Biển sắp nuốt chửng nhiều nhà hàng, khách sạn, resort…ở Hội An
Trong gần một tuần, sóng biển đã đánh tan bờ biển Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) khiến nhiều nhà hàng, khách sạn, resort…dọc bờ biển này có nguy cơ trôi biển.
Khoảng một tuần trở lại đây, mưa lớn, sóng biển dâng cao đã đánh sập hàng rào chắn bằng bê-tông khiến bở biển Cửa Đại dài khoảng 3km (phường Cửa Đại, thành phố Hội An, Quảng Nam) sạt lở nghiêm trọng. Nhiều nhà hàng, khách sạn, resort…dọc bờ biển này bị đe dọa, có nguy cơ trôi ra biển.
Trước đây, từ bờ ra tới mép nước biển khoảng 150m, được người dân tổ chức nhiều hoạt động giải trí, có sân bóng đá mi ni, sân bóng chuyền bãi biển, có khu dành riêng cho người dân kinh doanh, dịch vụ phục vụ du khách tắm biển, ngắm biển, nhưng bây giờ nước biển đã vào sâu vào tới đường…
“Chưa bao giờ bờ biển Cửa Đại bị sạt lở nghiêm trọng như hiện nay. Nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời thì nguy cơ bãi tắm Cửa Đại – một trong những bãi tắm đẹp nhất miền Trung sẽ xóa sổ. Nhiều công trình khác cũng bị đe dọa…”, một người dân chứng kiến cảnh sạt lở nói.
Nhiều cây dừa với hàng chục năm tuổi được xem là “lá chắn” cho bờ biển cũng bị sóng biển gây xói lở, trơ gốc. Nhiều cây bị quật đổ ngả nghiêng, trôi ra biển…
Video đang HOT
Sóng biển đánh vào có lúc cao hơn 10m với sức mạnh khủng khiếp nên nhiều công trình bị hư hại nặng.
Theo UBND phường Cửa Đại, thời gian gần đây biển xâm thực quá dữ dội, bình quân 80m đất tính từ mép nước biển vào đã bị “cuốn phăng” hết. Ở các resort, doanh nghiệp bỏ kinh phí làm kè nên “kìm hãm” bớt, còn những khu vực đất công cộng thì biển đã ăn sâu 100- 120m. Cửa Đại đã mất gần 4 ha đất ven biển.
Ông Nguyễn Sinh, Chủ tịch UBND phường Cửa Đại, cho biết trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng, cuối năm 2013, tỉnh đã đầu tư 37 tỷ đồng xây dựng 700 m kè chắn sóng để tránh biển xâm thực vào khu vực đường ĐT 603. Hiện đang thi công 130 m kè giữa hai khu resort đang bỏ hoang. Còn 300m kè mềm đang được đơn vị thi công gấp rút thi công sau khi lãnh đạo tỉnh đi thị sát, thấy tình hình quá cấp bách đã cấp ngay 10 tỷ đồng kè mềm ở khu vực bãi biển Cửa Đại để chống chọi tạm thời trong mùa mưa bão năm 2014.
“Về lâu dài mong muốn cấp trên sớm đầu tư thi công những đoạn kè còn lại, đồng thời cơ quan chức năng quy định hoặc đưa ra các phương án kè đồng bộ để các doanh nghiệp thực hiện, phù hợp với thực tế để tránh tình trạng xói lở xảy ra…”, ông Sinh cho biết thêm.
Theo Giáo Dục
Nghỉ lễ dài ngày, Sapa quá tải khách du lịch
Kỳ nghỉ lễ kéo dài đang đẩy khu du lịch Sapa vào tình trạng quá tải. Không có một thống kê chính xác về lượng khách đang ở Sapa nhưng tình trạng quá tải này có thể thấy qua việc cháy phòng.
Kỳ nghỉ lễ kéo dài đang khiến khu du lịch Sapa (Lào Cai) bị quá tải. Chưa có thống kê chính xác về lượng khách đang ở Sapa nhưng tình trạng quá tải này có thể thấy qua việc "cháy" phòng nghỉ. Thậm chí, sau 9 giờ sáng, khách không thể thuê được xe máy để du ngoạn.
Anh Việt Dũng, khách du lịch từ Hà Nội cho biết, do có con nhỏ nên phải 9h hơn mới có thể ra ngoài đi thuê xe để vào bản chơi. Nhưng phải chờ gần 1 tiếng đồng hồ anh mới có thể gọi được 1 chiếc xe máy để dùng với giá 120.000 đồng/ngày.
"Chúng tôi may mắn hơn nhiều người bởi có người quen ở Sapa nên còn kịp tìm phòng. Vào lúc này, ở bất cứ khách sạn nào bạn cũng sẽ gặp khách du lịch lang thang với một câu hỏi duy nhất, có còn phòng không?", anh Dũng nói về tình trạng quá tải tại Sapa.
Sapa vào mùa lúa chín là một trong những nguyên nhân hút khách du lịch
Việc cháy phòng tại đây cũng đã đẩy giá phòng lên cao. Một phòng nghỉ trung bình khá có giá lên đến 500.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, các chủ khách sạn không hạn chế số người ở thêm trong phòng mà chỉ tính thêm tiền, trung bình từ 30-50.000 đồng/khách. Giá đồ ăn cơ bản tăng không đáng kể.
Một trong những lý do khiến Sapa hút khách vào thời điểm này chính là lúa ở đây đã bắt đầu chín. Khách du lịch rất quan tâm tới mùa lúa chín, lễ cơm mới của người bản địa. Trước đó, khi chuyên trang du lịch của Thể thao & Văn hoá đưa tin về việc một số khu vực ở Sapa đã bắt đầu gặt lúa, độc giả đã liên tiếp gửi hình ảnh và thông tin mùa lúa chín ở các tỉnh miền núi phía Bắc về để chia sẻ lịch trình.
Một nguyên nhân nhỏ khác là thời tiết. Sau hơn 1 tuần mưa dầm, cả khu vực phía Bắc đã có nắng ấm. Trình trạng thời tiết này diễn ra theo trình tự từ phía đông lên phía Tây Bắc. Khách du lịch vì vậy di chuyển lên phía vùng núi phía Bắc là phù hợp với thời tiết đẹp.
Sạt lở đất ở đèo Khau Phạ. Ảnh Ngong Hankang
Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 2/9, thời tiết sẽ trở lại tình trạng âm u, có nơi có mưa. Khu vực miền núi phía Bắc sẽ chỉ còn nắng nốt ngày hôm nay sau đó có thể có mưa trở lại.
Một thông tin đáng chú ý với khách du lịch. Đó là tình trạng sạt lở đất và tắc đường ở những khu vực có lượng khách du lịch đổ về khá lớn.
Chị Thuý Mai cùng đoàn phượt của mình xác nhận, đèo Khau Phạ mới sạt lở lớn vào ngày 31/8 khiến giao thông đình trệ. Công nhân ở đây cho rằng phải sang ngày 2/9 mới có thể thông đường. Tuy nhiên, cho tới chiều tối 1/9, đoạn đường này đã cơ bản thông đường và được giải toả ách tắc. Sẽ phải mất thêm thời gian để dọn dẹp đất đá và sửa lại taluy nhưng cơ bản đã không còn ách tắc.
Sạt lở đất ở A Lù, Y Tý. Ảnh Ngong Hankang
Tại A Lù, Y Tý cũng xảy ra tình trạng sạt lở nhưng nhẹ hơn. Tuy nhiên, chỉ có xe máy mới vượt qua khu vực này còn ô tô bắt buộc phải chờ xe ủi, máy xúc dọn đường trong khoảng 1 ngày mới có thể lưu thông được.
Khu vực Sapa cũng có những điểm sạt lở lẻ tẻ. Tuy nhiên hầu hết chúng đã được giải quyết nhanh trong ngày. Đáng chú ý là những điểm sạt lở trong các đường nhỏ vào làng, nơi nhiều du khách đi bộ vào khám phá. Nếu bạn đến đây, cần phải hỏi trước người dân hoặc các hướng dẫn viên du lịch để đảm bảo an toàn.
Lũ và sạt lở đất thường xảy ra sau cơn mưa. Nếu gặp mưa lớn, bạn cần cẩn thận khi đi theo các con suối và các triền núi.
Với suối, nếu bạn bất ngờ thấy nước đổi mầu, có tiếng ầm ầm vang từ xa, bạn nên nhanh chóng tìm điểm cao, cách xa con suối vì đó có thể là dấu hiệu của một cơn lũ đang đổ đến.
Sạt lở đất dễ xảy ra nhất ở những sườn núi có sự tác động của con người. Đó thường là nơi con người đã xẻ đất làm đường, không ke lại bờ đất. Nước mưa làm sói mòn đất khiến chúng có thể lở ra bất cứ lúc nào. Tại những như thế, nếu bạn thấy có luồng nước đổ xuống đường, bạn cần cẩn thận và nhanh chóng tránh xa điểm nguy hiểm này.
Thể thao & Văn hoá chúc các bạn có một kỳ nghỉ lễ an toàn và vui vẻ.
Theo_Thể thao văn hóa
Ít nhất 53 người thiệt mạng vì lũ quét và sạt lở đất kinh hoàng tại Nepal Chính phủ Nepal cho biết, lũ quét và sạt lở đất sau mưa lớn đã khiến ít nhất 53 người thiệt mạng trong vòng 3 ngày qua và cắt đứt liên lạc tới những vùng xa trên đồi núi. Ít nhất 53 người thiệt mạng vì lũ quét và sạt lở đất kinh hoàng tại Nepal Những cơn mưa lớn kể từ hôm...