Biện pháp Triều Tiên đối phó nCoV
Loa phóng thanh liên tục phát thông báo bảo đảm vệ sinh cá nhân, các đại sứ nước ngoài thậm chí không được rời cơ sở ngoại giao.
Truyền thông nhà nước yêu cầu người dân tuân thủ tuyệt đối yêu cầu từ giới chức y tế. Các nhà ngoại giao gọi đây là “những biện pháp chưa từng có tiền lệ” được Triều Tiên áp dụng nhằm ngăn nguy cơ lây lan dịch Covid-19.
Chính phủ Triều Tiên đang sử dụng mọi phương án nhằm ngăn nCoV lây từ Trung Quốc, đồng minh thân cận và đối tác kinh tế lớn nhất của nước này.
Nhân viên y tế Triều Tiên tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng hôm 1/2. Ảnh: Kyodo.
Bình Nhưỡng đã đóng cửa biên giới, cách ly nước này khỏi thế giới ngay khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, sau đó áp dụng cách ly trong 30 ngày với những người đến từ vùng dịch. Giới phân tích cho rằng đây là phương án tự bảo vệ hiệu quả nhất với một đất nước có hạ tầng y tế yếu như Triều Tiên.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết chính phủ đang đẩy mạnh chiến dịch chống virus khi kiểm tra sức khỏe từng gia đình và phát thông báo hướng dẫn giữ vệ sinh bằng loa phóng thanh khắp cả nước.
Người nước ngoài sống ở Triều Tiên cũng gặp nhiều hạn chế nghiêm ngặt như phải tự cách ly ở nhà riêng kể từ đầu tháng 2. Các nhà ngoại giao không được phép di chuyển quanh thủ đô Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
“Đại sứ quán không có thư ngoại giao, chúng tôi cũng không kiếm được thuốc và nhu yếu phẩm cho phòng y tế. Tình hình ảnh hưởng nhiều đến tâm lý mọi người”, đại sứ Nga tại Triều Tiên Alexander Matsegora cho biết hôm 25/2.
Nhân viên ngoại giao Nga chỉ được đi ra ngoài để đổ rác và giới chức Triều Tiên cũng lập tức phun thuốc khử trùng chiến xe chở rác ngay ở cổng đại sứ quán. Nhà thờ Chính thống giáo, võ đường, khu trượt patin, bể bơi, lớp học tiếng Triều Tiên và vẽ đều bị đóng cửa.
Nhân viên y tế phun hóa chất khử trùng xe buýt tại Bình Nhưỡng hôm 6/2. Ảnh: KCNA.
Công việc ngoại giao bị đình trệ khi mọi cuộc họp với quan chức Triều Tiên và các đại sứ quán khác đều bị hủy. Việc liên lạc với giới chức địa phương chỉ được thực hiện qua điện thoại hoặc một hòm thư đặc biệt. “Chỉ đất nước đặc biệt như Triều Tiên mới có thể áp dụng biện pháp như vậy để đối phó vấn đề có tầm quan trọng quốc gia. Đây là những hành động đặc biệt”, đại sứ Matsegora nói.
Triều Tiên chưa ghi nhận trường hợp nhiễm nCoV nào, song truyền thông nhà nước đưa tin một số người đang bị cách ly sau khi có các triệu chứng bệnh. Các chuyên gia cho rằng Bình Nhưỡng sẽ rất khó kiểm soát nếu dịch bùng phát do thiếu vật tư khám chữa bệnh và hạ tầng y tế nghèo nàn.
Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 39 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019. Thế giới hiện ghi nhận hơn 80.000 ca nhiễm nCoV, hơn 2.700 ca tử vong và hơn 30.000 người đã được chữa khỏi. 49 ca tử vong do nCoV ngoài Trung Quốc đại lục được ghi nhận ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Philippines, Đài Loan, Hong Kong, Iran và Italy.
Vũ Anh (Theo AFP)
Theo vnexpress.net
Triều Tiên hủy giải marathon vì dịch Covid-19
Triều Tiên hủy giải marathon thường niên tổ chức tại thủ đô Bình Nhưỡng do virus corona bùng phát, các công ty lữ hành cho biết hôm qua.
"Chúng tôi nhận được xác nhận từ giới chức rằng giải marathon Bình Nhưỡng 2020 bị hủy", Koryo Tours, đối tác của giải chạy đăng thông báo trên website. Giải marathon bị hủy do Triều Tiên thắt chặt kiểm soát biên giới và cấm khách du lịch. Young Pioneer Tours cũng đăng thông báo tương tự.
Giải marathon Bình Nhưỡng được tổ chức vào tháng 4 để kỷ niệm sinh nhật lãnh đạo Kim Nhật Thành, thu hút nhiều vận động viên nước ngoài tới tham dự. Gần 1.000 vận động viên từ các quốc gia phương Tây tham gia giải chạy năm 2019, phí tham gia là 150 USD/người.
Nhân viên y tế Triều Tiên phun hóa chất khử trùng trên xe buýt tại Bình Nhưỡng ngày 6/2. Ảnh: KCNA.
Triều Tiên cấm khách du lịch nước ngoài từ ngày 23/1 để ngăn dịch Covid-19 đang bùng phát tại Trung Quốc và khu vực Đông Bắc Á. Các chuyến bay và chuyến tàu tới Trung Quốc bị dừng, người nước ngoài thường trú khi quay lại Triều Tiên phải cách ly trong 30 ngày.
Các chuyên gia nhận định Triều Tiên áp dụng biện pháp cứng rắn để ngăn dịch Covid-19 do các lệnh trừng phạt ảnh hưởng nặng nề tới hệ thống y tế trong nước. Dịch Covid-19 có thể tàn phá nặng nề Triều Tiên, theo các chuyên gia.
Triều Tiên từng áp dụng biện pháp tương tự để ngăn dịch. Trong đợt bùng phát Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) 2002-2003, Triều Tiên thắt chặt kiểm soát biên giới trong 6 tháng để ngăn dịch. Tháng 10/2014, Triều Tiên ban hành lệnh cấm khách du lịch kéo dài 4 tháng để ngăn virus ebola dù không có ca nhiễm nào tại châu Á.
Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc có biên giới trên bộ với Triều Tiên đều đã ghi nhận các ca nhiễm nCoV. Tình đến chiều 21/2, Hàn Quốc phát hiện 204 ca dương tính với nCoV, tăng gần gấp đôi trong 24 tiếng và hai ca tử vong tại cùng bệnh viện ở thành phố Cheongdo. Số ca nhiễm nCoV tại thành phố Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang lân cận là 153, trong đó 128 trường hợp liên quan đến nhà thờ giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa).
Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết đang điều tra nguyên nhân vụ bùng phát dịch quy mô lớn tại Daegu, bao gồm khả năng thành viên giáo phái Shincheonji tới tâm dịch Covid-19 tại Hồ Bắc, Trung Quốc. Giới chức Hàn Quốc đưa Daegu vào diện quản lý đặc biệt, thị trưởng Kwon Young-jin kêu gọi mọi người đeo khẩu trang và đề nghị chính quyền trung ương hỗ trợ khẩn cấp.
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao tối 21/1 khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến khu vực đang có dịch Covid-19 hoặc có khả năng chịu ảnh hưởng của dịch. Công dân Việt Nam có mặt tại Hàn Quốc được đề nghị thường xuyên theo dõi và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chức năng sở tại để phòng tránh dịch.
Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán và lan ra 31 tỉnh thành Trung Quốc. Tính tới sáng 22/2, 30 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận dịch Covid-19 với hơn 77.000 ca nhiễm nCoV, 2.251 ca tử vong gồm 2.239 ca tại Trung Quốc, 4 ca tại Iran, ba ca tại Nhật Bản, hai ca tại Hàn Quốc, một ca tại Italy, một ca tại Pháp và một ca tại Philippines.
Nguyễn Tiến (Theo AFP)
Theo vnexpress.net
Phu nhân ông Kim Jong-un thăm núi thiêng Kim Cương sau 4 tháng ẩn mình Bà Ri Sol-ju - Đệ nhất phu nhân Triều Tiên hộ tống Chủ tịch Kim Jong-un trong chuyến thăm núi thiêng Kim Cương. Đây là lần xuất hiện đầu tiên của bà Ri sau 4 tháng không xuất hiện trước công chúng. Hãng thông tấn KCNA hôm nay, 23/10, đưa tin Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un vừa có chuyến thăm khu nghỉ...