Biện pháp giảm đau ngứa da nhanh chóng do cháy nắng gây nên
Mùa hè này, không ít người cảm thấy vô cùng đau đớn, ngứa ngáy và khó chịu do tình trạng cháy nắng gây nên.
Ngứa bắt nguồn từ nhiều lý do và là dấu hiệu cảnh báo da hoặc các tế bào thần kinh trên cơ thể đang gặp vấn đề. Lisa Chipps, chuyên gia y khoa, bác sĩ da liễu tại Beverly Hills, California kiêm người phát ngôn của Tổ chức Ung thư Da, giải thích, ngứa da là dấu hiệu của viêm nhiễm, là phản ứng của cơ thể do chịu tổn thương. Sau khi bị cháy nắng, lớp ngoài cùng của da sẽ khô lại nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào mới và làm lành bề mặt da vốn đã bong tróc.
Sau khi bị cháy nắng, lớp ngoài cùng của da sẽ khô lại nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào mới và làm lành bề mặt da vốn đã bong tróc.
Theo bác sĩ Chipps, gãi khi bị cháy nắng không chỉ gây đau đớn mà còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo. Những vết cháy nắng nhẹ thường mờ dần trong vài ngày, trong khi trường hợp nghiêm trọng hơn có thể kéo dài đến hai tuần. Quá trình cơ thể chữa lành tổn thương càng lâu thì bạn càng phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy nhưng không thể gãi.
Mức độ ngứa là khác nhau tùy thuộc vào từng người. Tuy nhiên, với một số người sở hữu làn da nhạy cảm, họ có khả năng phải đối mặt với cơn ngứa rát đặc biệt nghiêm trọng. Theo Phòng khám Cleveland, dù chỉ ảnh hưởng tới ít người, các triệu chứng khó thể kiểm soát và thường xuất hiện từng đợt trong vòng 48 giờ sau kể từ thời điểm bị cháy nắng.
Gãi là việc làm vô cùng sai lầm khi bị cháy nắng. Chúng sẽ gây viêm nhiễm, làm tổn thương da và khiến tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là một số biện pháp giảm đau ngứa, giúp da mau lành khi gặp phải vấn đề về da này:
Dùng kem dưỡng ẩm
Hơn nữa, hãy chắc chắn bản thân bạn không bị dị ứng hoặc nhạy cảm với những thành phần này. Chúng có khả năng tạo một hàng rào bảo vệ da khỏi nhiệt lượng từ ánh mặt trời.
Video đang HOT
Jules Lipoff, chuyên gia y khoa, bác sĩ da liễu kiêm phó giáo sư tại Đại học Y Pennsylvania, Perelman cho biết, nếu có điều kiện bạn hãy áp dụng kỹ thuật “ngâm và bôi”. Mọi người chỉ cần thoa kem dưỡng da sau khi ngâm mình trong nước mát khoảng 10-20 phút nhằm tăng cường độ ẩm trên da.
Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da không kê đơn như kem hydrocortisone 1% có thể giúp giảm viêm, làm dịu vết cháy nắng. Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, mọi người cần đặc biệt lưu ý tránh dùng các sản phẩm chứa benzocaine hoặc có thành phần kết thúc bằng từ “caine” vì chúng dễ gây kích ứng.
Lựa chọn thuốc không kê đơn
Dùng thuốc không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen là lựa chọn tuyệt vời khi bị cháy nắng.
Do mức độ ngứa có thể tăng cao khi da đang lành, bôi kem dưỡng không phải lúc nào cũng có thể giảm đau. Trong trường hợp này, dùng thuốc không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen là lựa chọn tuyệt vời. Thuốc kháng histamin như Benadryl hoặc Zyrtec cũng có thể giúp làm dịu vết cháy nắng.
Chườm lạnh
Chườm lạnh và tắm là giải pháp vừa đơn giản vừa hiệu quả để xua tan cảm giác bỏng và ngứa do cháy nắng gây nên. Chuyên gia Lipoff cũng khuyên, bạn nên đặt kem dưỡng ẩm trong tủ lạnh vì chúng sẽ làm mát da khi thoa lên cơ thể.
Chườm lạnh và tắm là giải pháp vừa đơn giản vừa hiệu quả để xua tan cảm giác bỏng và ngứa do cháy nắng gây nên.
Giữ nước
Bạn có khả năng mất nhiều nước khi da cháy nắng do cơ thể cố gắng bù đắp lượng chất lỏng bị mất đi. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, mọi người hãy uống nước hoặc đồ uống thể thao để bổ sung chất điện giải. Theo bác sĩ Chipps, tiếp tục bổ sung nước cho đến khi cơ thể không còn bị cháy nắng.
Làm thế nào để ngăn ngừa cháy nắng?
Cách tốt nhất để ngăn ngừa cháy nắng là bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời. Bác sĩ Chipps cho biết, vết cháy nắng có thể gây tổn thương lâu dài cho da như lão hóa sớm hoặc thậm chí gây ung thư da, ung thư hắc sắc tố.
Nếu bắt buộc phải ra ngoài trong thời tiết nóng, bạn hãy đeo kính râm, mặc quần áo chống nắng và luôn luôn sử dụng kem dưỡng da có độ SPF ít nhất là 30. Luôn luôn bôi lại kem sau mỗi 2 giờ và khi đi bơi hoặc đổ nhiều mồ hôi.
(Nguồn: Pre)
Theo afamily
Cháy nắng trong ngày râm mát, vì sao?
Tôi có biểu hiện rát da, sạm da khi xuống biển tắm và đi cả ngày mà không đội mũ mặc dù trời hôm ấy nhiều mây và không có nắng. Có phải tôi bị cháy nắng? Tại sao lại bị như vậy?
Ảnh minh họa
Trả lời:
Cháy nắng là do tiếp xúc với ánh sáng cực tím (UV) quá nhiều. Khi tiếp xúc với tia UV, da tăng tốc độ sản xuất melanin để bảo vệ da. Tuy nhiên, bảo vệ chỉ đến một mức độ tùy thuộc vào số lượng melanin cơ thể có thể sản xuất. Số lượng melanin một người sản xuất được xác định về mặt di truyền và nhiều người chỉ đơn giản là không thể sản xuất melanin, đủ để bảo vệ da tốt.
Khi cháy nắng, da bị sạm màu, đỏ ửng, rát. Mức độ nặng hơn có thể gây phồng rộp trên da, sốt, nhức đầu và mệt mỏi nếu diện tích da bị cháy nắng rộng. Các dấu hiệu và triệu chứng bị cháy nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nhưng cũng có thể mất một ngày hoặc lâu hơn để biết mức độ đầy đủ của cháy nắng. Trong vòng một vài ngày, da có thể tự bong, lột. Tùy thuộc vào mức độ có thể mất nhiều ngày hoặc nhiều hơn để vùng da cháy nắng lành trở lại.
Có thể bị cháy nắng vào những ngày nhiều mây, trời râm bởi 90% các tia cực tím đi qua đám mây. Tia UV cũng có thể phản xạ trên cát, nước, tuyết, đá và các bề mặt phản xạ khác gây đốt cháy làn da nghiêm trọng như ánh sáng mặt trời trực tiếp. Để phòng tránh cháy nắng, cần tránh ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều.
Bởi vì tia nắng mặt trời mạnh nhất trong những giờ này. Mặc quần áo dài, bao tay và chân, đội mũ rộng vành khi ra ngoài trời. Sử dụng kem chống nắng thường xuyên ngay cả vào những ngày có mây. Bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài và bôi lại sau mỗi 2 giờ hoặc khi nó bị cuốn trôi bởi mồ hôi hoặc nước.
BS. Vũ Nam
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bác sĩ trả lời về thực hư về công dụng trị cháy nắng của rượu giấm táo: Mùa hè đến rồi, đừng chị em nào bỏ qua Bên cạnh hiệu quả ngăn ngừa đầy hơi và giảm cân, rượu giấm táo còn được không ít người coi là phương thuốc thần kỳ trị cháy nắng ngày hè. Cháy nắng xảy ra khi làn da tiếp xúc lâu dài và trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, bạn có nguy cơ cao...