Biến thể của SARS-CoV-2 nguy cơ kháng thuốc, kháng vắc xin
Cuộc chiến với dịch Covid-19 còn dài, dù có vắc xin hoặc có thuốc điều trị thì những biến thể vẫn liên tục diễn ra. Các chủng virus biến thể nguy cơ kháng thuốc, kháng vắc xin, thậm chí tăng độc lực.
BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM phân tích các diễn biến khó lường của dịch Covid-19
Đó là phân tích của BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM trong buổi làm việc với đoàn công tác lãnh đạo thành phố do ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND thành phố làm trưởng đoàn.
BS Nguyễn Trí Dũng cho rằng: “Cuộc chiến với dịch Covid-19 còn lâu dài, cho dù có vắc xin hoặc có thuốc điều trị thì những biến thể vẫn liên tục diễn ra. Các chủng virus biến thể có thể kháng thuốc, kháng vắc xin, thậm chí tăng độc lực gây nguy hiểm cho bệnh nhân, gây khó khăn cho điều trị. Dịch bệnh diễn biến phức tạp khó có thể dự đoán trước”.
TPHCM và các địa phương cần đầu tư nguồn lực lớn hơn cho lĩnh vực y tế dự phòng (ảnh: Phạm Nguyễn)
Từ thực tế trên, BS Trí Dũng đề xuất thành phố cần đầu tư các labo xét nghiệm hiện đại để kịp thời phát hiện, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh; đặt phương án phòng dịch lên hàng đầu thay vì phải vất vả chống dịch. Bên cạnh đó, để chuẩn bị dài hơi cho lực lượng y tế đủ sức đương đầu với dịch bệnh, Chính phủ và TPHCM cần có những cơ chế đặc thù cho tế dự phòng trên cả nước nói chung, thành phố nói riêng giúp y tế dự phòng vừa có thể vừa chống dịch vừa đảm bảo kinh tế, phục vụ tốt nhất cho nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Video đang HOT
Theo BS Trí Dũng, để những hoạt động của y tế công cộng, y tế dự phòng được mạnh thì không chỉ có HCDC mạnh mà toàn bộ hệ thống từ y tế tuyến quận huyện đến phường xã phải mạnh. Cần đảm bảo tối thiểu về nhân sự, trang thiết bị tối thiểu cho các hoạt động dự phòng với trọng tâm là phòng chống các loại bệnh dịch nguy hiểm.
Trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp cần phải đặt nguồn lực phục vụ chống dịch lên hàng đầu (ảnh: Phạm Nguyễn)
Tại TPHCM, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật đã có đề án xây dựng cơ sở vật chất theo hướng trọng tâm, trọng điểm của ngành y tế giai đoạn 2021 đến 2026. Tuy nhiên, nếu chờ hoàn thiện cả hệ thống thì mất rất nhiều thời gian, chậm trễ trong phòng chống dịch. Do đó, trong thời gian chờ xây dựng cơ sở ngành, thành phố cần cho phép thực hiện dự án đầu tư trang thiết bị xét nghiệm, đặc biệt là giai đoạn hiện nay để tạo tiền đề quan trọng cho cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19 vốn đang diễn biến rất phức tạp.
Trước những đề xuất của Giám đốc HCDC, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TPHCM cho rằng: Tình hình dịch Covid-19 có thể thay đổi rất nhanh, khi xuất hiện biến chủng mới phương thức chống dịch sẽ phải thay đổi để kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh. Thành phố quyết tâm thực hiện các phương án chủ động chống dịch chứ không ngồi chờ dịch đến mới chống. Do đó, thành phố sẽ ưu tiên cho những phương án khả thi, có hiệu quả cao để làm chủ mọi tình huống phát sinh”.
Hệ thống xét nghiệm cần phải chủ động để đi trước dịch một bước, kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây lan (ảnh: Phạm Nguyễn)
Đồng tình ủng hộ những đề xuất của Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, ông Dương Anh Đức cho rằng: “Thành phố cần phải có nhân lực, vật tư trang thiết bị đủ để đương đầu và chiến thắng dịch bệnh kể cả trong tình huống dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu. Dù thành phố chưa khi nào vượt quá 50 ca bệnh nhưng Sở Y tế đã có những phương án chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống trên địa bàn xuất hiện từ 100 đến 200 và từ 200 đến 500 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2″.
Trạng thái dưới 50 bệnh nhân trong đợt dịch vừa qua là tương đối an toàn cho thành phố nhưng cần sẵn sàng cho mọi phương án, không để mất đi thế chủ động, không để bị bất ngờ. UBND thành phố đề nghị ngành y tế cần xem xét nguồn dự trữ luôn chuẩn bị đủ mọi nguồn lực để đáp ứng cho tình huống xấu nhất, trường hợp thiếu hụt cần phải bổ sung ngay.
Dịch Covid-19 được dự báo sẽ còn diễn biến rất phức tạp, nguy cơ biến chủng khó lường (ảnh: Phạm Nguyễn)
Liên quan đến các đề xuất của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, ông Dương Anh Đức cho biết: “Thành phố sẽ yêu cầu các đơn vị chức năng hỗ trợ cho lực lượng y tế, trong đó những thứ cần thiết nhất cho hoạt động chống dịch phải có ngay. Trước mắt, phương án nâng cấp trang thiết bị và nhân lực cho y tế dự phòng là điều cần được đẩy mạnh, nhưng phải căn cứ trên tình hình thực tế và các quy định của pháp luật để đảm bảo tính khả thi. Việc đầu tư trang thiết bị xét nghiệm, cũng như các phương tiện phục vụ chống dịch là rất cần thiết nhưng cần cân đối với gói sắp đầu tư trong tương lai để không trùng lắp, lãng phí song phải ưu tiên cho giải pháp chống dịch là số một”.
Về đề xuất cơ chế tài chính đặc thù cho y tế dự phòng, ông Dương Anh Đức đề nghị Sở Tài chính ghi nhận và làm việc với Sở Y tế để lắng nghe những phương án cụ thể từ đó có chính sách phù hợp để ngành y tế thành phố phục vụ tốt hơn cho hoạt động phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tình mạng của con người nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
"Nhện góa phụ giả dạng" có thể truyền vi khuẩn kháng kháng sinh
Thông tin công bố trên tạp chí Scientific Reports cho biết nhiều vết cắn của loài "nhện góa phụ giả dạng" có khả năng truyền vi khuẩn khi chúng cắn người.
Nhấn để phóng to ảnh
Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà động vật học và vi sinh học từ NUI Galway, tập trung vào các phản ứng do nhện cắn được báo cáo bởi những người sống ở Ireland và Anh trong thập kỷ qua.
Chỉ riêng ở Vương quốc Anh đã có hơn 650 loài nhện, nhưng theo các nhà nghiên cứu, chỉ có 10 loài phổ biến ở Tây Bắc Châu Âu có răng nanh đủ mạnh để đâm vào da của con người và tiết nọc độc của chúng. Và chỉ một loài trong số đó khiến các bác sĩ lâm sàng phải tiếp nhận bệnh nhân bị nhện cắn. Đó là "Nhện góa phụ giả dạng".
"Nhện góa phụ giả dạng" có bụng màu nâu, xen kẽ các mảng màu vàng nhạt. Nhện cái có thể dài đến 1,5cm. Chúng chỉ cắn người khi bị khiêu khích và hoảng sợ.
Đối với hầu hết các bệnh nhân của loài nhện này, vết cắn như vậy sẽ gây đỏ và đau, nhưng một số có biểu hiện nghiêm trọng và suy nhược do tình trạng "ăn da" có thể khó kiểm soát.
Trong trường hợp điều này xảy ra, trước đây người ta cho rằng vi khuẩn xâm nhập vào vết cắn do nhiễm trùng thứ cấp, rất có thể do bệnh nhân gãi vào vùng bị ảnh hưởng.
Để làm rõ, nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm bằng chứng về vi khuẩn gây bệnh trên các "nhện góa phụ giả dạng" và một số loài nhện châu Âu khác.
Kết quả cho thấy hai loài nhện bản địa, Amaurobius similis và Eratigena atrica, có khả năng truyền vi khuẩn trong vết cắn của chúng. "Nhện góa phụ giả dạng" cũng được phát hiện mang 22 loài vi khuẩn có khả năng lây nhiễm sang người. Trong số các vi khuẩn, Pseudomonas putida, Staphylococcus capitis và Staphylococcus edaphicus có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất.
Các nhà nghiên cứu hi vọng nghiên cứu mới sẽ cung cấp thông tin tốt hơn cho các bác sĩ điều trị những vết cắn gây do "Nhện góa phụ giả dạng" gây ra. Đặc biệt vết nhện cắn không chỉ mang vi khuẩn có thể truyền sang người mà một số trong số chúng sẽ kháng kháng sinh.
Tiến sĩ Aoife Boyd từ NUI Galway, tác giả cao cấp của nghiên cứu cho biết: "Sự đa dạng của các vi sinh vật không bao giờ ngừng làm tôi ngạc nhiên. Sức mạnh để tồn tại và phát triển trong mọi môi trường ở đây bởi sự hiện diện của vi khuẩn kháng thuốc ngay cả trong nọc độc của nhện. Kháng thuốc (AMR) là một vấn đề cấp bách và ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Phương pháp kết nối sức khỏe con người, động vật và môi trường là cách duy nhất để giải quyết vấn đề".
Trải qua 7 lần mổ sau gãy xương, tiên lượng vẫn xấu do kháng thuốc Một bệnh nhân nam trên 60 tuổi, bị kháng thuốc, đã trải qua 7 lần mổ sau gãy xương, nhưng kết quả điều trị vẫn nan giải... PGS. TS. Đào Xuân Thành - Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết. Tại buổi lễ mít tinh hưởng ứng tuần lễ phòng, chống kháng thuốc do Bộ Y tế phối...