Biến thể COVID tại Anh B.117 có thể đột biến qua loài chó
Theo một nghiên cứu từ các nhà khoa học Trung Quốc, biến thể SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện ở Anh, B.117, có thể đến từ loài chó. Nếu điều này được xác thực, những con chó có nguy cơ bị tiêu huỷ hoặc cần phải được tiêm vaccine riêng.
Biến thể B.117 lần đầu được phát hiện ở London và hạt Ken lân cận. Ảnh: AP
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, các nhà nghiên cứu tại Thượng Hải đã lần theo dấu vết tiến hóa ban đầu của biến thể B.117, biến thể đã gây ra làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới ở một số quốc gia, nhưng họ không tìm thấy dấu vết của nó trong các mẫu virus thu thập từ người trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, khi mở rộng tìm kiếm sang các loài động vật, họ đã phát hiện ra một số dạng B.117 ban đầu trên chó, trong đó có một mẫu được lấy ở Mỹ vào tháng 7 năm ngoái.
“Các biến thể tiền thân như vậy bao gồm hầu hết hoặc tất cả các đột biến của biến thể ban đầu B117 trong quần thể giống chó Canidae, và chúng có thể đã lây nhiễm trở lại con người sau một giai đoạn đột biến nhanh chóng”, Giáo sư Chen Luonan và các đồng nghiệp tại Phòng thí nghiệm Sinh học tế bào Trọng điểm Quốc gia, viết trong một bài báo đăng ngày 16/4.
Sự xuất hiện của biến thể B117 đã khiến các nhà nghiên cứu hoang mang. Sau khi được phân lập từ hai bệnh nhân ở hạt Kent, phía đông nam nước Anh, và London vào tháng 9/2020, nó nhanh chóng trở thành chủng SARS-CoV-2 thống trị ở Anh và nhiều nước khác, với tốc độ lây lan nhanh hơn các chủng trước đó.
Một số chuyên gia tin rằng biến thể này có thể xuất hiện từ các cộng đồng địa phương dưới áp lực từ các loại thuốc kháng virus được sử dụng trong đại dịch. Theo một giả thuyết phổ biến, nó đột ngột xuất hiện ở Anh và sau đó lan rộng ra các khu vực khác trên thế giới.
Nhưng biến thể B.117 lại có 9 đột biến riêng biệt, hiếm khi được tìm thấy ở các chủng virus trên người trước đó – theo Giáo sư Chen và các cộng sự. Những đột biến này không xảy ra ở các gien liền kề, mà lan rộng ra trên toàn bộ bộ gien của virus. Khả năng tất cả các đột biến này xuất hiện cùng một lúc là cực kỳ thấp.
Nhóm nghiên cứu Thượng Hải tin rằng 9 đột biến kể trên lần lượt được tạo ra cái nọ tiếp sau cái kia. Mô hình của họ cho thấy biến thể có thể có nguồn gốc bên ngoài Anh và nhận được các đột biến trên vật chủ không phải là con người. Chó là đối tượng tình nghi nhiều nhất, tiếp theo là chồn hoặc mèo.
Tuy vậy, ông Qu Liandong, Giáo sư virus học tại Viện Nghiên cứu Thú y Cáp Nhĩ Tân, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết cần có thêm bằng chứng chắc chắn để chứng minh lý thuyết này.
Theo ông Qu, các chủng virus được tìm thấy trên chó không hoàn toàn giống với chủng đầu tiên được xác định ở bệnh nhân người Anh. Và mặc dù số lượng trình tự bộ gien mà các nhà nghiên cứu thu được trên toàn cầu đã lên tới hàng trăm nghìn, nhưng nó vẫn còn nhỏ so với tổng số bệnh nhân ở đó.
Nếu chó trở thành vật chủ “chúng ta sẽ gặp phải một vấn đề lớn”. Ảnh: AP
Giáo sư Qu, người chuyên nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật cho rằng, nếu vật nuôi như chó trở thành vật chủ, “chúng ta sẽ gặp phải vấn đề lớn”.
“Gần như tất cả các biện pháp của chúng tôi để chống lại đại dịch cho đến nay đều chỉ tính đến con người. Nếu động vật có liên quan, nó sẽ thay đổi hoàn toàn ‘cuộc chơi’”, ông nói.
Video đang HOT
Khi dịch cúm gia cầm bùng phát trong một trang trại gà, tất cả những con gà ở đó phải bị tiêu huỷ, theo thông lệ tiêu chuẩn trên toàn thế giới. Nếu bệnh có thể lây nhiễm sang người, tất cả các động vật mẫn cảm – kể cả những con khỏe mạnh – phải được loại bỏ trong khu vực bị ảnh hưởng.
Chó là bạn đồng hành thân thiết của con người, nhưng nếu chúng được chứng minh có khả năng mang hoặc tạo ra các biến thể đột biến của virus Sars-CoV-2, chúng cũng có thể bị tiêu hủy, Giáo sư Qu nói.
Một giải pháp thay thế là tiêm vaccin cho động vật. “Nhưng chúng ta không thể tiêm vaccine của người cho những con chó. Chúng ta có thể cần phát triển một số phiên bản hoàn toàn mới. Chúng ta đã gặp khó khăn trong việc tiêm chủng cho con người. Làm thế nào chương trình có thể được mở rộng ra cả chó hoặc các động vật khác? ” – Giáo sư Gu nêu vấn đề.
Ngày càng có nhiều lo ngại rằng biến thể B.117 có thể khiến chó bị ốm nặng. Các bác sĩ thú y gần London nhận thấy sự gia tăng đột ngột các vật nuôi – bao gồm cả chó và mèo – bị viêm cơ tim vào đầu năm nay và nhiều con vật trong số này có kết quả dương tính với biến thể B.117 – theo một báo cáo của Reuters hồi tháng 3/2021.
Một vấn đề khác là, con người và động vật có hệ thống miễn dịch khác nhau và thường rất khó để virus lây nhiễm từ loài này sang loài khác. Virus SARS-CoV-2 được cho là có nguồn gốc từ loài dơi, nhưng nó có thể mất hàng thập kỷ để thích nghi với con người. Khi nào và ở đâu nó đã thực hiện chuyển đổi từ động vật sang người thì đến nay vẫn chưa rõ ràng.
Nhóm của Giáo sư Chen cho biết biến thể B.117 có một chiến lược tiến hóa độc đáo là tăng khả năng lây nhiễm, vì vậy nó có thể lây lan dễ dàng hơn từ vật chủ này sang vật chủ khác, nhưng đồng thời giảm số lượng bản sao mà nó tạo ra trong vật chủ.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, liệu chiến lược này có giúp biến thể B.117 vượt qua khoảng cách giữa các loài hay không thì cần phải nghiên cứu thêm.
Ca Covid-19 hơn 93 triệu, WHO họp khẩn về biến chủng nCoV
Thế giới ghi nhận hơn 93,4 triệu ca nCoV, hơn 2 triệu người chết, ủy ban khẩn cấp của WHO họp sớm hai tuần để bàn về biến chủng nCoV.
Thế giới đã ghi nhận 93.448.178 ca nhiễm và 2.000.269 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 756.867 và 15.723 ca so với 24 giờ trước. 66.686.874 người đã bình phục sau khi nhiễm virus, theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers.
Phiên họp ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) diễn ra hôm 14/1, sớm hơn hai tuần so với dự kiến, trong bối cảnh nhóm chuyên gia của tổ chúc này đến Trung Quốc để tìm hiểu nguồn gốc của virus tại Vũ Hán. "Khi chúng ta gặp nhau gần một năm trước, mới chỉ có 557 ca bệnh Covid-19 được báo cáo lên WHO", tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong phiên khai mạc.
Phần lớn thế giới đang trải qua đợt dịch thứ hai và thứ ba, đồng thời đối mặt với nhiều biến chủng của nCoV được ghi nhận tại Anh, Nam Phi, Brazil và Nhật Bản. Con số hơn 93 triệu ca nhiễm và hơn hai triệu người chết được cho là thấp hơn thực tế.
Tổng giám đốc WHO Tedros trong một cuộc họp báo hôm 5/1. Ảnh: AFP .
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 220.440 ca nhiễm và 3.848 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số người nhiễm lên 23.805.326 trong đó 397.284 người chết.
Tổng thống đắc cử Joe Biden dự kiến công bố đề xuất gói kích thích 1.900 tỷ USD trong ngày 14/1 nhằm mục tiêu khôi phục nền kinh tế và tăng tốc phản ứng của Mỹ với đại dịch. Gói kích thích gồm 415 tỷ USD để cải thiện khả năng ứng phó dịch bệnh và triển khai vaccine Covid-19, 1.000 tỷ USD hỗ trợ trực tiếp đến các gia đình và khoảng 440 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhỏ và cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng bởi đại dịch.
Phương án đã nhận được sự ủng hộ từ các nghị sĩ Dân chủ tại quốc hội Mỹ.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 15.515 ca nhiễm và 189 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.528.346 và 151.954.
Các hãng hàng không Ấn Độ hôm 13/1 bắt đầu phân phối vaccine Covid-19 trên toàn quốc, chuẩn bị khởi động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới cho 1,3 tỷ dân. Việc tiêm chủng dự kiến bắt đầu ngày 16/1, vaccine được cung cấp miễn phí.
Giới chức kỳ vọng khoảng 300 triệu người nguy cơ cao được tiêm phòng Covid-19 trong 6-8 tháng tới. Tuy nhiên, mạng lưới giao thông chất lượng thấp và hệ thống y tế xuống cấp có thể khiến nỗ lực tiêm chủng toàn quốc gặp nhiều trở ngại.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 1.086 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 207.095. Số người nhiễm nCoV tăng 66.835 ca trong 24 giờ qua, lên 8.324.294.
Chính phủ Brazil cho biết nước này sẽ khởi động chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 trong ít nhất ba tuần nữa, sau khi hứng nhiều chỉ trích vì hành động chậm, với làn sóng lây nhiễm thứ hai xuất hiện từ tháng 11/2020.
Bộ trưởng Y tế Brazil Eduardo Pazuello hôm qua cho biết hệ thống chăm sóc sức khỏe tại thành phố Manaus của bang Amazonas đang sụp đổ vì thiếu oxy và nhân lực do làn sóng Covid-19 thứ hai. Giới chức bang Amazonas đã kêu gọi Mỹ điều vận tải cơ chở các bình oxy đến hỗ trợ.
Nga , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 24.763 ca nhiễm nCoV và 570 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.495.816 và 63.940 .
Nga sẵn sàng triển khai tiêm chủng đại trà vaccine Sputnik V từ ngày 18/1. Trước đó, nước này đã bắt đầu tiêm cho nhóm nguy cơ cao bao gồm nhân viên y tế, giáo viên và người già từ hồi đầu tháng 12/2020. Giới chức Nga cho biết 1,5 triệu công dân đã tiêm vaccine.
Làn sóng lây nhiễm thứ hai bắt đầu ở nước này vào tháng 9 nhưng giới chức không áp đặt phong tỏa diện rộng như đợt bùng phát đầu tiên.
Anh , vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận 3.260.258 ca nhiễm và 86.015 ca tử vong, tăng lần lượt 48.682 và 1.248 ca.
Anh đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca và Pfizer cho người dân trong chương trình tiêm chủng lớn nhất lịch sử đất nước, với ưu tiên dành cho người cao tuổi, những người chăm sóc họ và nhân viên y tế. Chính quyền đang chạy đua nhằm bảo vệ càng nhiều dân càng tốt, do biến thể nCoV mới tại Anh được cho là dễ lây lan hơn nhiều.
Trên toàn nước Anh có 15 triệu người thuộc nhóm ưu tiên cao nhưng chỉ 2,4 triệu người được tiêm cho đến nay, buộc chính phủ đạt hơn hai triệu lượt tiêm chủng mỗi tuần để đạt được mục tiêu tiêm hết cho nhóm này trước giữa tháng 2. Thủ tướng Boris Johnson ngày 13/1 hứa hẹn sẽ triển khai tiêm vaccine 24/7, 7 ngày một tuần "sớm nhất có thể".
Pháp , vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 21.228 ca nhiễm và 282 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 2.851.670 và 69.313. Số bệnh nhân cần chăm sóc tích vực vẫn tiếp tục tăng, trong khi tốc độ triển khai vaccine của Pháp bị chỉ trích chậm hơn nhiều nước châu Âu khác.
Chính phủ Pháp đang cân nhắc khả năng áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ ba, hoặc mở rộng lệnh giới nghiêm đang được áp dụng tại một số khu vực ra quy mô toàn quốc. Các cố vấn khoa học của chính phủ cho biết thêm rằng Pháp có thể còn phải xem xét việc siết hạn chế người dân di chuyển, nhằm kiềm chế những biến thể nCoV mới của Anh và Nam Phi.
Đức đang là vùng dịch lớn thứ 10 thế giới với 2.003.985 ca nhiễm và 45.492 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 22.931 và 1.088 ca so với một ngày trước đó.
Thủ tướng Angela Merkel hôm 13/1 cảnh báo Đức có nguy cơ cần kéo dài lệnh phong tỏa đến đầu tháng 4. "Nếu không ngăn chặn được chủng virus mới ở Anh, chúng ta sẽ chứng kiến số ca nhiễm nCoV tăng gấp 10 lần cho tới lễ Phục sinh", bà phát biểu trong một cuộc họp.
Đức tuần trước tăng cường lệnh phong tỏa toàn quốc và gia hạn tới cuối tháng 1, do lo ngại biến chủng nCoV được phát hiện ở Anh có thể lây lan mạnh và gây quá tải cho các bệnh viện ở nước này.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 869.600 ca nhiễm, tăng 11.557, trong đó 25.264 người chết, tăng 294.
Nước này ngày 13/1 bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 CoronaVac do hãng công nghệ sinh học Trung Quốc Sinovac phát triển, đã được phê duyệt sử dụng khẩn cấp hôm 11/1.
Quốc gia đông dân thứ tư thế giới đối mặt với thách thức khổng lồ là tiêm chủng cho 181,5 triệu người, tức 2/3 dân số. Chính quyền cho hay sẽ ưu tiên 1,5 triệu nhân viên y tế và 17,4 triệu công chức trong vòng đầu tiên dự kiến kéo dài tới tháng 4. Phần cư dân còn lại sẽ được tiêm vaccine đến tháng 3/2021.
Tuy nhiên, vaccine Trung Quốc vẫn còn gây nghi ngờ do các thử nghiệm lâm sàng ở Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp rất ít dữ liệu nghiên cứu và có sự khác nhau về mức độ hiệu quả. Indonesia cho hay thử nghiệm tại nước này cho thấy CoronaVac hiệu quả 65%, nhưng các nhà nghiên cứu Brazil nói hôm 12/1 rằng tỷ lệ này chỉ là 50,4%. Hồi tháng 12, các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hiệu quả của CoronaVac lên tới 91,25% dựa trên phân tích sơ bộ.
Thái Lan báo cáo 11.262 ca nhiễm, tăng 271 trường hợp. 69 người ở nước này đã chết vì nCoV, tăng hai ca so với hôm qua. Thai Lan đã đặt hàng hai triệu liều CoronaVac của Sinovac và dự kiến nhận được 200.000 liều đầu tiên vào tháng tới.
Philippines báo cáo 494.605 ca nhiễm và 9.739 ca tử vong, tăng lần lượt 1.912 và 40 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực. Giới chức Philippines hôm 10/1 cho biết nước này đã bảo đảm tiếp nhận 30 triệu liều vaccine Covid-19 do hãng dược Mỹ Novavax phát triển, đồng thời hy vọng tập trung được 148 triệu liều vaccine từ 7 công ty trong năm nay, đủ cho khoảng 70% dân số.
Malaysia , một vùng dịch đang diễn biến phức tạp khác ở Đông Nam Á, ghi nhận thêm 3.337 ca nhiễm và 15 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 147.855 và 578.
Malaysia ngày 12/1 ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc đến ngày 1/8, nhưng có thể được dỡ bỏ sớm hơn nếu tỷ lệ gia tăng ca nhiễm mới chậm lại. Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin trước đó công bố những quy định mới nghiêm ngặt trên hơn nửa đất nước, gồm lệnh cho người dân ở nhà và đóng cửa hầu hết doanh nghiệp. Ông cũng cảnh báo hệ thống chăm sóc y tế của đất nước đang trên bờ vực nguy hiểm.
Thị trưởng London (Anh) lo ngại tỷ lệ tiêm vaccine thấp tại thủ đô Thị trưởng London Sadiq Khan bày tỏ "vô cùng lo ngại" khi người dân thủ đô của Anh chỉ được nhận "1/10 số vaccine" phân phối trên toàn quốc. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Haxby, Anh ngày 22/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Ông cho biết: "Tình hình ở London rất nghiêm trọng với tỷ lệ nhiễm bệnh đặc biệt cao. Vì vậy,...