Biện pháp tránh thai nào tốt nhất?
Việc lựa chọn biện pháp tránh thai cần phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Phương, Trưởng khoa khám Sinh đẻ kế hoạch, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, tránh thai là một phần quan trọng trong kế hoạch hóa gia đình và bảo vệ sức khỏe sinh sản. Hiện nay, có nhiều biện pháp tránh thai khác nhau để đáp ứng nhu cầu và điều kiện sức khỏe của mỗi cá nhân.
“Điều quan trọng là hiểu rõ ưu và nhược điểm của từng phương pháp, cũng như thảo luận với bác sĩ để tìm ra giải pháp tốt nhất cho bản thân.
Tránh thai không chỉ giúp kiểm soát sinh sản mà còn bảo vệ sức khỏe sinh sản và nâng cao chất lượng cuộc sống”, bác sĩ Thu Phương nhấn mạnh.
Dưới đây là những biện pháp tránh thai phổ biến và hiệu quả nhất.
Bao cao su không chỉ giúp ngừa thai mà còn bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).
Ưu điểm: Dễ sử dụng, hiệu quả ngay lập tức, không cần kê đơn. Phù hợp với cả nam và nữ.
Nhược điểm: Có thể gây dị ứng latex, nguy cơ rách hoặc tuột bao nếu không sử dụng đúng cách.
Video đang HOT
Thuốc tránh thai hàng ngày chứa hormone estrogen và progestin giúp ngăn ngừa sự rụng trứng.
Ưu điểm: Ngăn cản rụng trứng, làm mỏng niêm mạc tử cung, không thuận lợi cho việc làm tổ và làm đặc chất nhầy cổ tử cung không cho tinh trùng xâm nhập.
Nhược điểm: Phải nhớ uống hàng ngày. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, tăng cân, thay đổi tâm trạng. Không bảo vệ chống lại STDs.
Thuốc tránh thai hàng ngày chứa hormone estrogen và progestin giúp ngăn ngừa sự rụng trứng. Ảnh: Internationalstudentinsurance.
Vòng tránh thai (IUD)
IUD là dụng cụ nhỏ được đặt vào tử cung để ngăn cản sự thụ tinh. Hiện có hai loại chính là IUD đồng và IUD nội tiết.
Ưu điểm: Hiệu quả cao, kéo dài từ 3 đến 10 năm. Bạn không cần nhớ uống hàng ngày. IUD nội tiết có thể giảm đau bụng kinh và lượng máu kinh.
Nhược điểm: Cần thủ thuật đặt và tháo vòng bởi bác sĩ. Có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, chảy máu không đều trong vài tháng đầu.
Que tránh thai chứa hormone progestin, được cấy dưới da cánh tay và có hiệu quả trong 3 đến 5 năm.
Ưu điểm: Hiệu quả cao, kéo dài, hông cần nhớ uống hàng ngày. Khả năng sinh sản phục hồi nhanh sau khi tháo que.
Nhược điểm: Có thể gây rối loạn kinh nguyệt, cần thủ thuật cấy và tháo que bởi bác sĩ.
Miếng dán tránh thai cung cấp hormone qua da để ngăn ngừa sự rụng trứng. Chúng được dán lên da mỗi tuần một lần. Đây không phải là phương pháp phổ biến, tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ.
Ưu điểm: Dễ sử dụng, chỉ cần thay miếng dán mỗi tuần. Hiệu quả cao khi sử dụng đúng cách.
Nhược điểm: Có thể gây kích ứng da, không bảo vệ chống lại STDs.
Thuốc tiêm tránh thai chứa hormone progestin, được tiêm mỗi 3 tháng một lần.
Ưu điểm: Hiệu quả cao và kéo dài, không cần nhớ uống hàng ngày.
Nhược điểm: Có thể gây tăng cân, thay đổi kinh nguyệt. Khả năng sinh sản có thể mất vài tháng để phục hồi sau khi ngừng tiêm, cần thận trọng cho ngời dưới 35 tuổi.
Phương pháp tự nhiên
Các phương pháp tự nhiên như tính ngày rụng trứng, đo thân nhiệt cơ bản, kiểm tra chất nhầy cổ tử cung.
Ưu điểm: Không cần dùng thuốc hay dụng cụ, không có tác dụng phụ hóa học.
Nhược điểm: Hiệu quả thấp hơn so với các phương pháp khác, đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ và kiên nhẫn.
Hai em bé chào đời cùng với vòng tránh thai của mẹ
Trong một buổi sáng, bác sĩ Chung đã thực hiện hai ca mổ sinh, các bé đều chào đời cùng với vòng tránh thai trong tử cung của mẹ.
Đó là tình huống đặc biệt thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Chung, Trưởng khoa Sản 1, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, vừa bắt gặp.
Bé gái đầu tiên là con của sản phụ N.T.T. (34 tuổi, trú tại Vĩnh Phúc). Trước đó, người mẹ đã sinh 2 bé trai và thực hiện kế hoạch hoá gia đình bằng phương pháp đặt vòng cách đây 5 năm. Khoảng 6 tháng trước, chị cảm thấy người mệt mỏi nên đến viện thăm khám và phát hiện đã mang thai gần 13 tuần.
Ngày 11/6, khi thai nhi được 39 tuần tuổi, chị nhập viện và được chỉ định mổ sinh. Bé gái chào đời với cân nặng 2,6kg. Các bác sĩ lấy vòng tránh thai ra khỏi tử cung cho sản phụ T.
Em bé sơ sinh chào đời với chiếc vòng tránh thai của mẹ. Ảnh: BVCC.
Trường hợp khác là sản phụ T.T.N (39 tuổi, trú tại Hưng Yên) sinh bé trai khoẻ mạnh nặng 3,5kg. Sau đó, các bác sĩ tìm thấy vòng tránh thai trong tử cung của người mẹ. Chị cho biết đã đặt vòng tránh thai 11 năm và bất ngờ mang thai.
Theo bác sĩ Chung, không có phương pháp nào đạt hiệu quả tránh thai tuyệt đối. Vì vậy, chị em phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai cần phải tái khám sau 1 tháng để xác định lại vòng đã đặt đúng vị trí và khám định kỳ mỗi 6 tháng. Trường hợp để vòng quá hạn hay vòng đi lạc chỗ sẽ nguy hiểm hoặc biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản.
Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản như thế nào? Đối với nhiều phụ nữ, nỗi sợ không thể mang thai là điều đầu tiên họ nghĩ đến khi phát hiện mình mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ảnh hưởng đến khoảng 8-13% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Có tới 70% phụ nữ bị...