Biến tấu với cách làm bún nước tương thơm ngon, đậm đà chay mặn đều dùng được
Bún nước tương là món ăn quen thuộc phù hợp với tất cả mọi người, kể cả người ăn chay. Món ăn với nhiều loại nguyên liệu đa dạng, ăn rất tốt cho sức khỏe. Đọc bài viết để tậu ngay cách làm bún nước tương đổi gió dịp cuối tuần cho cả nhà nhé!
1. Cách làm bún nước tương chay
Nguyên liệu chế biến:
Nguyên liệu chế biến bún nước tương đậu hũ chay
1kg bún tươi6 miếng đậu h
ũ3 trái dưa chuột
150gr đậu phộng
3 trái ớt tươi
8 muỗng canh nước tương
150ml dầu ăn
Gia vị thông dụng: muối, đường, hạt nêm
Cách thức chế biến:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đậu hũ ngâm nước ấm khoảng 3 – 5 phút, vớt ra để ráo.Cắt thành miếng dài với độ dày khoảng 1 – 1.5cm hoặc miếng vuông nhỏ vừa ăn.Rau sống ăn kèm bỏ lá úa vàng, ngâm nước muối khoảng 10 phút. Vớt ra, rửa lại với nước, cắt nhỏ.Nạo vỏ dưa chuột, thái sợi nhỏ vừa ăn.Ớt bỏ cuống, cắt lát nhỏ.
Bước 2: Rang chín đậu phộng
Cho đậu phộng vào chảo rang cùng chút muối hột trong 10 phút.
Công đoạn rang chín và giã đậu phộngbún nước tương
Tắt bếp để nguội, tiến hành bỏ vỏ đậu phộng. Giã làm đôi, không nên quá nát.
Bước 3: Chiên đậu hũ
Chiên đậu hũ khoảng 3 – 5 phút ở lửa vừa.Khi một mặt đậu đã chín vàng, trở mặt còn lại và tiếp tục chiên thêm 5 phút.Tuỳ độ giòn mà có thể ráng thêm vài phút để có lớp vỏ giòn vừa ý.
Bước 4: Hoàn thiện món ăn
Rưới nước tương tỏi ớt thơm lừng trộn bún đậu hũ chay
Cho vào chén gồm 8 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh đường và ớt cắt khúc cùng chút tỏi băm nhuyễn, khuấy đều.Trụng sơ bún tươi.Xếp lần lượt bún tươi, đậu chiên và rau sống ăn kèm vào, rắc đậu phộng giã lên trên. Rưới nước tương và thưởng thức.
Thành phẩm
Tô bún nước tương chay đơn giản từ đậu hũ chiên giòn, rất thích hợp cho những người ăn chay hoặc những ngày lười nấu. Đậu hũ vàng óng với lớp vỏ giòn, nước tương mặn mặn ngọt ngọt và rau chống ngán vô cùng hấp dẫn.
3 cách làm bún nước tương (bún xì dầu) hấp dẫn đậm đà thơm ngon dễ làm
Bún nước tương, một món trộn với nguyên liệu tuy dân dã nhưng mùi vị lại thơm ngon vô cùng. Vào bếp thực hiện 3 cách làm bún nước tương đậm đà đơn giản để chiêu đãi cả nhà nhé!
1. Bún nước tương đậu hũ
Nguyên liệu làm Bún nước tương đậu hũ
Bún tươi 1 kg
Đậu hũ 6 miếng
Dưa leo 3 trái
Xà lách/ Rau thơm/ Diếp cá 1 ít
Đậu phộng 150 gr
Ớt 3 trái
Nước tương 8 muỗng canh
Dầu ăn 150 ml
Muối/ đường 1 ít
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Bún nước tương đậu hũ
1
Sơ chế nguyên liệu
Đậu hũ ngâm trong nước muối ấm pha loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra rổ để ráo nước. Tiếp đó cắt đậu hũ thành các miếng vừa ăn, mỗi miếng dày khoảng 1 - 1.5 lóng tay.
Rau sống lặt bỏ các lá hư, lá vàng rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 3 phút thì rửa sạch lại và để ra rổ cho ráo. Dưa leo gọt bỏ vỏ, rửa sạch và để ráo.
Lưu ý: Các loại rau sống ăn kèm có thể thay đổi tùy vào khẩu vị của mỗi gia đình nhé!
Tiếp đó, dùng dao cắt dưa leo thành các sợi nhỏ và cắt nhuyễn các loại rau sống để ăn cùng với bún. Ớt trái cắt nhỏ rồi cho ra chén.
2
Rang đậu phộng
Bắc chảo lên bếp và bật lửa nhỏ rồi cho đậu phộng vào. Dùng đũa đảo liên tục để đậu phộng được chín đều và không bị cháy.
Rang khoảng 7 - 10 phút thấy đậu có mùi thơm và vỏ ngoài chuyển sang màu nâu đậm thì tắt bếp và cho đậu cho chén. Đợi đến khi đậu phộng nguội thì bóc vỏ rồi giã sơ và cho ra chén.
Mách nhỏ: Để rang đậu phộng không bị khét, bị cháy thì khi rang thì bạn có thể cho một ít muối vào để rang chung nhé!
3
Chiên đậu hũ
Bắc chảo lên bếp, cho 150ml dầu ăn vào sao cho dầu ngập khoảng 1/2 miếng đậu. Đợi dầu nóng thì cho đậu hũ vào chiên ở lửa vừa từ 3 - 5 phút đến khi thấy một mặt của đậu hũ vàng thì trở mặt và chiên tiếp 5 phút nữa.
Nếu thấy đậu vẫn chưa đạt độ giòn như mong muốn thì có thể chiên mỗi mặt thêm tầm 3 phút rồi vớt ra dĩa để cho ráo dầu.
Video đang HOT
4
Pha nước tương
Chuẩn bị một cái chén, lần lượt cho 8 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh đường, đậu phộng đã giã trước đó và ớt cắt nhỏ vào.
Dùng muỗng khuấy đều hết khi đường tan hết là đã hoàn thành phần nước tương rồi đó.
5
Thành phẩm
Cho một lớp bún vào tô, rồi cho tiếp rau sống, dưa leo, đậu hũ và chan nước tương lên và trộn đều là có thể thưởng thức rồi đó.
Đậu hũ giòn rụm, vị béo ngậy ăn cùng với nước tương mặn ngọt vừa phải rất hợp. Bún nước tương ăn kèm với rau sống, dưa leo nên không hề bị ngấy.
Vừa đơn giản lại vừa vừa ngon thế này thì còn chần chừ gì mà không vào bếp trổ tài ngay.
2. Bún nước tương tôm chả lạp xưởng
Nguyên liệu làm Bún nước tương tôm chả lạp xưởng
Bún tươi 1 kg
Đậu hũ 8 miếng (khoảng 800gr)
Tôm 400 gr
Chả lụa 200 gr
Lạp xưởng 150 gr
Tỏi ớt băm nhuyễn 2 muỗng canh
Rau xà lách/
Rau thơm 1 ít
Nước tương 4 muỗng canh
Nước cốt chanh 2 muỗng canh
Đậu phộng rang 1 muỗng canh
Dưa leo 2 trái
Giá 100 gr
Hành tím phi 1 muỗng canh
Muối/ đường 1 ít
Dầu ăn 150 ml
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua tôm tươi ngon
Để chọn mua tôm tươi, đầu tiên bạn nên để ý tới phần vỏ tôm. Tôm tươi ngon sẽ có vỏ ngoài trong và dính liền với phần thịt tôm bên trong.Tôm tươi, sống thì khi chạm thấy tôm vẫn còn búng, giẫy, thân tôm thẳng, chắc và dính chặt với phần đầu
Không nên chọn tôm có màu đục, đầu và thân tôm rời rạc, tôm cong lại và thịt bị mềm vì đây là tôm bị ươn hoặc tôm đã để lâu, không còn tươi ngon.
Cách chọn mua chả lụa dai ngon
Khi chọn mua chả lụa, bạn nên chọn chả có mặt giò mịn và hơi rỗ. Khi dùng tay ấn nhẹ thấy chả dai, mướt và có độ đàn hồi.
Chả lụa ngon sẽ có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng phấn, chả có mùi thơm đặc trưng của giò và lá chuối.Không nên chọn mua chả quá trắng hoặc chả quá mịn vì đây là chả thường bỏ nhiều bột và có chứa hàn the.
Cách chọn mua lạp xưởng ngon
Khi lựa mua lạp xưởng, đầu tiên bạn nên chú ý đến màu sắc. Lạp xưởng tươi sẽ có màu đỏ hồng đặc trưng, phần thịt mỡ có độ trong.Lạp xưởng tươi khi ngửi thấy có mùi thơm đặc trưng của rượu và các gia vị như tiêu, tỏi,..
.Bề mặt lạp xưởng khô ráo và không bị mốc.Không nên chọn mua lạp xưởng bị ứa dầu, mùi hôi hoặc bị chảy nhớt, đây là dấu hiệu lạp xưởng đã để quá lâu, bị hư và ngấy dầu.
Cách chế biến Bún nước tương tôm chả lạp xưởng
1
Sơ chế nguyên liệu
Đậu hũ rửa sạch rồi vớt ra rổ để cho ráo nước và cắt miếng vừa ăn, mỗi miếng dày khoảng 1 lóng tay. Rau sống lặt bỏ các lá hư, úng, dưa leo gọt bớt vỏ. Rửa sạch rau sống, dưa leo và giá rồi vớt ra rổ để ráo.
Tiếp đó dùng dao cắt đôi trái dưa leo rồi cắt thành các miếng mỏng và cho ra tô. Tương tự, rau sống cũng cắt nhỏ và cho ra tô.
2
Luộc và bóc vỏ tôm
Cho vào nồi một ít nước và bắc lên bếp rồi thêm 1 muỗng cà phê muối vào và đun sôi. Sau khi nước sôi, cho tôm vào và chần sơ khoảng 3 - 5 phút thì vớt ra tô cho nguội bớt.
Khi tôm đã nguội thì lột bỏ phần đầu và vỏ. Nếu muốn, bạn có thể dùng dao rạch ở sống lưng tôm rồi rút chỉ lưng tôm ra nhé!
Cách rút chỉ lưng tôm nhanh
Cách 1: Cách đầu tiên để rút chỉ lưng tôm là dùng dao rạch một đường ở sống lưng tôm rồi kéo chỉ tôm ra.
Cách 2: Với cách thứ hai, bạn cũng có thể thực hiện với tôm sống là dùng tăm xuyên qua rãnh tôm thứ hai từ đuôi tôm đếm lên rồi kéo cây tăm lên để rút chỉ tôm ra ngoài là hoàn thành.
3
Chiên đậu hũ và chả
Bắc chảo lên bếp, cho 150ml dầu ăn vào chảo sao cho dầu ngập mặt đậu hũ để khi chiên đậu vàng giòn và ít bị dính chảo hơn.
Đợi dầu nóng thì cho đậu vào chiên ở lửa vừa, chiên mỗi mặt đậu khoảng từ 5 - 7 phút đến khi thấy đậu đạt độ giòn mong muốn thì gắp đậu ra dĩa cho ráo bớt dầu.
Sau khi đã chiên xong đậu thì tiếp tục cho chả lụa vào chiên từ 5 - 7 phút thấy chả lụa vàng đều các mặt thì cũng vớt ra dĩa để ráo dầu.
Sau khi chả nguội bớt thì cắt miếng vừa ăn, mỗi miếng dày khoảng 1/3 lóng tay.
4
Chiên lạp xưởng
Sử dụng lại chảo chiên đậu, múc hết dầu ăn trong chảo ra và cho thêm một 2 muỗng canh nước lọc. Hạ nhỏ lửa và cho lạp xưởng vào chiên.
Chiên lạp xưởng khoảng 5 phút thấy nước đã rút hết thì liên tục đảo đến khi thấy lớp da bọc bên ngoài bắt đầu vàng, giòn thì tắt bếp và gắp lạp xưởng ra.
Đợi lạp xưởng nguội bớt rồi cắt thành các thanh dài vừa ăn và cho ra chén.
5
Pha nước tương
Chuẩn bị chén làm nước tương, cho vào chén 100ml nước lọc, 3 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước cốt chanh, 4 muỗng canh nước tương và ớt tỏi băm nhuyễn.
Dùng muỗng khuấy đều đến khi đường tan hết. Tùy vào khẩu vị mà bạn có thể tăng, giảm lượng nước tương và đường cho phù hợp.
6
Thành phẩm
Cho một lớp bún, một lớp rau, giá và các nguyên liệu khác lên trên. Cuối cùng là rắc đậu phộng và hành phi lên trên cùng, chan nước tương đã pha chế vào tô rồi trộn thật đều là có thể thưởng thức.
Bún nước tương đậu hũ vốn dĩ đã vô cùng thơm ngon, giờ đây kết hợp cùng với tôm, với chả lại càng thêm phần hấp dẫn.
Nếu cuối tuần vẫn chưa biết nên nấu món gì thì hãy thử làm món bún nước tương tôm chả lạp xưởng cho cả nhà nhé.
3. Bún nước tương thịt chả trứng
Nguyên liệu làm Bún nước tương thịt chả trứng
Bún tươi 0.5 kg
Đậu hũ chiên sẵn 2 miếng
Thịt heo xay 150 gr
Thịt ba chỉ 0.5 kg
Trứng gà 1 quả
Khoai môn 150 gr
Dưa leo 1 trái
Rau xà lách/
Rau thơm/ Giá 1 ít
Nước tương 100 ml
Ớt sừng 1 trái
Tỏi 1 củ Hành tím 6 củ
Hành lá 3 nhánh
Hành phi 1 ít
Bánh tráng 10 miếng (khổ 22cm)
Dầu ăn 500 ml
Gia vị thông dụng 1 ít (đường/ hạt nêm/ tiêu xay)
Nước mắm 4 muỗng cà phê
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua trứng gà tươi ngon
Khi chọn mua trứng, bạn nên quan sát vỏ trứng, nếu vỏ trứng sẫm, đều màu và bề mặt hơi sần sùi thì là trứng tươi, ngon.Để chọn trứng gà tươi, mới thì nên chọn những quả mà khi lắc không nghe thấy hoặc tiếng trứng di chuyển bên trong nghe rất nhỏ
.Không nên chọn những quả có màu vỏ nhợt nhạt, bề mặt vỏ trơn láng và có những đốm đen li ti vì đây là trứng gà cũ, mùi vị không ngon hoặc bị hư bên trong.
Cách chế biến Bún nước tương thịt chả trứng
1
Sơ chế nguyên liệu
Đậu hũ sau khi mua về thì cắt miếng mỏng vừa ăn, mỗi miếng dày khoảng 1/3 lóng tay. Hành tím và tỏi lột vỏ, rửa sơ rồi băm nhuyễn. Ớt sừng cũng băm nhuyễn tương tự hành tím và tỏi.
Dưa leo rửa sạch, gọt vỏ và cắt xéo thành các miếng mỏng. Nhặt bỏ các lá hư, lá vàng của rau sống, rửa sạch và cắt nhuyễn dùng để ăn bún.
Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch rồi bào sợi và phơi nắng tầm 1 tiếng cho ráo nước và héo mặt. Thịt heo ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 5 phút rồi rửa sạch lại và cho ra rổ để ráo.
Cách khử mùi hôi thịt heo hiệu quả
Cách 1: Cách đầu tiên để khử mùi hôi của thịt heo là chần sơ thịt trong nước sôi từ 2 - 3 phút cùng với sả/gừng đập dập hoặc với 1 ít rượu trắng.
Cách 2: Một cách khá đơn giản để khử mùi hôi của thịt heo là ngâm thịt trong nước muối pha loãng từ 5 - 10 phút rồi rửa sạch lại và vớt ra để ráo.
2
Ướp thịt
Sau khi đã rửa thịt và để ráo thì cho thịt ra một cái tô lớn, ướp thịt ba chỉ với 1/3 lượng hành tím, tỏi và ớt đã băm nhuyễn.
Cho tiếp vào tô thịt 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường và 2 muỗng cà phê nước mắm rồi trộn thật đều và ướp khoảng 1 tiếng để thịt ngấm gia vị.
3
Chiên khoai môn
Sau khi phơi khoai môn được khoảng 1 tiếng thì ta sẽ bắt đầu chiên khoai. Bắc chảo lên bếp, cho 150ml dầu ăn vào chảo ước lượng sao cho dầu ngập mặt khoai môn và đợi dầu nóng.
Sau khi dầu nóng thì cho khoai môn bào sợi vào chiên ở lửa vừa cho đến khi thấy khoai môn vàng đều thì vớt ra tô để ráo bớt dầu.
4
Trộn nhân và gói chả giò
Cho lần lượt thịt heo xay, hành phi, 1 muỗng cà phê đường và 1 muỗng cà phê hạt nêm vào tô khoai môn chiên giòn.
Trộn đều hỗn hợp thịt xay và các nguyên liệu cho thấm gia vị để gói chả giò. Với 10 miếng bánh tráng, bạn cắt ra làm đôi thành 20 miếng bánh nhỏ để gói chả giò.
Thấm 1 ít nước thoa đều 1 mặt bánh tráng để bánh mềm ra rồi cho 1/2 muỗng canh nhân thịt vào và cuốn chặt tay để già giò không bị bung ra trong lúc chiên và xếp ra dĩa. Gói lần lượt đến khi hết phần nhân.
5
Chiên chả giò, đậu hũ và trứng
Dùng một cái nồi nhỏ hoặc chảo để chiên chả giò, cho hết phần dầu ăn còn lại vào nồi sao cho dầu ngập mặt chả giò. Lấy đũa cắm vào chảo dầu thấy dầu sủi tăm thì bỏ chả giò vào chiên ở lửa vừa.
Trở mặt chả giò đến khi chiên vàng đều thì gắp chả giò ra tô để ráo dầu. Tiếp đó, bắc chảo lên bếp và cho vào 2 muỗng canh dầu ăn (phần dầu chiên chả giò) rồi chiên lại phần đậu hũ để đậu được giòn và thơm hơn.
Sau khi đã chiên giòn phần đậu hũ thì đập một quả trứng vào chảo để chiên một cái trứng ốp la rồi vớt ra dĩa.
6
Chiên thịt
Cho vào chảo khoảng 3 muỗng canh dầu ăn (phần dầu chiên chả giò), đợi dầu nóng thì cho thịt heo đã ướp vào chiên ở lửa vừa, mỗi mặt chiên 2 phút đến khi thịt săn lại.
Tiếp đó, cho vào chảo 500ml nước và đun đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục nấu tầm 15 phút. Khi thấy phần nước đã hơi cạn lại thì nêm 2 muỗng cà phê nước mắm và 1 muỗng cà phê đường.
Dùng đũa đảo đều để thịt ngấm đều gia vị và màu được đẹp hơn, tiếp tục nấu khoảng 5 phút thấy nước sốt sánh và chuyển màu vàng nâu đẹp mắt thì tắt bếp. Đợi thịt nguội bớt thì cắt miếng mỏng hoặc cắt sợi vừa ăn và cho ra chén.
7
Pha nước tương và mỡ hành
Để pha nước tương, đầu tiên ta sẽ bắc nồi lên bếp, thêm vào nồi 1 muỗng canh dầu ăn (phần dầu ăn chiên chả giò) rồi cho phần hành, tỏi và ớt còn lại phi thơm tầm 3 phút.
Sau đó, cho 100ml nước tương, 1 muỗng cà phê đường và 3 muỗng cà phê nước lọc vào nồi rồi khuấy đều để gia vị tan ra và nấu đến khi thấy phần nước tương bắt đầu sôi thì tắt bếp.
Sau khi đã làm xong phần nước tương thì chúng ta sẽ bắt đầu phi mỡ hành. Đun nóng khoảng 2 muỗng canh dầu ăn rồi chế vào chén hành lá cắt nhỏ là hoàn thành.
8
Thành phẩm
Gắp bún cho vào tô rồi xếp lần lượt các nguyên liệu còn lại như rau, dưa leo, thịt ba chỉ và chả giò bên cạnh. Trên cùng là một cái trứng chiên và mỡ hành béo ngậy.
Tuy công đoạn thực hiện cầu kỳ nhưng thành quả món ăn thu được là rất xứng đó nha! Chan một ít nước tương lên trên rồi trộn đều hòa quyện với lòng đỏ trứng béo ngậy. Chả giò thơm, giòn rụm, thịt chiên thì vừa mềm vừa đậm đà khó quên.
Cách làm bún nước tương chay thanh nhẹ, dễ ăn Bún, đậu phụ, các loại rau và nước tương, là những nguyên liệu chay tạo nên món ăn nhẹ bụng, thanh mát, phù hợp với những ngày oi bức. Nguyên liệu (cho 4 người ăn): - 1 kg bún tươi - 4-5 bìa đậu phụ - 100 gr lạc rang sẵn - Rau sống các loại (Xà lách, rau thơm, dưa leo, giá......