Biện pháp tại nhà cải thiện ngạt mũi do viêm xoang
Thời tiết chuyển mùa, không khí khô hanh là điều kiện cho bệnh viêm xoang khởi phát. Ngạt mũi là một trong những biểu hiện thường gặp nhưng gây khó chịu cho người bệnh.
Viêm xoang xảy ra khi có sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, khiến các lớp niêm mạc hô hấp lót trong các xoang bị viêm. Tình trạng viêm có thể xảy ra ở một xoang hoặc nhiều xoang.
Khi bị viêm xoang, lớp niêm mạc bị phù nề, gây tăng tiết nhầy khiến các xoang bị tắc nghẽn. Biểu hiện chính là ngạt mũi, nhức đầu…
Theo TS. Vikas Verma, Giám đốc Trung tâm sức khỏe Shashvat Ayurveda, thuộc thành phố Chandigarh, Ấn Độ, ngạt mũi là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm xoang nhưng bạn có thể khắc phục bằng một số bài tập yoga cơ bản hàng ngày và các biện pháp khắc phục tại nhà.
1. Các biện pháp yoga giúp thông mũi, giảm viêm xoang
- Thở luân phiên bằng mũi: Đây là kỹ thuật thở giúp loại bỏ mọi tắc nghẽn trong cơ thể, làm sạch đường mũi, làm dịu hệ thần kinh và tâm trí.
Cách thực hiện
Ngồi ở tư thế thoải mái nhất, nhắm mắt lại và thư giãn.Bịt lỗ mũi phải bằng ngón tay cái bên phải và bắt đầu hít vào bằng lỗ mũi trái.Thở ra bằng lỗ mũi phải đồng thời bịt lỗ mũi trái.Lặp lại quá trình này 5-10 lần.
Cách thực hiện thở luân phiên.
- Thở ong: Biện pháp thở này làm giảm căng thẳng và tắc nghẽn, rất hữu ích cho những người bị ngạt mũi do viêm xoang.
Cách thực hiện:
Ngồi ở tư thế thoải mái trên thảm tập yoga và dùng ngón tay cái nhẹ nhàng bịt lỗ tai và nhắm mắt lại.Bây giờ hãy hít thật sâu rồi phát ra tiếng vo ve như tiếng ong.Lặp lại quá trình 5-7 lần.
Tư thế thở ong giảm căng thẳng và ngạt mũi.
Video đang HOT
- Tư thế góc cố định nằm ngửa: Tư thế này giúp tăng cường sức khỏe hô hấp, cải thiện khả năng thở, giảm căng cơ hông và thư giãn sâu.
Cách thực hiện
Nằm ngửa, gập đầu gối và đặt lòng bàn chân vào nhau.Để đầu gối thả lỏng.Lòng bàn tay đặt gần hông và áp xuống sànThở sâu.Giữ nguyên trong 5 đến 10 phút.
Tư thế nằm ngửa cố định.
2. Một số biện pháp khác
- Làm sạch mũi: Phương pháp này có tác dụng làm ấm niêm mạc mũi, làm sạch chất nhầy và bụi bẩn trong đường mũi, giảm ngạt mũi, tắc nghẽn mũi do viêm xoang.
Cách thực hiện
Hòa một thìa muối không iod vào nước ấm.Sử dụng thiết bị hỗ trợ như xi lanh (bỏ kim tiêm), bình xịt mũi, ống hút mũi hoặc bình rửa mũi rồi đổ dung dịch nước muối vào để xịt hoặc rửa mũi.Thực hiện ở cả hai bên mũi.
Làm sạch mũi ngăn ngừa tắc nghẽn.
- Sử dụng n ghệ và mật ong: Nghệ có đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm, có tác dụng diệt khuẩn, giúp ngăn ngừa các triệu chứng viêm xoang.
Cách sử dụng: Trộn 1/2 thìa bột nghệ với 1 thìa mật ong trong nước nóng. Khuấy đều và uống hàng ngày.
- Trà gừng: Gừng có vị cay nồng, tính ấm giúp tán hàn, hành khí. Ngoài ra, gừng còn có đặc tính chống viêm, sát khuẩn, giảm ho, giải cảm cúm, tiêu đờm, hạn chế chất ngầy gây tắc nghẽn đường thở.
Cách pha trà gừng: Cắt gừng thành lát, đun sôi với nước. Sau đó thêm mật ong và chanh vào nước gừng. Uống hỗn hợp trà gừng 2-3 lần một ngày.
Gừng vị cay, tính ấm giúp làm giảm ngạt mũi do viêm xoang.
- Xoa bóp vùng mặt: Bạn có thể thực hiện xoa bóp vùng sống mũi một cách nhẹ nhàng, từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, day ấn sụn xương mũi và cánh mũi trong khoảng 2-3 phút, hít thở đều để giảm tắc nghẽn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện xoa bóp vùng mắt, vuốt và bẻ đầu mũi qua lại, xoa xoang giúp khí huyết lưu thông, giảm triệu chứng ngạt mũi.
Phẫu thuật viêm xoang khi nào, có nguy hiểm không?
Viêm xoang gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ tiến triển nặng thành mạn tính, đôi khi gây ra những biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm xoang gây nhiều biến chứng
Viêm xoang cấp tính nung mủ là chứng viêm mủ cấp tính của niêm mạc mũi xoang, là một bệnh rất phổ biến ở cộng đồng. Nguyên nhân gây ra viêm xoang mũi cấp tính nung mủ có hai khía cạnh: Yếu tố về giải phẫu và yếu tố nhiễm trùng.
Theo giải phẫu của xoang mũi: Lỗ thông ra mũi của các xoang cạnh mũi là rất nhỏ, khi bị hẹp hoặc tắc nghẽn thì ảnh hưởng đến sự lưu thông khí và dịch tiết trong lòng xoang. Vì niêm mạc trong lòng xoang liên tục với niêm mạc hốc mũi, nên khi có nhiễm trùng ở hốc mũi thì rất dễ lan vào xoang. Các lỗ thông và các thành của các loại xoang cạnh mũi nằm rất gần nhau, cho nên nếu một xoang bị viêm thì có thể lây lan đến các xoang khác. Đặc điểm về giải phẫu này của hệ thống mũi xoang là điều kiện thuận lợi cho viêm tiến triển thành viêm đa xoang.
Vi khuẩn gây bệnh trong viêm xoang mủ cấp tính thường là phế cầu, tụ cầu, liên cầu khuẩn. Viêm xoang do răng thường là do vi khuẩn yếm khí hoặc nhiễm trùng trực khuẩn Coli. Viêm xoang có thể gây biến chứng nghiêm trọng vào ổ mắt, biến chứng nội sọ hay vào những cơ quan kế cận.
Viêm xoang gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.
Dấu hiệu của bệnh viêm xoang
Các triệu chứng của viêm xoang tương tự như triệu chứng của cảm lạnh thông thường. Có thể bao gồm giảm khứu giác, sốt, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, đau đầu do áp lực xoang, mệt mỏi, ho... Riêng viêm xoang ở trẻ, thường có các dấu hiệu như cảm lạnh không cải thiện trong vòng 10 đến 14 ngày, dị ứng không đáp ứng với thuốc, ho kéo dài, sốt trên 39C, chất nhầy đặc màu xanh lá hoặc vàng chảy từ mũi ra.
Ngoài 4 triệu chứng phổ biến: Nghẹt mũi, đau nhức, chảy dịch, giảm khứu giác... người bị viêm xoang còn có thể thấy xuất hiện một số triệu chứng như sốt, đau xung quanh mắt, đau nhức khi hắt hơi, chán ăn, mệt mỏi...
Phẫu thuật viêm xoang khi nào?
Tùy theo mức độ của bệnh mà đưa ra phương án điều trị thích hợp như: Điều trị nội khoa hay điều trị phẫu thuật. Mổ theo phương pháp kinh điển hay là mổ nội soi... Cho dù cách nào đi nữa thì mục đích điều trị vẫn là phục hồi sự lưu thông khí và phục hồi sự dẫn lưu dịch ở mũi - xoang, làm cho niêm mạc bị bệnh trở lại trạng thái bình thường.
Tùy thuộc vào bệnh nhân và tình trạng viêm xoang, bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh phù hợp. Thông thường thuốc điều trị viêm xoang bao gồm thuốc giảm đau và kháng sinh:
Thuốc giảm đau (Paracetamol, Ibuprofen) giúp giảm các triệu chứng khó chịu do xoang gây ra như đau đầu, áp lực ở má, trán.
Thuốc kháng sinh: Nếu các triệu chứng đau đầu, ho, nghẹt mũi... kéo dài vài tuần, bạn có thể được chỉ định dùng kháng sinh. Liều dùng có thể kéo dài 3 - 14 ngày, tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Những trường hợp viêm xoang mạn tính hoặc bệnh nhân bị viêm xoang tái đi tái lại, không đáp ứng với điều trị tích cực bằng thuốc, thì cần phải điều trị bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang. Đặc biệt, những trường hợp viêm xoang có biến chứng vào ổ mắt, biến chứng nội sọ, vào những cơ quan kế cận... thì cần phải nhập viện và mổ cấp cứu.
Phẫu thuật xoang được chỉ định để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các triệu chứng của viêm xoang tương tự như triệu chứng của cảm lạnh thông thường.
Điều gì sẽ xảy ra trong quá trình phẫu thuật viêm xoang?
Phẫu thuật xoang được thực hiện dưới dạng gây mê toàn thân, vì vậy, người bệnh sẽ không cảm nhận được cuộc phẫu thuật này trong khi mê.
Sẽ không có bất kỳ vết mổ nào trên khuôn mặt, trước mổ hình dạng khuôn mặt thế nào thì sau mổ cũng như vậy. Khi kết thúc phẫu thuật, bác sĩ có thể đặt vật liệu cầm máu vào mũi, điều này giúp cầm máu và phòng tránh dính sau mổ. Nếu đặt vật liệu cầm máu sẽ được rút sau 1 - 3 ngày sau mổ.
Rủi ro của phẫu thuật xoang là ít gặp. Các biến chứng nhỏ như chảy máu, nhiễm trùng và đau, xảy ra ở khoảng 5%. Cơn đau thường nhẹ và được kiểm soát bằng thuốc giảm đau thông thường. Có thể nên dùng các loại thuốc khác sau phẫu thuật, như kháng sinh hoặc steroid, vì điều này có thể ngăn ngừa các biến chứng nhỏ.
Các biến chứng đáng kể rất hiếm. Phổ biến nhất là chảy máu mũi nhiều và người bệnh có thể cần đến khoa cấp cứu để cầm máu mũi. Các biến chứng khác như tổn thương mắt và não rất hiếm gặp.
Sau khi phẫu thuật, bác sĩ hẹn ngày lấy bỏ vật liệu cầm máu khỏi mũi nếu có, thường sau 1 - 3 ngày. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đánh giá quá trình phục hồi xoang và đưa ra các khuyến nghị điều trị tiếp theo.
Tóm lạị: Khi bị viêm xoang cấp tính, phải kịp thời điều trị hợp lý, kết hợp với nghỉ ngơi và điều dưỡng để tránh bệnh kéo dài thành mạn tính hoặc gây nên các biến chứng.
Ngạt mũi, chảy nước mũi: Cần làm gì để giảm triệu chứng? Ngạt mũi, chảy nước mũi là tình trạng mũi bị tắc nghẽn gây khó thở và khiến người bệnh phải thở bằng miệng. Đây là vấn đề thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Vậy xử trí như thế nào? Nguyên nhân gây ngạt mũi, chảy nước mũi Ngạt mũi là tình trạng mũi bị tắc nghẽn gây khó thở, do lớp niêm...