xét khả năng tiêm mũi vaccine nhắc lại cho người dân vào năm tới hay không. Xét đến khả năng hiệu quả của vaccine giảm dần theo thời gian và nhu cầu ứng phó với các biến thể virus có khả năng lây nhiễm cao, Chính phủ Nhật Bản sẽ tiến hành nghiên cứu, đồng thời nỗ lực đảm bảo nguồn cung ít nhất 200 triệu liều vaccine trong năm 2022. Chính phủ sẽ đưa ra quyết định về vấn đề này sau khi đánh giá tình hình lây nhiễm dịch bệnh và cách các nước khác triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường (mũi thứ ba).
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Do các nước có những đánh giá khác nhau về tính cần thiết của việc tiêm mũi vaccine tăng cường, Nhật Bản sẽ thu thập dữ liệu về các thử nghiệm lâm sàng được tiến hành ở nước ngoài. Không chỉ nghiên cứu sự cần thiết mà Nhật Bản còn sẽ nghiên cứu xem có nên cho phép tiêm mũi nhắc lại bằng một loại vaccine khác với loại đã được tiêm trong 2 mũi trước đó hay không.
Nhật Bản đã khởi động chương trình tiêm phòng COVID-19 từ tháng 2/2021, ban đầu dành cho các nhân viên y tế. Đến tháng 4, chương trình được mở rộng tới nhóm người cao tuổi và sau đó là các nhóm đối tượng khác. Ngày 30/7 vừa qua, Bộ trưởng phụ trách chương trình tiêm chủng Kono Taro cho biết nước này "nhiều khả năng" sẽ tiêm mũi vaccine nhắc lại vào năm sau.
Trước đó, Israel đã tiến hành tiêm mũi tăng cường cho người từ 60 tuổi trở lên, trong khi Đức đã lên kế hoạch tương tự từ tháng 9 tới. Thụy Điển cũng đã có quyết định như vậ, có thể vào mùa Thu trong khi Anh đang chuẩn bị bắt đầu tiêm mũi nhắc lại từ tháng 9.
Trong khi đó, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi một số nước phát triển ngừng các kế hoạch tiêm nhắc lại ít nhất cho đến hết tháng 9, để dành ưu tiên cao hơn cho tất cả các nước tiếp cận công bằng với vaccine. Tại một cuộc họp báo, ông Ghebreyesus nêu rõ: "Trong khi hàng trăm triệu người vẫn đang chờ được tiêm liều vaccine đầu tiên, một số nước giàu lại tiến hành tiêm mũi nhắc lại".
Trước đó, ngày 6/8, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cho rằng còn quá sớm để khẳng định cần tiêm mũi bổ sung vaccine ngừa COVID-19. Theo cơ quan này, hiện chưa có đủ dữ liệu từ các chương trình tiêm chủng cũng như các nghiên cứu đang diễn ra để hiểu vaccine có thể bảo vệ trong bao lâu. Giữa tháng 7 vừa qua, EMA cũng ra tuyên bố cho biết cần phải có thêm dữ liệu trước khi đưa ra khuyến cáo về các mũi tiêm bổ sung.
Ca mắc COVID-19 tại Mỹ tăng gần 10 lần chỉ sau hơn 1 tháng vì biến thể Delta Mỹ hiện ghi nhận trung bình 100.000 ca mắc COVID-19 mới/ngày, quay trở lại ngưỡng bùng phát hồi mùa đông năm ngoái. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Cuối tháng 6, dịch bệnh lắng dịu tại Mỹ, khi trung bình chỉ có 11.000 ca nhiễm/ngày. Nhưng hiện nay con số này đã lên tới 107.143...