Biện pháp hồi sinh người ngừng tim
Người bị ngừng tim cần được cấp cứu ngay tại chỗ bằng ép tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt nếu có.
Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị, cho biết trạng thái tim ngừng cung cấp máu cho cơ thể được gọi là ngừng tuần hoàn. Chỉ 5 phút sau khi ngừng tuần hoàn, bộ não sẽ bị tổn thương không thể phục hồi, các cơ quan khác của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, y văn coi ngừng tuần hoàn là cấp cứu tối khẩn cấp.
Người ngừng tuần hoàn có dấu hiệu đột ngột mất ý thức, ngực không phập phồng, các mạch lớn không đập. Thời gian vàng để cấp cứu ngừng tuần hoàn là ngay khi tai biến xảy ra, bằng phương pháp ép tim ngoài lồng ngực kết hợp với hà hơi thổi ngạt. “Quan trọng nhất là đảm bảo sự sống cho bệnh nhân, sau đó mới tìm nguyên nhân gây ngừng tuần hoàn”, bác sĩ Khiêm cho biết.
Người sơ cứu cần ép nhanh, mạnh, đủ lực vì tim được bảo vệ trong lồng ngực, cơ, mỡ, xương sườn; tần suất ép giống với nhịp đập bình thường của quả tim và hà hơi thổi ngạt một lần sau 30-40 lần ép tim. Trước khi sơ cứu, mọi người cần đảm bảo bệnh nhân không có dị vật trong đường hô hấp.
Tại bệnh viện, ép tim cũng là phương pháp chủ lực để cấp cứu người ngừng tuần hoàn. Bác sĩ sẽ kết hợp thêm nhiều phương pháp khác như dùng thêm thuốc trợ tim, vận mạch để giúp cho quả tim đập trở lại rồi dùng phương pháp hạ thân nhiệt (ngủ đông) giảm tổn thương não.
Theo bác sĩ Khiêm, yêu cầu về kỹ thuật ép tim tại chỗ trong cộng đồng không khó, chỉ cần tác động để tim đập trở lại. Tuy nhiên, mọi người cần được hướng dẫn cụ thể để xác định đúng vị trí của quả tim và ép tim đúng cách sao cho đủ lực, hiệu quả để đẩy máu đi nuôi các cơ quan.
Video đang HOT
Ảnh minh họa phương pháp ép tim ngoài lồng ngực. Nguồn: hocboi.xyz.
Nếu ép tim có hiệu quả, bệnh nhân có thể hồi phục. Dấu hiệu nhận biết gồm giảm mức độ tím tái, da hồng trở lại hoặc bệnh nhân có phản xạ trên cơ thể, kêu đau, tự thở hoặc tim sẽ đập lại sau khi được kích thích và bệnh nhân có thể tỉnh táo ngay.
Trong trường hợp người bệnh không có phản xạ cơ thể như ở đồng tử hoặc huyết áp sau 60 phút cấp cứu ngừng tuần hoàn, tức là cấp cứu đã thất bại, người bệnh không còn khả năng cứu chữa. Cấp cứu ngừng tuần hoàn cũng có thể kéo dài hơn 60 phút trong trường hợp bác sĩ đánh giá bệnh nhân còn tia hy vọng cứu sống.
Bác sĩ Khiêm cho biết ngừng tuần hoàn là cấp cứu khẩn cấp do não sẽ bị tổn thương chỉ trong vòng 5 phút sau khi thiếu máu. Tổn thương càng nghiêm trọng hơn trên người cao tuổi, có nhiều bệnh mạn tính, khả năng phục hồi thấp so với nhóm người trẻ tuổi hơn.
Bác sĩ nhấn mạnh việc cấp cứu ngay tại chỗ cho người bệnh ngừng tuần hoàn quan trọng hơn đưa tới bệnh viện. Nhiều trường hợp ngừng tuần hoàn từ nhà hoặc ngừng tuần hoàn trên đường vận chuyển đến bệnh viện, có hiệu quả cấp cứu không cao do thời gian từ khi ngừng tuần hoàn tới khi được cấp cứu quá lâu.
Ngừng tuần hoàn có thể xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc, thậm chí với người không có bệnh lý nền. Do đó, bác sĩ Khiêm khuyến cáo cần đưa kỹ năng cấp cứu ngừng tuần hoàn đến với nhiều người thông qua các chương trình giáo dục để tăng tỷ lệ người bệnh được cứu sống.
Hồi tháng 4, một sản phụ ngừng tim ngừng thở đã được các y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu ép tim liên tục trong 120 phút. Bệnh nhân được cứu sống, ra viện sau hai tuần điều trị hồi sức tích cực, não không bị ảnh hưởng.
Ngày 7/10, bác sĩ nam, 62 tuổi, đang làm việc thì bị nhồi máu cơ tim cấp, ngưng tim, ngưng thở tổng cộng 90 phút. Ông được đưa tới Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu, ngưng tim nhiều lần trong thời gian vận chuyển, đội cấp cứu đi cùng phải ép tim ngoài lồng ngực liên tục, tiêm 40 ống Adreanalin (thuốc cấp cứu trong ngừng tim) để duy trì nhịp tim yếu ớt của ông. Sau điều trị tích cực, bệnh nhân qua khỏi. Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đánh giá đây là minh chứng cho “thao tác tốt kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn sẽ đảm bảo duy trì sự sống của các tạng”.
Cứu sống nam thanh niên bị ngưng tim, ngưng thở ngoại viện do điện giật
Bệnh nhân T.H.T.V. không may bị giật điện và ngã xuống nước dẫn đến ngưng hô hấp tuần hoàn, ngưng tim, ngưng thở vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cứu sống.
Sau khi bị điện giật ngưng tim, ngưng thở anh V. đã được cứu sống
Trước đó, khoảng 10 giờ sáng ngày 17/6 bệnh nhân T.H.T.V., 28 tuổi, ngụ quận Cái Răng, TP Cần Thơ nhập viện Đa khoa TP Cần Thơ trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở ngoại viện, đồng tử 2 bên giãn to không đáp ứng ánh sáng, nhịp tim, huyết áp không đo được do bị điện giật.
Sau khi nhập viện, anh V. được các bác sĩ khẩn trương cấp cứu như hồi sức tim phổi, ép tim ngoài lồng ngực, đặt nội khí quản, sốc điện, dùng thuốc vận mạch và thở máy.
Sau 30 phút thực hiện các biện pháp hồi sinh tổng hợp, bệnh nhân đã qua được cơn nguy kịch, sinh hiệu dần ổn định hơn, huyết áp đo được 110/60 mmHg, mạch 116 l/phút, đồng tử co nhỏ, da niêm mạc hồng.
Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân tiến triển tốt, thuốc vận mạch cũng đang được sử dụng cho bệnh nhân theo hướng giảm dần liều. Bệnh nhân được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực- Chống độc tiếp tục theo dõi.
Bác sĩ Đăng Văn Hải, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu cho biết, bệnh nhân V. được cứu sống nhờ được cấp cứu ban đầu kịp thời và chính xác không để lại di chứng tổn thương các phủ tạng như não, tim, thận.
Điện giật ngưng tim được cứu sống thần kỳ Trong lúc vớt rác ở một hồ nhỏ trong khuôn viên nơi làm việc, anh T. bị điện giật ngã xuống nước ngưng tim, ngưng thở. Rất may anh đã được cứu sống. Anh T. sau khi được cấp cứu hiện sức khỏe đang hồi phục tốt - Ảnh: HOÀNG ANH Sáng 28-5, tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết bệnh...