Biến thể cải tiến tiêm kích huấn luyện FTC-2000G của Trung Quốc ra mắt
Tại Chu Hải 2012, Tập đoàn Quý Châu (thành viên tập đoàn AVIC) đã giới thiệu biến thể máy bay huấn luyện phản lực đa năng hạng nhẹ FTC-2000G.
FTC-2000G là biến thể cải tiến từ mẫu máy bay huấn luyện FTC-2000 – tên gọi xuất khẩu của máy bay huấn luyện chiến đấu JL-9 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Quý Châu (thành viên Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc – AVIC) nghiên cứu phát triển từ mẫu tiêm kích huấn luyện JJ-7 (biến thể tiêm kích J-7 sao chép MiG-21).
JL-9 ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu huấn luyện phi công lái tiêm kích thế hệ 4 trong Không quân Trung Quốc.
Khung thân JL-9 cải tiến từ JJ-7 với việc thiết kế lại phần thân trước, thay thế cửa hút gió ở đầu mũi bằng mũi cứng chứa radar, cửa hút gió mở ra hai bên thân. JL-9 trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại phù hợp với huấn luyện phi công lái tiêm kích thế hệ mới như J-10/J-11, Su-30MKK.
Tương tự các máy bay huấn luyện tiên tiến thế giới, JL-9 có vai trò thứ hai, tiêm kích hạng nhẹ. JL-9 thiết kế 5 giá treo trên thân và cánh mang được 2 tấn vũ khí gồm: tên lửa đối không tầm ngắn, tầm trung, tên lửa không đối đất, rocket. JL-9 trang bị động cơ tuốc bin phản lực nội địa WP-13F cho phép đạt tốc độ siêu thanh Mach 2, tầm bay 2.500km, trần bay 16.000m.
JL-9 cất cánh lần đầu tháng 12/2003, năm 2006, Quý Châu thông báo rằng 5 máy bay được chấp nhận đưa vào phục vụ trong Không quân Trung Quốc. Tháng 9/2009, Quý Châu tuyên bố, JL-9 đạt được tất cả bài thử nghiệm chứng nhận công nghệ, mở đường cho việc sản xuất loạt trang bị trong Không quân – Hải quân Trung Quốc.
Video đang HOT
Mô hình FTC-2000G tại triển lãm Chu Hải 2012.
Tuy nhiên, tính tới thời điểm năm 2012, không hiểu tại sao Bộ Quốc phòng Trung Quốc không hề đặt hàng sản xuất loạt JL-9 cho không quân. Dĩ nhiên, biến thể xuất khẩu FTC-2000 cũng ế cho tới tận bây giờ. Và tại Chu Hải 2012, một lần nữa Quý Châu tiếp tục nỗ lựcquảng bá biến thể xuất khẩu mới FTC-2000G cải tiến mạnh về khả năng mang vũ khí.
Biến thể FTC-2000G tăng thêm 9 giá treo vũ khí, qua đó làm tăng tải trọng mang thiết bị cảm biến và vũ khí.
Với thay đổi này, thiết kế mới làm tăng trọng lượng cất cánh tối đa máy bay từ 9,8 tấn lên 11 tấn. Chiều dài máy bay tăng từ 14,5m lên 15,4m. Cũng vì vậy, thời gian tối đa hoạt động trên không giảm từ 3 giờ xuống 2 giờ nếu không mang thùng nhiên liệu phụ.
Việc đưa ra biến thể FTC-2000G có lẽ nỗ lực mới của Tập đoàn Quý Châu nhắm vào khách hàng “ít tiền” nhưng cần vũ khí có tiêu chuẩn hiện đại. Với 9 giá treo vũ khí, FTC-2000G ngoài phục vụ huấn luyện sẽ đáp ứng tốt cả nhiệm vụ không đối không và không đối đất.
Theo ANTD
"Lá chắn điện tử" cho Su-27 - Omut-KM sẵn sàng thử nghiệm
Biến thể hệ thống gây nhiễu Omut-KM có thể bắt đầu chuyến bay thử nghiệm từ cuối năm 2012.
Công ty Radionix (trụ sở tại Kiev, Ukraine) đã hoàn thành một loạt thử nghiệm trên mặt đất đối với hệ thống gây nhiễu Omut-KM thế hệ mới, và có kế hoạch bắt đầu chuyến bay thử nghiệm từ cuối năm 2012.
Hệ thống Omut-KM được dùng để bảo vệ máy bay trước các loại tên lửa không đối không hoặc đất đối không lắp đầu tự dẫn chủ động hoặc bán chủ động.
Omut (nghĩa là cơn lốc) được thiết kế để sẽ thay thế hệ thống gây nhiễu hàng không L-203 Gardeniya từ thời Liên Xô, thiếu nhiều chức năng và độ tin cậy cần thiết cho hoạt động chiến đấu hiện đại. Biến thể xuất khẩu tiêm kích Su-27 Flanker trước đây trang bị 2 pod gây nhiễu L-203 Gardeniya gắn ngoài, trong khi MiG-29 sử dụng biến thể L-203 gắn trong thân.
Từ khi bắt đầu chương trình phát triển thay thế Gardeniya, Radionix dự tính trước là hệ thống này được gắn ngoài. Biến thể khí tài gây nhiễu điện tử Omut-KM sẽ được gắn trên đầu mút cánh máy bay tiêm kích.
Theo ANTD
Mỹ thử thành công tên lửa CHAMP Mỹ đã thử nghiệm thành công loại tên lửa mới có khả năng đánh sập hệ thống điện của đối phương mà không làm hư hại bất cứ thứ gì, theo tin tứctừ Business Insider(Mỹ). Lầu Năm Góc mới đây đã thử nghiệm thành công loại tên lửa phá hủy thiết bị điện với bước sóng cực ngắn, gọi tắt là CHAMP, do...