Biến ruộng trũng thành ao nuôi bạt ngàn các loài cá cảnh mà giàu
Anh Vũ Văn Tăng ở thôn Lang Thượng, xã Mỹ Đức ( huyện An Lão, TP Hải Phòng) đầu tư biến vùng ruộng trũng thành trang trại tổng hợp nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi cá Koi- quốc ngư Nhật Bản và kết hợp chăn nuôi, trồng cây ăn quả, cho lợi nhuận khoảng 650 đến 700 triệu đồng/năm.
Trước năm 2012, khu vực vùng trũng cấy lúa năng suất bấp bênh ở cuối thôn Lang Thượng, xã Mỹ Đức, huyện An Lão (TP Hải Phòng) không có đường vào. Một số khu vực quá sâu trũng, người dân không cấy lúa, bỏ hoang nê lau sậy mọc đầy.
Vợ chồng anh Vũ Văn Tăng mạnh dạn đấu thầu với địa phương để phát triển kinh tế trang trại tổng hợp. Ban đầu, xác định hướng đi chính là nuôi trồng thủy sản, anh Tăng đào ao, cải tạo thành vùng nuôi cá cảnh.
Anh Vũ Văn Tăng kiểm tra các loại cá cảnh, trong đó có cá Koi xuất xứ từ Nhật Bản trước khi xuất bán cho thương lái.
Anh đi gom từng giống cá bố, mẹ tại một số cửa hàng kinh doanh cá cảnh đem về nuôi. Tuy nhiên, năm đầu chưa có kinh nghiệm, đồng thời gặp trận mưa lụt lớn, đầm cá cảnh bị lụt trắng băng, cá cảnh theo nguồn nước bơi ra sông, gia đình mất trắng gần 10.000 con cá cảnh.
Video đang HOT
Sau đận ấy, anh Tăng không nản chí, đào đắp lại bờ vùng, bờ thửa, đi nhiều nơi để tìm mua cá giống bố mẹ về ương nuôi, sau đó cho sinh sản ra nhiều cá con.
Hiện nay, trong trang trại chăn nuôi, trồng trọt tổng hợp của anh Tăng nuôi thành công 30 loại cá cảnh khác nhau. Nhiều cá cảnh quý bán được giá từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng/con.
Trung bình mỗi tháng, gia đình anh Tăng bán cá cảnh giống khoảng 1,5-2 vạn con, trừ chi phí thu lãi 30 triệu đồng/tháng.
Cùng với nuôi cá cảnh, anh Tăng còn tận dụng mặt nước ao cá để thả lồng nuôi ếch, vừa tiết kiệm được chi phí thức ăn cho cá, vừa bảo đảm môi trường thuận tiện ếch sinh trưởng tốt.
Bên cạnh đó, lấy đất từ đào ao nuôi cá cảnh, anh Tăng lập thành vườn để trồng các loại cây ăn quả như chuối, bưởi, na, nhãn. Anh còn xây dựng 2 trại nuôi gà ri lai theo hướng công nghiệp với quy mô khoảng 3500 con/trại.
Với thiết kế chuồng nuôi hiện đại, có quạt thông gió, hệ thống máng ăn, nước uống tự động, đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, chống được dịch bệnh.
Trong việc kinh doanh, anh Tăng chịu khó tìm hiểu tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư máy tính kết nối mạng, sử dụng điện thoại thông minh để điều hành hoạt động sản xuất của trang trại và bán hàng qua mạng, góp phần nâng cao hiệu quả.
Với việc làm kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao, năm 2018, anh Tăng được nhận bằng khen của UBND thành phố về thành tích sản xuất, kinh doanh giỏi.
Theo Ngọc Quỳnh (Báo Hải Phòng)
Hải Phòng: Nhiều trường học tổ chức ôn tập online cho học sinh
Thời gian này, học sinh nhiều tỉnh, thành trên cả nước vẫn trong thời gian nghỉ học để phòng tránh dịch corona. Chính vì vậy, phương án giúp học sinh ôn luyện, học tập để tránh quên bài, tiến tới có thể tổ chức học online đã được nhiều trường học ở Hải Phòng tính đến.
Phụ huynh làm cầu nối cho thầy và trò
Chị Nguyễn Thị Thương, trú tại xã Tân Dân, huyện An Lão, TP.Hải Phòng cho biết: Gia đình chị có 3 con học cấp 1 và cấp 2. Ngay sau thông báo nghỉ phòng tránh dịch corona đợt 2, giáo viên chủ nhiệm đã trao đổi với các phụ huynh học sinh của lớp để giao bài tập cho các con trên nhóm zalo để phụ huynh kèm cặp các con ôn luyện bài ở nhà. "Nếu không cho các con học và ôn bài chắc chắn các con sẽ quên đi kiến thức và mải mê với các trò chơi điện tử thì rất nguy hại"- chị Thương nói.
Cháu Phạm Nam Khánh, học sinh lớp 6 trường THCS Lạc Viên, quận Ngô Quyền, TP.Hải Phòng cũng chia sẻ: Thầy cô chủ nhiệm của em có lập nhóm zalo mà thành viên trong nhóm là các phụ huynh trong lớp. Dịp nghỉ phòng tránh dịch corona, thầy cô chủ nhiệm gửi thông tin hướng dẫn trên nhóm đã lập. Hàng ngày, thầy cô gửi thông tin vào nhóm cho các bậc phụ huynh và phụ huynh trở thành kênh kết nối với học sinh để thực hiện việc ôn luyện bài.
Trao đổi với Dân Việt, thầy Phạm Đức Tuấn, Hiệu phó Trường THPT Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng cho biết: Trong những ngày qua, giáo viên của trường đã chủ động hướng dẫn cho học sinh bài tập trên nhóm zalo của lớp và học sinh tự học ở nhà.
Nếu dịch kéo dài có thể tổ chức học online
Thầy Phạm Văn Quân, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An, quận Ngô Quyền cho biết: Trong thời gian nghỉ phòng tránh dịch đợt 2, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên soạn bài giảng sau đó đăng tải lên kênh youtube, sau đó thông báo cho phụ huynh học sinh để hướng dẫn học sinh. Các em học sinh của trường có thể chủ động học bất cứ lúc nào bằng các phương tiện máy tính, điện thoại thông minh có kết nối mạng internet. Nếu thời gian nghỉ kéo dài, nhà trường sẽ có phương án khác phù hợp hơn, theo chỉ đạo của Sở GDĐT Hải Phòng.
Trao đổi với PV Báo Dân Việt, bà Phi Nga, Hiệu trưởng Trường tiểu học Ngọc Sơn, quận Kiến An, TP.Hải Phòng cho biết: Sở GDĐT Hải Phòng vừa chủ trì họp trực tuyến với các trường trên địa bàn TP.Hải Phòng về việc triển khai in link bài giảng trực tuyến. Trong sáng ngày 13/2, Sở GDĐT Hải Phòng cũng đã họp và có hướng dẫn các trường trong trường hợp nếu thời gian nghỉ học của học sinh kéo dài để phòng tránh dịch corona thì có thể sẽ triển khai phương án giảng trực tuyến cho học sinh.
Theo danviet.vn
Tàu chở gạch chìm trên sông Văn Úc, nhiều người mất tích Sáng nay, lãnh đạo UBND xã Tiên Tiến (huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) xác nhận vụ đắm tàu chở gạch trên sông Văn Úc gần cầu Mới. Người dân địa phương vào khoảng 6h sáng nay nghe thấy tiếng kêu cứu từ một tàu chở gạch đang bị chìm giữa sông Văn Úc. Thông tin đã được cấp báo lên cơ quan chức...