Biến thể Covid-19 Delta ở Ấn Độ rất dễ lây lan, lo ngại chiếm ưu thế tại Mỹ
Biến thể Delta của SARS-CoV-2, xuất hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ, khiến các chuyên gia y tế công cộng lo ngại rằng nó có thể trở thành biến thể chiếm ưu thế ở Mỹ trong những tuần tới.
Biến thể là gì? Nó xảy ra như thế nào?
Mặc dù sự tồn tại của các biến thể mới có thể khiến người dân lo lắng, nhưng hiện tượng này “không nằm ngoài dự tiến”, TS Ben Lopman, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế công cộng của Đại học Emory ở Atlanta, nói.
Ông giải thích: “Virus lây lan bằng cách tự sao chép… và quá trình sao chép đó thường không hoàn hảo. Virus đôi khi bị lỗi. Hầu hết những lỗi đó đều vô ích hoặc sẽ giết chết virus. Nhưng trong một số ít trường hợp, một trong những lỗi đó lại có lợi. Ví dụ, nó có thể khiến virus dễ dàng truyền từ người này sang người khác hơn”.
Cụ thể, biến thể Anh, hay biến thể Alpha, mà CDC ước tính tăng 50% khả năng lây truyền, có vẻ sao chép hiệu quả hơn. Điều này có nghĩa là những người bị nhiễm đang “thực sự sản sinh ra nhiều virus hơn hoặc đào thải virus ở mức độ cao hơn, và khiến virus dễ lây lan hơn”.
Nhưng virus đột biến không “nhất thiết là xấu”, Tiến sĩ Jasmine Plummer, Phó giám đốc bộ gen ứng dụng tại Trung tâm y khoa Cedars-Sinai ở Los Angeles, nói.
“Virus luôn muốn tồn tại,” bà giải thích. “Việc giết chết vật chủ không mang lại lợi ích tốt nhất cho virus. Virus có thể tìm ra cách để tồn tại bằng cách lây nhiễm cho nhiều người hơn, nhưng kết quả của sự lây nhiễm đó hy vọng là sẽ không nghiêm trọng bằng”.
Hiện có bao nhiêu chủng Covid-19?
Một chủng mới sẽ xuất hiện khi virus trải qua một hoặc nhiều đột biến làm thay đổi hành vi của nó theo một cách nào đó, còn một biến thể sẽ phát triển khi virus trải qua một dạng đột biến bất kỳ.
Có rất nhiều biến thể, nhưng chỉ một số ít gây lo ngại vì chúng có vẻ đang lây lan nhanh hơn và có thể có thể thay thế các biến thể trước đó đã chiếm ưu thế. Theo NBC News, biến thể Alpha là biến thể chiếm ưu thế ở Mỹ tính đến tháng 4.
Dưới đây là bảng phân tích về các biến thể Covid-19 liên quan, bao gồm cả biến thể Delta và những điều cần biết về từng biến thể:
Biến thể Delta từ Ấn Độ
Biến thể này lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ vào tháng 10 năm 2020, sau đó đã lan sang Mỹ và hiện chiếm hơn 6% số trường hợp được giải trình tự gen ở Mỹ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, biến thể này cũng tăng khả năng lây truyền so với các biến thể khác.
Video đang HOT
Biến thể Alpha, Anh
Theo CDC, chủng Anh có tên là B.1.1.7, lần đầu tiên được báo cáo ở Mỹ vào cuối tháng 12, và nó lây lan nhanh chóng và dễ dàng hơn các biến thể khác. Biến thể này hiện có mặt ở tất cả 52 tiểu bang và vùng lãnh thổ của Mỹ và là biến thể chiếm ưu thế ở nước này. Biến thể Delta có “khả năng tăng mức độ nghiêm trọng dựa trên số lần nhập viện và tỷ lệ tử vong.”
Biến thể Beta, Nam Phi
Biến thể này, được gọi là B.1.351 hay Beta, xuất hiện độc lập với chủng Anh nhưng có chung một số đột biến. Dữ liệu chỉ ra rằng biến thể Beta xuất hiện lần đầu tiên ở Nam Phi vào tháng 10 năm 2020 và sau đó đã lan rộng sang các nước khác. Vào cuối tháng 1, nó đã đạt đến mức phổ biến trong cộng đồng tại Mỹ. Biến thể Beta cũng có thể làm cho khả năng tái nhiễm cao hơn; một nghiên cứu vắc xin ở Nam Phi cho thấy 2% những người đã nhiễm bị tái nhiễm với một biến thể. Nó cũng có khả năng lây truyền ước tính tăng 50%.
Biến thể Gamma, Brazil
Biến thể Brazil, P.1, được phát hiện lần đầu tiên vào giữa tháng 1 khi du khách đến Nhật Bản từ bang Amazonas của Brazil. Nó dường như chứa các đột biến gây lo ngại về khả năng lây truyền và khả năng tái nhiễm. Manaus, thành phố lớn nhất trong khu vực Amazon, đã chứng kiến sự gia tăng số ca mắc bệnh vào tháng 12 năm 2020, mặc dù 75% dân số đã bị nhiễm vào tháng 10.
Các biến thể Covid-19 mới, bao gồm biến thể Delta, có nguy hiểm hơn không?
Biến thể Delta được cho là dễ lây lan nhất trong số các biến thể đang lưu hành tại thời điểm hiện tại, như sự bùng phát dịch ở Ấn Độ cho thấy, và có thể dẫn đến tử vong nhiều hơn. Theo một báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới, biến thể Delta cũng có thể làm tăng nguy cơ nhập viện, nhưng điều này chưa được xác nhận.
Theo CDC, chủng Alpha có “khả năng làm tăng bệnh nặng dựa trên các trường hợp nhập viện và tỷ lệ tử vong”, và cũng có bằng chứng mới cho thấy chủng Nam Phi có thể độc hơn, nhưng điều này được xác nhận, và điều tương tự cũng xảy ra với biến thể Brazil.
Các biến thể mới có triệu chứng khác nhau không?
Hiện tại, chưa có biến thể mới nào có liên quan đến các triệu chứng mới hoặc khác. Các triệu chứng phổ biến nhất của Covid-19 bao gồm:
Sốt hoặc ớn lạnh
Ho
Thở gấp hoặc khó thở
Mệt mỏi
Đau nhức cơ hoặc cơ thể
Đau đầu
Mất vị giác hoặc khứu giác
Đau họng
Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi
Buồn nôn hoặc nôn
Tiêu chảy
Các biến thể và chủng vi khuẩn mới dường như cũng gây ra cùng một loạt bệnh liên quan đến Covid-19.
Vắc xin có hiệu quả chống lại các chủng này không?
Không có bằng chứng cho thấy virus đã đột biến theo cách cho phép nó tránh được vắc xin hoàn toàn, nhưng nghiên cứu về hiệu quả của các vắc xin đối với các biến thể vẫn đang được tiến hành. Moderna, Pfizer, AstraZeneca và Johnson & Johnson đều đã công bố một số dữ liệu về cách vắc xin đáp ứng phản ứng với các biến thể.
Theo một báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới, vắc xin có hiệu quả chống lại biến thể Alpha và có khả năng cũng có hiệu quả chống lại các biến thể Gamma và Delta, nhưng bằng chứng ở giai đoạn này là rất hạn chế. Có vẻ như vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh nặng và nhẹ đến trung bình từ biến thể Beta.
Các biến thể có thể ảnh hưởng đến thời gian miễn dịch quần thể như thế nào?
Việc những biến thể này tồn tại và lây lan không nhất thiết sẽ kéo dài con đường dẫn đến miễn dịch quần thể. Nhưng chúng làm cho việc tiêm vắc xin chống lại Covid-19 và tuân thủ các thực hành an toàn có ảnh hưởng nhiều hơn đến thời gian để trở lại bình thường.
Nếu có thể tuân thủ rộng rãi hơn các thông điệp phòng ngừa và giảm tỷ lệ Covid-19, ngay cả khi có những chủng mới lưu hành, chúng ta có thể kiểm soát được virus cho đến khi có thể tiêm chủng cho tất cả mọi người. Còn nếu chỉ dựa vào các thông điệp phòng ngừa, thì chắc chắn, các chủng mới, nếu lây nhiễm mạnh hơn, sẽ ảnh hưởng đến nhiều người hơn và khiến mọi thứ trở nên tồi tệ.
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thị trường ô tô thế giới chấn động vì thuế quan

Châu Âu không đồng ý dỡ bỏ cấm vận Nga

Nhật Bản công bố kế hoạch sơ tán khẩn dân đảo gần Đài Loan

Rộ tin Bắc Kinh dừng ký hợp đồng mới với gia đình tỉ phú Lý Gia Thành?

Hơn 150 người thiệt mạng tại Thái Lan và Myanmar vì động đất, ông Trump hứa giúp đỡ

Vì sao Myanmar dễ xuất hiện động đất mạnh?

Nhân chứng kể khoảnh khắc cao ốc sụp đổ ngay trước mắt vì động đất

Cao ốc ở Bangkok đổ sập sau động đất, hàng chục người đang mắc kẹt

Khoảng 10 trận động đất xảy ra sau trận gây rung chuyển Myanmar, Thái Lan

Đàm phán hòa bình Ukraine: "Vũ điệu tango" của ông Putin làm khó ông Trump

Ông Trump áp thuế gấp 10 lần làm chao đảo ngành ô tô, các nước dọa trả đũa

Trung Quốc tăng tốc trong cuộc đua năng lượng xanh, sạch
Có thể bạn quan tâm

D-1 đến fanmeeting Jisoo tại Hà Nội: Fan Việt đầu tư cực khủng, chuẩn bị 1 project không nước nào có!
Nhạc quốc tế
10:48:15 29/03/2025
Kiến thức chống "tối cổ" cho những ai đi ngủ sớm: "Nhô" là gì mà MXH rần rần đăng tải?
Netizen
10:45:55 29/03/2025
Đây là bài hát cực "suy" mà ViruSs bật sau khi bị Pháo chất vấn trực tiếp trên livestream
Nhạc việt
10:43:33 29/03/2025
Bạn gái tin đồn của Park Seo Joon òa khóc nức nở trên truyền hình, chuyện gì đây?
Sao châu á
10:39:00 29/03/2025
Du lịch Hà Nội đón đoàn khách Iran đầu tiên đến Thủ đô
Du lịch
09:38:02 29/03/2025
Khởi tố thanh niên đánh gãy tay người khác khi tham gia lễ hội
Pháp luật
09:13:18 29/03/2025
Loại quả Việt Nam xuất khẩu tỷ USD: Ngừa ung thư, tốt cho não
Sức khỏe
09:09:08 29/03/2025
Cẩm Ly: Nhiều người phản đối, nói Minh Vy hại tôi khi cho hát dân ca
Tv show
09:02:54 29/03/2025
1,5 triệu mắt xem ViruSs-Pháo đối chất ồn ào tình ái, dân mạng có quá rảnh rỗi?
Sao việt
08:58:55 29/03/2025
Cảnh nóng với Kim Soo Hyun góp phần "hủy hoại" Sulli: Hết bị lộ khắp MXH còn nhận bão chỉ trích
Hậu trường phim
08:53:26 29/03/2025