Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015 có những quy định cụ thể, đầy đủ hơn liên quan đến các biện pháp ngăn chặn.
Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn
Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của BLTTHS năm 2015 bao gồm: Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
Theo quy định của Điều 109 BLTTHS 2015 thì chỉ được áp dụng biện pháp ngăn chặn khi có những căn cứ sau: Khi có căn cứ xác định một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm hoặc đang thực hiện tội phạm. Trong trường hợp đang chuẩn bị thực hiện tội phạm thì tội phạm đó phải là tội phạm được quy định tại khoản 2 Điều 14 Bộ luật Hình sự (BLHS); Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử; Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội; Để bảo đảm thi hành án.
Người bị buộc tội là một khái niệm được quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 4 BLTTHS 2015, đó là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử là có những hành vi như: Mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, tiêu hủy, giả mạo chứng từ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án, đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của họ.
Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
BLTTHS 2015 quy định sửa đổi chế định bắt khẩn cấp thành giữ người trong trường hợp khẩn cấp và bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Khi thuộc một trong các trường hợp khân câp sau đây thì được giữ người:
BLTTHS 2015 cụ thể hóa căn cứ áp dụng việc tạm giam đổi với bị can, bị cáo (ảnh minh họa)
a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Lệnh giữ người trong trường hợp này thì không cần sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát (VKS).
Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp: a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đôi biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Canh sat biên, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vung;
c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Video đang HOT
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì cơ quan điều tra phải tiến hành các công việc: Lấy lời khai ngay người bị giữ; Ra quyết định tạm giữ; Ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Trường hợp VKS quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Cơ quan điều tra đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ.
Tạm hoãn xuất cảnh
Biện pháp “Tạm hoãn xuất cảnh” theo quy định tại Điều 124 BLTTHS 2015 là một biện pháp ngăn chặn mới, lần đầu tiên được quy định trong BLTTHS. Biện pháp “tạm hoãn xuất cảnh” do người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 BLTTHS 2015 (gồm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp) và Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa có thể áp dụng. Quy định tạm hoãn xuất cảnh của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp phải được thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh cũng được quy định chặt chẽ nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng, đó là: Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của BLTTHS. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
Tạm giam, bảo lĩnh
Nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng việc tạm giam đối với bị can, bị cáo về các tôi ít nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng, BLTTHS 2015 đã cụ thể hóa căn cứ “có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử” thành “Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này”.
Để tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn cần phải tạm giam đối với bị can, bị cáo mặc dù phạm tội ít nghiêm trọng nhưng bỏ trốn thì Khoản 3 Điều 119 BLTTHS 2015 đã cho phép tạm giam đối với bị can, bị cáo về tội phạm ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt dưới 02 năm tù nhưng nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
Về biện pháp bảo lĩnh quy định tại Điều 121 BLTTHS: Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh. Trong trường hợp bảo lĩnh, nếu người bảo lĩnh là cá nhân thì phải đủ 18 tuổi trở lên, có thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý được người bảo lĩnh, phải là người thân của bị can, bị cáo và trong trường hợp này phải có ít nhất hai người; nội dung cam đoan của bị can, bị cáo trong biện pháp nêu trên cũng được quy định cụ thể, chi tiết. Một nội dung quan trọng đó là quy định bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam. Thời hạn áp dụng các biện pháp nêu trên cũng được quy định đầy đủ hơn, đó là, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn trên không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử. Thời hạn áp dụng đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
Nam Phương
Theo congly
'Tìm tiền' cho nữ đại gia, tòa, viện chỏi nhau
Vụ án hình sự trở nên phức tạp khi cấp phúc thẩm yêu cầu điều tra lại, làm rõ số tiền liên quan đến bị cáo.
Cuối tháng 8, TAND TP.HCM sẽ mở phiên xử sơ thẩm đối với bị cáo Hoàng Thị Lệ Quyên (sinh năm 1977 ở Biên Hòa, Đồng Nai) để giải quyết lại phần dân sự của vụ án. Tuy nhiên, tréo ngoe là VKS không đồng tình với tòa cùng cấp là phải điều tra lại toàn bộ vụ án mà chỉ làm riêng phần dân sự. Từ đó gây ra tranh cãi pháp lý căng thẳng giữa hai bên.
Tòa phúc thẩm: Hủy án phần dân sự
Trước đó TAND TP.HCM xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Quyên tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau đó người bị hại có kháng cáo về phần dân sự nên được cấp phúc thẩm xem xét lại. Bản án phúc thẩm không xem xét lại phần tội danh và hình phạt mà chỉ xem xét phần dân sự có kháng cáo.
Phiên xử phúc thẩm ngày 10-8-2016 tại TAND Cấp cao tại TP.HCM, bị cáo Quyên khai số tiền gần 12 tỉ đồng nhận từ người bị hại Đặng Thị Liên đã chi vào nhiều khoản. Trong đó, bị cáo đã sử dụng gần 6,8 tỉ đồng chiếm đoạt để đặt cọc mua đất và trả cho các cá nhân.
HĐXX phúc thẩm nhận định cấp sơ thẩm cho rằng tất cả giao dịch trên là ngay tình. Tuy nhiên, hồ sơ cho thấy có nhiều khoản chi không phải là giao dịch dân sự như khoản 1,2 tỉ đồng bị cáo trả cho bà Nguyễn Thị Châu. Số tiền này bà Châu nhận là từ tiền Quyên lừa đảo người bị hại Liên nên cần thu hồi để trả lại cho bà Liên.
Đối với hai khoản tiền 2,1 tỉ đồng để mua hai lô đất tại Đồng Nai, bà Liên cung cấp chứng cứ mới là băng ghi âm chứng minh việc mua bán đất giữa em gái bị cáo và những người này là có sự bàn bạc, nhằm tẩu tán số tiền lừa của bà Liên chứ không phải là giao dịch ngay tình.
Theo HĐXX, đây là chứng cứ mới do nguyên đơn dân sự cung cấp. Để có căn cứ kết luận các giao dịch trên là ngay tình hay có âm mưu của các bên thì cần phải có kết luận của cơ quan chuyên môn. Do đó cần phải hủy toàn bộ án sơ thẩm để cấp này giải quyết lại phần dân sự.
Tòa sơ thẩm: Điều tra lại toàn bộ
Khi nhận lại hồ sơ, TAND TP.HCM đã trả cho VKS điều tra các vấn đề cấp phúc thẩm nhận định nhưng VKS không đồng ý, cho rằng giải quyết vấn đề dân sự là việc của tòa TP.
Đầu năm 2018, tòa ra quyết định trả hồ sơ lần thứ hai. Trong quyết định trả hồ sơ, tòa TP nhận định yêu cầu của tòa phúc thẩm có liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội lừa đảo của bị cáo Quyên và những người liên quan đã gây thiệt hại cho bà Liên. Vì thế cần phải được điều tra bổ sung làm rõ theo thủ tục tố tụng hình sự các nội dung liên quan đến bản án đó. Ngoài ra, kết quả điều tra bổ sung có thể dẫn đến xử lý trách nhiệm hình sự của người liên quan (nếu có căn cứ) tránh bỏ lọt người, lọt tội.
Theo TAND TP, vụ án phải được điều tra lại theo thủ tục hình sự, không thể tách vụ án để giải quyết đơn thuần như một vụ án tranh chấp về dân sự theo quan điểm của VKS.
Nếu tách ra sẽ làm bất lợi và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại trong vụ án hình sự. Cụ thể, nếu giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự đơn thuần thì người bị hại phải chịu chi phí trưng cầu giám định, thời gian giải quyết vụ án kéo dài, những người liên quan có thể không hợp tác...
VKS: Chỉ làm phần dân sự
Tuy nhiên, một lần nữa VKSND TP không chịu mà chuyển trả lại hồ sơ cho tòa. Theo VKS, bản án phúc thẩm không xem xét tội danh của bị cáo, do đó phần này đã có hiệu lực thi hành. Cấp phúc thẩm chỉ xem xét trách nhiệm dân sự và mức bồi thường bị cáo Quyên phải thực hiện với bà Liên.
Ngoài ra, bản án phúc thẩm cũng nêu: "Trong quá trình giải quyết vụ án này áp dụng luật tố tụng dân sự để giải quyết"... Căn cứ theo quy định tại Chương 7 BLTTDS 2015 (về chứng minh và chứng cứ) thì những vấn đề mà TAND TP đặt ra tại quyết định trả hồ sơ để bổ sung lần này thuộc thẩm quyền điều tra trong tố tụng dân sự của tòa án.
Cụ thể, khoản tiền 1,2 tỉ đồng án sơ thẩm yêu cầu thu hồi từ bà Châu trả lại cho người bị hại Liên, khoản nợ giữa bà Châu và bị cáo Quyên sẽ giải quyết bằng vụ án dân sự khi bà Châu có yêu cầu. Như vậy, khoản tiền này đã được cấp phúc thẩm định hướng giải quyết, không phải thuộc trường hợp điều tra lại theo thủ tục tố tụng hình sự.
Còn đối với khoản tiền chuyển nhượng hai lô đất mà bà Liên có cung cấp chứng cứ mới băng ghi âm cần được giám định bởi cơ quan chuyên môn... Vấn đề này tòa sơ thẩm có thẩm quyền trưng cầu giám định, yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 BLTTDS.
Cũng theo VKSND TP, hình phạt đối với bị cáo Quyên đã có hiệu lực pháp luật. Bản án phúc thẩm chỉ yêu cầu xem xét trách nhiệm dân sự giữa bị cáo Quyên, những người liên quan và bà Liên và áp dụng luật tố tụng dân sự để giải quyết. Do đó việc tòa trả hồ sơ cho VKS yêu cầu điều tra lại theo thủ tục tố tụng hình sự là không có căn cứ. Từ đó VKS trả lại hồ sơ cho tòa tiếp tục giải quyết theo thẩm quyền.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin diễn biến mới của vụ án.
Nội dung vụ án
Theo hồ sơ, bị cáo Quyên nguyên là giám đốc Công ty TNHH TM-XNK Trang Việt, trụ sở tại tỉnh Bình Dương. Thông qua bà Nguyễn Thị Châu (nhân viên công ty bảo hiểm), Quyên quen biết với bà Liên (nguyên giám đốc Công ty TNHH XD-DV-TM Phú Mỹ).
Để lừa tiền bà Liên, Quyên giới thiệu là người kinh doanh nông sản, rủ hùn vốn làm ăn. Lúc đầu Quyên thanh toán nợ, lãi sòng phẳng. Sau đó Quyên nói dối cần vốn để nhập lúa mì từ Argentina trị giá 200 tỉ đồng rồi rủ bà Liên hùn hạp. Theo đó, bị cáo nói đang hùn 80 tỉ đồng với con gái ông D., ông N. để nhập khẩu lúa mì. Tuy nhiên, Quyên chỉ có 50 tỉ đồng, 30 tỉ đồng là của ông D., do ông này đột tử nên Quyên đề nghị bà Liên góp vốn thay ông D. Trong khoảng một tháng bà Liên đã chuyển gần 12 tỉ đồng cho bị cáo Quyên.
Quá trình điều tra phát hiện "phi vụ" nhập lúa mì từ Argentina là giả và các tập đoàn trên không hề hùn hạp làm ăn gì với Quyên. Ngoài ra, Quyên còn vay mượn nhiều nạn nhân khác rồi xù nợ nhiều tỉ đồng. Tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng những giao dịch này là giao dịch dân sự nên bị cáo không chịu trách nhiệm hình sự và không nhập vào xử chung với vụ án này.
HOÀNG YẾN
Theo PLO
9X mang súng đi giải quyết mâu thuẫn lĩnh 17 năm tù Thấy nhóm thanh niên, Đức cầm súng chĩa về đối thủ bắn, làm 1 người bị thương nặng, giám định thương tật 84%. Gây án xong, 9X đến công an đầu thú, khai nhận hành vi. Ngày 7/8, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên xử sơ thẩm đối với Lưu Văn Đức (29 tuổi), trú xã Hưng Lộc, TP Vinh, Nghệ An, về...