Biện pháp trả đũa thuế quan Mỹ-Trung chính thức có hiệu lực
Các biện pháp thuế quan “ăn miếng trả miếng” giữa Mỹ và Trung Quốc có hiệu lực từ 04h01 giờ GMT ngày 24/9, tức 11h01 theo giờ Hà Nội.
Mỹ và Trung Quốc chính thức áp dụng các biện pháp thuế quan “ăn miếng trả miếng” đối với hàng hóa của nhau từ ngày 24/9, diễn biến mới nhất trong cuộc chiến thương mại đang nóng lên từng ngày giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các biện pháp thuế quan “ăn miếng trả miếng” giữa Mỹ và Trung Quốc có hiệu lực từ 04h01 giờ GMT ngày 24/9, tức 11h01 theo giờ Hà Nội. Ảnh minh họa: Farm Futures
Các biện pháp áp thuế của Mỹ đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và các biện pháp thuế quan của Trung Quốc đối với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ dự kiến có hiệu lực vào lúc 4h01 giờ GMT (tức 11h01 giờ Hà Nội).
Trước đó, hai bên đã đánh thuế đối với 50 tỷ USD hàng hóa của nhau.
Dù một quan chức cấp cao của Nhà Trắng tuần trước nói rằng, Mỹ sẽ tiếp tục cam kết về một “giải pháp tích cực” với Trung Quốc, nhưng không bên nào tỏ ra sẵn lòng thỏa hiệp.
Giới chức Mỹ ngày 21/9 cho biết, hai bên vẫn chưa ấn định thời điểm cho vòng đàm phán tiếp theo. Trong khi đó, Wall Street Journal nói rằng, Trung Quốc đã hoãn các cuộc thảo luận thương mại sắp tới với Mỹ và sẽ không cử Phó Thủ tướng Lưu Hạc (Liu He) tới Washington trong tuần này.
Video đang HOT
Các nhà kinh tế cảnh báo, bất đồng ngày càng sâu sắc sẽ làm hạn chế tăng trưởng không chỉ ở Mỹ và Trung Quốc mà còn cả nền kinh tế toàn cầu. Lo ngại về sự đối đầu đã làm chao đảo các thị trường tài chính.
Căng thẳng thương mại cũng phủ bóng lên mối quan hệ nói chung giữa Bắc Kinh và Washington. Trung Quốc đã triệu Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh và hủy cuộc đối thoại quân sự chung để phản đối quyết định của Mỹ trừng phạt một cơ quan quân sự của Trung Quốc và giám đốc cơ quan này vì mua máy bay chiến đấu cũng như một hệ thống tên lửa đất đối không của Nga.
Các cuộc đối thoại thương mại ở Washington tháng trước cũng không đem lại bước tiến cụ thể nào.
Rob Carnell, nhà kinh tế trưởng về châu Á tại ING nói rằng, trong bối cảnh không có sự thỏa hiệp, Bắc Kinh sẽ không tham gia vào các cuộc đàm phán nào nữa và cuộc chiến thương mại “Mỹ Trung vẫn chưa nhìn thấy hồi kết”.
Theo ông, Trung Quốc cần các biện pháp hiệu quả nhằm hạn chế thiệt hại của các biện pháp thuế quan mới nhất đối với tăng trưởng của Trung Quốc. “Trung Quốc cũng có thể đợi tới cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ để có thể có sự thay đổi trong chính sách của Mỹ. Kết quả thăm dò dư luận đang có lợi cho phe Dân chủ và Trung Quốc có thể cảm thấy môi trường thương mại sẽ ít thù địch hơn sau ngày 6/11″.
Chính quyền Mỹ sẽ áp thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, và mức thuế có thể lên tới 25% vào cuối năm 2018. Mức thuế của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ là 5-10%.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/9 một lần nữa dọa sẽ áp thêm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nếu Trung Quốc đáp trả.
Trung Quốc nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ ít hơn nhiều so với việc Mỹ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, và việc ăn miếng trả miếng “từng USD” đối với Mỹ là bất khả thi đối với Trung Quốc.
Thay vào đó, Trung Quốc đã cảnh báo đáp trả bằng các biện pháp “định tính”. Dù Bắc Kinh không tiết lộ các biện pháp này sẽ như thế nào, nhưng giới doanh nghiệp và các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc có thể dừng xuất khẩu một số hàng hóa nhất định tới Mỹ hoặc tạo thêm nhiều rào cản về thủ tục hành chính đối với các công ty Mỹ./.
Thùy Linh
Theo VOV/ Reuters
Căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung lên đến đỉnh điểm
Ngày 24/9 cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn căng thẳng đỉnh điểm khi lệnh áp thuế bổ sung có tổng giá trị 260 tỷ USD của cả hai nước lên đối phương chính thức có hiệu lực.
Ngày 24/9, chính quyền Tổng thống Donald Trump chính thức áp gói thuế bổ sung 10% lên 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm hàng nghìn sản phẩm từ thực phẩm, găng tay bóng chày cho đến linh kiện lắp máy. Trung Quốc cho biết ngay lập tức đáp trả vào cùng thời điểm với gói thuế từ 5-10% lên 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ như thịt, chất hóa học, quần áo và phụ tùng ô tô.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Getty/CNN)
Các động thái này đánh dấu bước xung đột mới, đẩy căng thẳng cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lên đến đỉnh điểm. Từ ngày 24/9, khi gói thuế lên 200 tỷ USD có hiệu lực, Mỹ đang áp thuế bổ sung lên gần nửa số hàng hóa Trung Quốc nhập vào nước này. Lệnh trừng phạt thương mại mới nhất này của Mỹ đánh vào hàng nghìn sản phẩm người tiêu dùng Mỹ đang sử dụng, bao gồm các mặt hàng nội thất và thiết bị điện tử.
Theo các quan chức Mỹ, mục tiêu cuối cùng của chiến tranh thương mại với Trung Quốc là đạt được thương mại tự do, bình đẳng và buộc chính phủ nước này từ bỏ chính sách bảo hộ thương mại. Tuy nhiên các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh đang trở nên nghi ngờ với ý định của Mỹ.
"Trung Quốc ngày càng lo ngại động cơ của Mỹ là cố gắng kìm kẹp nước này và kiểm soát họ" - nhà phân tích Timothy Stratford nói trên CNN.
Các công ty lớn đã cảnh báo về thiệt hại của xung đột. Công ty Micron Technology của Mỹ nói gói thuế mới sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ trong năm tới. Lệnh trừng phạt của Trung Quốc có thể làm ảnh hưởng đến các công ty năng lượng Mỹ khi xuất khẩu một lượng lớn khí tự nhiên hóa lỏng vào thị trường nước này.
Trong khi đó, theo CNN người tiêu dùng Mỹ có thể mất một thời gian khó khăn để đưa ra lựa chọn tiếp tục sử dụng sản phẩm từ Trung Quốc bị tăng giá đáng kể, hay dần "học cách nói không với hàng 'Made in China' và tìm các mặt hàng nhập khẩu khác thay thế. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng, nếu Bắc Kinh không ngồi xuống đàm phán với Washington, họ sẽ phải chọn cách từ bỏ thị trường Mỹ và tìm các đối tác khác từ Canada và châu Âu.
(Nguồn: CNN)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Trung Quốc tuyên bố "đáp trả ngay lập tức" vụ Mỹ áp thuế 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc hôm nay 18/9 tuyên bố sẽ đáp trả ngay lập tức việc Mỹ quyết định áp thuế với 200 tỷ USD hàng hóa của Bắc Kinh. Điều này làm dấy lên lo ngại cuộc chiến thương mại giữa Washington-Bắc Kinh sẽ leo thang hơn nữa. Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, người chủ trì cuộc họp khẩn của giới chức...