Biến nông dân thành chuyên gia trong canh tác lúa thông minh
Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu đã giúp nông dân trở thành chuyên gia ngay trên đồng ruộng của mình.
Chiều nay (17.10) Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền tổ chức hội thảo tổng kết canh tác lúa thông minh ứng phó biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL năm 2016.
Nông dân tham quan mô hình trồng lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại tỉnh Long An
Được biết, canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu là mô hình thực hiện trong vụ hè thu 2016. Mỗi tỉnh sẽ chọn 5 nông dân với diện tích thực hiện mô hình là 0,5ha, tổng diện tích là 5ha/tỉnh, thực hiện canh tác lúa theo mô hình giảm lượng hạt giống gieo sạ hoặc 3 giảm 3 tăng.
Video đang HOT
Theo các nhà khoa học, năng suất trung bình từ 13 mô hình đạt khoảng 6 tấn/ha, lợi nhuận trung bình đạt từ 2.800-2.900 đồng/kg, còn tại các ruộng đối chứng là khoảng 2.400 đồng/kg lúa.
PGS.TS Mai Thành Phụng phát biểu tại hội thảo
Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS Mai Thành Phụng, thành viên Ban cố vấn chương trình, cho rằng: Thông qua kết quá thực hiện mô hình cho thấy chính người nông dân đã ứng phó tốt, còn tất cả các bên chỉ là hỗ trợ, chương trình đã giúp nông dân trở thành chuyên gia ngay trên đồng ruộng của mình. Ông Phụng cũng bày tỏ mong muốn qua chương trình này, 65 nông dân tham gia mô hình sẽ làm nòng cốt giúp phổ biến, nhân rộng mô hình.
Theo Danviet
Nhà nông hiến kế thích ứng biến đổi khí hậu
Sáng nay (13.10), tại tỉnh Bạc Liêu, T.Ư Hội ND Việt Nam phối hợp với Tạp chí Nông thôn Mới và trường ĐH Nam Cần Thơ tổ chức hội thảo "Nông dân (ND) thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH)" với sự tham gia của đông đảo ND thuộc các tỉnh Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và ĐBSCL.
Bà Nguyễn Hồng Lý - Phó Chủ tịch T.Ư Hội ND Việt Nam, cho rằng: Trước tác động của BĐKH, trong sản xuất nông nghiệp, tổ chức Hội ND và hộ ND trực tiếp sản xuất đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc ứng phó với những thay đổi bất thường của thời tiết.
Bà Nguyễn Hồng Lý - Phó Chủ tịch T.Ư Hội ND Việt Nam (ngoài cùng bên trái) trao đổi với các nông dân tại hội thảo.
Việc chuyển đổi mô hình sản xuất nhưng chuyển đổi theo cơ cấu nào; những mô hình do ND tự phát chuyển đổi liệu có trái với chỉ đạo sản xuất của ngành quản lý, liệu có những phát sinh gì về phương thức canh tác?... đang là những vấn đề đặt ra và rất cần sự vào cuộc tích cực, sự hỗ trợ của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý, xây dựng chính sách trong việc tìm câu trả lời làm thế nào để thích ứng BĐKH.
Mô hình sản xuất tôm sử dụng chế phẩm sinh học thích ứng với BĐKH tại thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng mang lại hiệu quả cao.
Tại hội thảo lần này, ngoài những tham luận khoa học chuyên sâu về những biện pháp thích ứng BĐKH của các nhà khoa học, nhiều mô hình sản xuất thích ứng BĐKH có hiệu quả được ND đúc kết từ thực tế sản xuất sẽ được giới thiệu, nhằm giúp cho nhiều ND ở những vùng đang chịu ảnh hưởng từ BĐKH có thể áp dụng, thích ứng tốt nhất với tác động của BĐKH và nâng cao thu nhập.
Theo Danviet
Lũ đã về, dân miền Tây như... sống lại! Lũ về muộn và cao hơn cùng kỳ năm trước làm cho dân nghèo ở miền Tây như được "sống lại" sau thời gian dài chờ đợi để mưu sinh. Theo ghi nhận của chúng tôi, trong những ngày gần đây, nhờ khu vực ĐBSCL thường xuất hiện nhiều cơn mưa lớn kết hợp với nước lũ từ thượng nguồn đổ về nên...