Biển số 88A-666.66 được chốt giá hơn 29 tỉ đồng
Trong phiên đấu giá biển số đầu năm 2024, một người tham gia đấu giá vừa chốt mức giá hơn 29 tỉ đồng cho biển số 88A-666.66.
Ngày 2.1, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam tiếp tục tổ chức phiên đấu giá biển số xe ô tô dưới hình thức trực tuyến.
Kết thúc các cuộc đấu giá buổi sáng, có thêm hàng loạt biển số được các đại gia chốt ở mức giá tiền tỉ. Đáng chú ý là biển số 88A-666.66 của tỉnh Vĩnh Phúc, được đấu giá thành công với số tiền lên tới 29,43 tỉ đồng.
Các phiên đấu giá biển số được giám sát bởi Cục CSGT, Bộ Công an. Ảnh TRẦN PHAN
Đây là mức giá cao thứ 2 mà người tham gia đấu giá chốt thành công, kể từ khi việc tổ chức đấu giá biển số xe được triển khai thí điểm.
Trước đó, trong phiên đấu giá đầu tiên hồi tháng 9.2023, biển số 51K-888.88 của TP.HCM từng được đấu giá với số tiền hơn 32 tỉ đồng, nhưng rồi người trúng đấu giá bỏ cọc.
Với số tiền hơn 29 tỉ đồng cho biển số 88A-666.66, nhiều người bày tỏ băn khoăn về khả năng hoàn thành nghĩa vụ tài chính của người trúng đấu giá. Bởi lẽ, dù biển số này được nhận định là đẹp, tuy nhiên mức tiền trúng đấu giá như vậy là rất cao.
Theo thông báo từ Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam, phiên đấu giá biển số xe ô tô thứ 2 có hơn 288.000 biển số được niêm yết để người dân lựa chọn, đăng ký tham gia đấu giá.
Điểm mới được Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam đưa ra trong quy chế đấu giá lần này, đó là thời gian đấu giá cho mỗi biển số xe ô tô sẽ rút ngắn từ 1 tiếng xuống còn 30 phút.
Giá khởi điểm mỗi biển số vẫn là 40 triệu đồng, bước giá 5 triệu đồng. Người dân muốn tham gia đấu giá cần nộp 40 triệu đồng tiền đặt trước và 100.000 đồng tiền phí hồ sơ.
Trường hợp người trúng đấu giá thì số tiền 40 triệu đồng tiền đặt trước được chuyển vào tài khoản chuyên thu của Bộ Công an.
Trong 15 ngày, người trúng đấu giá phải nộp toàn bộ số tiền trúng đấu giá. Nếu không nộp đủ, kết quả đấu giá sẽ bị hủy, biển số được đưa ra đấu giá lại.
Trường hợp không trúng đấu giá, người đấu giá sẽ được trả lại 40 triệu đồng tiền đặt trước, trong vòng 3 ngày kể từ khi cuộc đấu giá kết thúc.
Người tham gia đấu giá sẽ không được nhận lại tiền đặt trước trong 3 trường hợp. Thứ nhất là đủ điều kiện tham gia đấu giá nhưng không được hệ thống ghi nhận truy cập vào cuộc đấu giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng. Thứ hai là bị truất quyền tham gia đấu giá. Thứ ba là không xác nhận biên bản đấu giá trong thời gian quy định.
Xem nhanh 12h ngày 2.1: Thời sự toàn cảnh
Người trúng đấu giá hơn 32 tỉ đồng cho biển số 51K-888.88 vẫn 'im hơi lặng tiếng'
Theo đại diện Cục CSGT Bộ Công an, hiện đã có 7 người trúng đấu giá biển số xe ô tô nộp tổng số tiền hơn 10 tỉ đồng.
Như vậy, "đại gia" từng chốt hơn 32 tỉ đồng cho biển số 51K-888.88 (TP.HCM) vẫn "im hơi lặng tiếng".
Sáng 26.9, Bộ Công an tổ chức Tọa đàm trao đổi về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV, gồm luật Căn cước, luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ và luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Các đại biểu tham dự tọa đàm. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Tại buổi tọa đàm, đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn giao thông (Cục CSGT Bộ Công an), đã thông tin và giải đáp một số thắc mắc của dư luận về việc đấu giá biển số xe ô tô.
Theo đại tá Nhật, việc đấu giá biển số xe ô tô đã được tổ chức 4 ngày. Trong 4 ngày đấu giá đã đấu thành công 95 biển số với tổng số tiền trúng đấu giá là hơn 133 tỉ đồng, đây cũng là số tiền dự thu về.
Đại tá Nguyễn Quang Nhật trả lời tại buổi tọa đàm. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Đại tá Nhật cho hay, theo quy định của Nghị định 39 và quy chế đấu giá, người trúng đấu giá có tối đa 15 ngày để hoàn thành việc nộp tiền, làm thủ tục nhận biển trúng đấu giá.
"Hiện đã có 7 người trúng đấu giá nộp tiền, với số tiền hơn 10 tỉ đồng. Trong đó có một trường hợp ở Hải Phòng đã hoàn thành việc cấp biển số đấu giá", đại tá Nhật nói.
Xem nhanh 12h ngày 26.9: Phiên đấu giá biển số lần thứ tư: Xuất hiện kỷ lục về mức giá thấp
Về thắc mắc của dư luận về một số biển "siêu đẹp" có số tiền trúng đấu giá "siêu cao", liệu họ có bỏ cọc, đại tá Nhật cho hay theo quy định của bộ luật Dân sự, luật Đấu giá tài sản, Nghị quyết 73 và Nghị định 39 thì không cấm người trúng đấu giá bỏ cọc. Trường hợp bỏ cọc, biển số sẽ được đưa về kho để tiếp tục đấu giá lại. Tuy nhiên, người trúng đấu giá mà không nộp tiền nhận biển số thì sẽ mất 40 triệu đồng tiền đặt cọc.
Trước đó, ngày 15.9, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam tổ chức phiên đấu giá đầu tiên, dưới sự giám sát của Cục CSGT. 11 biển số được đấu giá thành công với tổng số tiền trúng đấu giá là 82 tỉ đồng. Trong đó, biển số "siêu đẹp" 51K-888.88 được "đại gia" đấu giá lên tới hơn 32 tỉ đồng.
Những phiên đấu giá sau đó có dấu hiệu "hạ nhiệt", biển "siêu đẹp" 51K-777.77 chỉ được đấu với giá hơn 3 tỉ đồng, thậm chí có những biển chỉ 45 triệu đồng, trong khi giá khởi điểm mỗi biển là 40 triệu đồng.
Theo số liệu mà đại tá Nhật công bố tại tọa đàm, đến nay "đại gia" mạnh tay đưa ra giá hơn 32 tỉ đồng cho biển số 51K-888.88 vẫn "im hơi lặng tiếng".
Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật 10h22 ngày 22/8, trang đấu giá biển số ô tô phát đi thông báo tạm dừng các cuộc đấu giá biển trong ngày do lỗi kỹ thuật. Theo thông báo của Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam - đơn vị được Bộ Công an lựa chọn tổ chức đấu giá biển số ô tô thì 9h15 sáng 22/8, sẽ diễn ra...