Biến rơm rạ thành… tiền
Ngày 2.3, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Trường Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh, Viện Lúa ĐBSCL tổ chức hội thảo- trình diễn thiết bị, công nghệ thu gom và xử lý rơm, rạ vùng ĐBSCL.
Hội thảo nhằm giới thiệu và đánh giá các công nghệ, thiết bị thu gom và xử lý rơm rạ để góp phần hạn chế việc đốt đồng làm tăng phát khí thải nhà kính, giảm thiểu nguy cơ gây ngộ độc hữu cơ trong canh tác lúa, khai thác sử dụng nguồn rơm nhằm năng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa gạo tại ĐBSCL.
TS Phan Huy Thông (phải) cùng các đại biểu khảo sát thiết bị thu gom rơm tại Viện Lúa ĐBSCL. Ảnh C.L
Ứng dụng cơ giới hóa trong thu gom rơm
Với sản lượng trên 20 triệu tấn lúa/năm, mỗi năm ĐBSCL có khoảng 20 triệu tấn rơm, rạ. Hiện nay có đến 90% diện tích lúa vùng ĐBSCL được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Cùng với sự phát triển nhanh về số lượng máy gặt đập liên hợp trong thu hoạch lúa thì lượng rơm, rạ được thu gom giảm đáng kể mà lý do chính là công thu gom tăng cao (do phải thu gom rơm trên khắp mặt ruộng).
Trong khi đó, theo Cục Chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề muối, từ năm 2013 trở về trước ở ĐBSCL có trên 80% lượng rơm được đốt và vùi rơm trên đồng ruộng, tùy thuộc vào mùa vụ (vụ đông xuân tỷ lệ đốt rơm cao nhất), còn lại là bán rơm, cho rơm trên đồng. Rơm, rạ bị đốt cháy vừa lãng phí nguồn năng lượng lớn, vừa ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Xuất phát từ thực tế và nhu cầu sử dụng thì việc thu gom rơm bằng thủ công không đáp ứng được nhu cầu nên đã thúc đẩy một số doanh nghiệp nhập những loại máy cuộn rơm. Đồng thời, do thị trường kinh doanh rơm đã hình thành và nông dân đã nhận thấy lợi ích tận dụng nguồn rơm nên một số công ty và cơ sở cơ khí nội địa đã đi vào nghiên cứu và chế tạo những máy thu gom rơm với những tính năng phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.
Video đang HOT
Hiện nay, vùng ĐBSCL có khoảng 10 cơ sở chế tạo, kinh doanh máy cuộn rơm trong và ngoài nước sản xuất, trong đó tập trung ở 2 loại máy: Máy cuộn rơm liên hợp với máy kéo và máy cuộn rơm tự hành. Ứng dụng cơ giới hóa trong thu gom rơm không chỉ mang lại lợi ích qua việc giảm được chi phí thu gom mà còn tạo điều kiện tăng thu nhập từ việc sử dụng rơm cho những mục đích khác như chăn nuôi, trồng nấm rơm, phủ gốc cây hoa màu.
Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rơm, rạ
TS Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, nhấn mạnh: Hội thảo sẽ cung cấp cho nông dân, người sản xuất những thông tin về giải pháp công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới trong việc thu gom và xử lý rơm rạ sau khi thu hoạch. Đồng thời, cũng là dịp để các nhà quản lý, doanh nghiệp chia sẻ trao đổi với bà con nông dân những biện pháp áp dụng thu gom và chế biến rơm, rạ nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất lúa.
Ngoài những mô hình sử dụng rơm rạ trong chăn nuôi, trồng nấm rơm hoặc xử lý tại chỗ làm nguồn phân bón cho đất, các đại biểu còn đề cập đến tiềm năng sử dụng rơm rạ trong sản xuất biogas.
Đồng thời, TS Phan Huy Thông cũng cho rằng, rơm rạ sẽ trở thành nguồn tài nguyên quý nếu chúng ta biết cách khai thác, sử dụng có hiệu quả.
“Từ 3 tấn rơm (của 1ha lúa) trong 3 năm sẽ đóng góp cùng với các nguyên liệu khác tạo thành 200kg thịt bò, với giá bán 220.000 đồng/kg, tổng giá trị khoảng 44 triệu đồng. 3 tấn rơm đem lại lợi nhuận từ 4,5-5,5 triệu đồng từ việc trồng nấm rơm, trong khoảng 1 tháng sau vụ thu hoạch lúa và lặp lại một lần nữa với vụ thu hoạch thứ 2. Với 3 tấn rơm có thể sản xuất ra 1.000kWh điện, với gia bán 1.800 đồng/kWh, tổng doanh thu khoảng 1,8 triệu đồng” – TS Phan Hiếu Hiền (Trường Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh) phân tích.
Đề cập đến phương pháp xử lý rơm, rạ tại chỗ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học, các đại biểu cho rằng đây là cách làm đơn giản, dễ thực hiện, không tăng công lao động, chi phí mua chế phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất lúa hiện nay, đồng thời góp phần sản xuất bền vững, an toàn sản phẩm và hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường.
TS Lưu Hồng Mẫn – Phó Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, thông tin: Nếu nguồn rơm hữu cơ được bón trả liên tục cho đất canh tác lúa, chúng ta có thể tiết kiệm được từ 40-60% phân hóa học NPK theo mức khuyến cáo mà vẫn đảm bảo được năng suất lúa. Đồng thời, khi bón liên tục rơm hữu cơ và bón giảm lượng phân hóa học thì cây lúa ít bị nhiễm bệnh hơn so với chỉ bón hoàn toàn phân hóa học.
Theo Danviet
Hà Nội vận động ngoại thành ngừng "hun khói" nội thành
"Vào mùa này sương xuống rất nhiều, khói rơm, rạ không thoát được lên trời, lan tỏa dưới mặt đất, bay vào cả nội thành. Do vậy, năm nào chúng tôi cũng có văn bản đề nghị các huyện vận động bà con không đốt rơm, rạ, mà làm nguyên liệu trồng nấm, phân bón, thức ăn cho gia súc", ông Nguyễn Trọng Lễ - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nói.
Những ngày gần đây, người dân các huyện ngoại thành Hà Nội lại thi nhau đốt rơm, rạ sau vụ gặt khiến khói, lửa bốc lên nghi ngút trên các cánh đồng ở một số huyện ngoại thành Hà Nội, ùa cả vào nội thành. Một số người dân đốt rơm, rạ ngay cạnh đường quốc lộ, gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện giao thông. Khói rơm, rạ còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân ngoại thành và nội thành Hà Nội.
Trao đổi với phóng viên Dân trí về vấn đề này, bà Lê Thị Hà - Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai cho biết, năm nào cũng vậy, trước khi vào vụ gặt, chính quyền các xã yêu cầu chủ máy tuốt ký cam kết không được phụt rơm rạ ra ven đường, xuống kênh rạch. Đối với người dân, chính quyền xã cũng tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức không đốt rơm, rạ mà tận dụng làm nguyên liệu cho phương pháp sản xuất nông nghiệp khác.
Người dân ngoại thành đốt rơm, rạ sau vụ gặt
"Ban đầu chúng tôi phải cưỡng chế một số máy gặt, máy tuốt, sau đó người dân mới chấp hành nghiêm túc. Còn việc hướng dẫn người dân không đốt rơm, rạ mà chuyển sang làm nguyên liệu để trồng nấm, phân bón hay thức ăn cho gia súc thì vẫn phải tiếp tục vận động", bà Lê Thị Hà Nói.
Bà Hà cho biết, qua quá trình tuyên truyền, vận động, so với những năm trước, năm nay nhân dân trên địa bàn huyện Thanh Oai đốt rơm, rạ ít hơn rất nhiều. Đặc biệt, ven quốc lộ hầu như không còn hiện tượng này. Theo bà Hà về việc này lãnh đạo các xã cần phải tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức dần dần qua các năm.
Ông Nguyễn Văn Hoạt - Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức cho biết, đã chỉ đạo cho Chi cục Bảo vệ thực vật và các bộ phận liên quan đến nông nghiệp vận động người dân không đốt rơm, rạ mà sử dụng làm nguyên liệu hữu ích hơn cho ngành nông nghiệp.
Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Trọng Lễ, những năm gần đây nhiều hộ gia đình các huyện ngoại thành không còn tận dụng rơm, rạ làm chất đốt do họ chuyển sang dùng khí gas hoặc điện. Chính vì vậy, sau mùa gặt, người dân chất rơm, rạ lại thành đống đốt luôn giữa cánh đồng để lấy tro bón ruộng.
"Vào mùa này sương muối xuống dày đặc nên khói rơm rạ không thoát được lên trời, lan tỏa dưới mặt đất, bay vào cả các quận nội thành. Điều này không những lãng phí rơm rạ, mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người dân ngoại thành lẫn nội thành", ông Lễ phân tích.
Ông Lễ cho biết, hàng năm vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10, Sở Tài nguyên và Môi trường đều có văn bản gửi UBND các huyện chỉ đạo chính quyền các xã vận động người dân không nên đốt rơm, rạ mà sử dụng để trồng nấm, ủ làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc.
"Việc này dựa phần lớn vào ý thức của người dân. Tuy nhiên, qua thực tế tuyên truyền, vận động ý thức người dân cũng có chuyển biến nhưng chưa hết hẳn. Do khói không thoát được lên trời nên chỉ cần một vài hộ còn đốt rơm, rạ thôi cũng ảnh hưởng rất lớn", ông Nguyễn Trọng Lễ nói.
Quang Phong
Theo Dantri
Rác thải điện tử đầu độc môi trường sống Rác thải điên tử là loại chất thải cực độc, có thể gây hại đến môi trường, gây rò rỉ hóa chất và kim loại nặng ra không khí, đất, nước Trung bình mỗi năm, các tổ chức, đơn vị, gia đình ở Hà Nội thải ra hàng trăm tấn rác thải điện tử lẫn trong rác thải sinh hoạt. Rác thải điện...