“Biển” người tuần hành lịch sử phản đối tấn công khủng bố tại Pháp
Khoảng 40 lãnh đạo thế giới và hơn 1 triệu người đã đổ xuống các đường phố ở Paris để tham gia cuộc tuần hành quy mô lớn nhằm bày tỏ đoàn kết sau khi 17 người thiệt mạng trong loạt tấn công khủng bố trong 3 ngày liên tiếp, vốn làm rúng động thủ đô của Pháp.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và các nguyên thủ thế giới tham gia tuần hành. (Ảnh: BBC)
(Ảnh: AP)
“Biển” người tập trung tại quảng trường Cộng hòa ở thủ đô Paris. (Ảnh: AFP)
Người tuần hành mang một băng-rôn lớn với dòng chữ: “Chúng tôi là Charlie” để bày tỏ sự ủng hộ với tạp chí châm biếm Charlie Hebdo sau vụ tấn công vào tòa báo này hôm 7/1. (Ảnh: AFP)
Dòng người di chuyển qua đại lộ Voltaire. (Ảnh: Getty)
Hãng tin AFP dẫn lời Bộ trưởng Bộ nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve cho biết đây là cuộc tuần hành có quy mô “chưa từng có” trong lịch sử nước Pháp. Được biết, với con số ước tính khoảng 2,5 triệu người, số lượng người Pháp tham gia tuần hành ngày 11/1 còn hơn cả lễ mừng độc lập năm 1944.
Cuộc tuần hành với sự tham gia của đông đảo người Pháp, không phân biệt tôn giáo, xuất thân, đã xóa tan âm mưu chia rẽ sắc tộc của bọn khủng bố. Đồng thời, cũng thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân Pháp và sự ủng hộ của nhân dân thế giới trước hàng loạt những hành động tấn công khủng bố diễn ra gần đây.
BBC cho hay đám đông tuần hành đang đổ qua các con phố về quảng trường Nation, điểm đích của lễ tuần hành. Trong một diễn biến khác, hãngAFP cho hay Tổng thống Pháp Hollande đã gặp mặt gia đình anh Ahmed Merabet, viên cảnh sát bị bắn chết bên ngoài văn phòng tòa soạn tạp chíCharlie Hebdo sau khi rời cuộc tuần hành.
Người dân Berlin, Đức trong ngày hôm nay đã tập trung tại Cổng Brandenburg với những tấm biểu ngữ mang hình cây bút chì ghi một câu nói của tiểu thuyết gia Victor Hugo: “Tự do bắt đầu ở nơi sự ngu dốt kết thúc”. (Ảnh: AFP)
Số lượng người tham gia tuần hành đã cao hơn dự kiến rất nhiều. Hãng tinAFP cho biết khoảng 2,5 triệu người, trong đó có 1,5 triệu người ở Paris và 1 triệu người tại các nơi khác trên khắp nước Pháp đã tham gia vào cuộc diễu hành này.
Hãng AFP đưa tin lãnh đạo một số quốc gia tham dự đoàn tuần hành như Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh David Cameron đã trở về điện Elysee.
Khoảnh khắc Thủ tướng Đức Angela Merkel bày tỏ lời chia buồn với Tổng thống Pháp Hollande về những thảm kịch liên tiếp ập tới với nước Pháp. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
Luke Heighton, phóng viên báo Telegraph, tường thuật rằng số lượng người tham gia tuần hành vẫn không hề giảm dù trời đang dần tối.
Quảng trường Cộng hòa ở thủ đô Paris nhìn từ trên cao. (Ảnh: AFP)
Một phóng viên hãng BBC cho hay các tiểu thương Hồi giáo đang đưa hoa miễn phí cho những người tham gia cuộc tuần hành, để tưởng niệm 17 nạn nhân thiệt mạng trong tuần qua.
BBC dẫn lời một người Do Thái tại Paris, cho hay đóa hồng trắng trên tay anh là do một người Hồi giáo tặng. Anh chia sẻ khoảnh khắc ấy thật sự rất ý nghĩa: “Chúng tôi đều là anh chị em, đều thuộc nhân loại. Và chúng tôi đang cùng nhau sát cánh với những người thân của gia đình các nạn nhân trong thời điểm khó khăn này. Chúng tôi đoàn kết với nhau”.
Trang CNA của Singapore đưa tin tờ báo Bỉ Le Soir đã phải sơ tán tất cả nhân viên sau khi nhận được một lời đe dọa đánh bom sau 14h30 (giờ Pháp), trước khi cuộc tuần hành diễn ra. Đây dường như là lời thách thức với tất cả những cuộc tuần hành chống khủng bố đang diễn ra khắp thế giới.
Dòng chữ Je suis Charlie (Tôi là Charlie) trên cửa kính ở trụ sở tờ Le Soir.(Ảnh: AFP)
Được biết, tờ Le Soir cũng tham gia vào làn sóng phản đối các tấn công khủng bố ở Pháp tuần vừa rồi với dòng chữ Je suis Charlie (Tôi là Charlie) trên cửa kính ở trụ sở.
Quảng trường Cộng hòa nhìn từ trên cao. (Ảnh: AP)
Người dân khắp nơi trên thế giới hôm nay cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với nước Pháp. Hàng trăm người tập hợp ở tòa thị chính Jerusalem, Israel để hưởng ứng buổi tuần hành ở Paris.
Những cây bút được đặt trên quảng trường Cộng hòa ở thủ đô Paris để tưởng nhớ các họa sĩ biếm hoạ thiệt mạng trong vụ tấn công tạp chí Charlie Hebdo. (Ảnh: AFP)
Người đứng đầu Liên đoàn các nhà thờ Hồi giáo Pháp, Mohammad Moussaoui, đã kêu gọi người Hồi giáo Pháp tham gia vào cuộc tuần hành. Ông Moussaoui cho rằng cuộc tấn công vào tạp chí Charlie Hebdo, khiến 12 người thiệt mạng hôm 7/1, là cuộc tấn công “vào nước Pháp và người Pháp” và người Hồi giáo là một phần của cộng đồng này.
Theo BBC, cuộc tuần hành sẽ diễn ra với 2 tuyến đường chính với điểm đầu là quảng trường Cộng hòa và điểm đích là quảng trường Nation. Trong đó, đi đầu một tuyến đường dọc theo đại lộ Voltaire đến quảng trường Nation là các gia đình có người thân bị giết hại trong những cuộc tấn công ở Paris tuần vừa qua.
Thủ tướng Anh David Cameron (thứ hai, từ phải sang) và Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt (phải) trong cuộc tuần hành. (Ảnh: BBC)
Trang tin Telegraph đăng tải bức ảnh Tổng thống Pháp Francois Hollande cùng các nhà lãnh đạo thế giới như Thủ tướng Ý Matteo Renzi, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy, Thủ tướng Đức Angele Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu… đã sẵn sàng tham gia tuần hành.
Tham gia cuộc tuần hành tại Paris ngày 11/1 có khoảng 40 vị lãnh đạo đến các nước trên thế giới. (Ảnh: Telegraph)
Vào 15 giờ ngày 11/1, khoảng 40 nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ và các nhà lãnh đạo cấp cao đến từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu cuộc tuần hành trên đường phố Paris để bày tỏ tình đoàn kết và sát cánh với nước Pháp trong cuộc chiến chống khủng bố. Ước tính 1 triệu người dân Pháp sẽ tham gia trong cuộc tuần hành lịch sử này.
Một số lãnh đạo và quan chức cấp cao các nước tham gia tuần hành:
Tổng thống Pháp Francois Hollande Thủ tướng Đức Angela Merkel Thủ tướng Anh David Cameron Thủ tướng Ý Matteo Renzi Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy Tổng thống Romania Klaus Iohannis Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg Thủ tướng Ba Lan Ewa Kopacz Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt Thủ tướng Bỉ Charles Michel Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte Thủ tướng Gruzia Irakli Garibachvili
Thủ tướng Na Uy Erna Solberg Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras Thủ tướng Ireland Enda Kenny Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven Thủ tướng Phần Lan Alexander Stubb Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov Bộ trưởng tư pháp Mỹ Eric Holder Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu Vua Jordan Abdullah II và Hoàng hậu Rania Thủ tướng Palestine Mahmud Abbas
Telegraph đưa tin Pháp đã triển khai khoảng 2.200 nhân viên an ninh, bao gồm các tay súng bắn tỉa trên các tòa nhà và cảnh sát mặc thường phục, để bảo vệ những người diễu hành khỏi nguy cơ bị tấn công khủng bố.
Rất đông người tập trung tại Quảng trường Cộng hòa ở thủ đô Paris ngày 11/1 để tham gia cuộc tuần hành. (Ảnh: AFP)
Trong một bài phát biểu sau khi 2 vụ bắt cóc con tin trong ngày 9/1 kết thúc, Tổng thống Pháp đã nói rằng: “Tôi kêu gọi tất cả những người dân Pháp sẽ xuống đường trong ngày Chủ nhật, để cùng nhau bảo vệ những giá trị dân chủ, tự do của nước Pháp”.
Một cô bé tham gia tuần hành và giương cao tấm biển: “Khi lớn lên con sẽ trở thành nhà báo”. (Ảnh: BBC)
Các cuộc đột kích của cảnh sát Pháp ngày 9/1 đã khép lại 53 giờ kinh hoàng, với một vụ thảm sát, hai vụ bắt cóc con tin, 17 dân thường và cảnh sát thiệt mạng, trước khi 3 kẻ hung thủ bị tiêu diệt trong chiến dịch có hơn 80.000 cảnh sát tham gia.
Ước tính hơn 1 triệu người tham gia cuộc tuần hành hôm nay. (Ảnh: AFP)
Trưa ngày 7/1 theo giờ địa phương, một cuộc thảm sát đã xảy ra tại tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo. Hai tay súng được cho là anh em nhà Kouachi đã nã đạn giết chết 12 người, trong đó có những họa sỹ tranh biếm họa nổi tiếng nhất nước Pháp.
Ngày 8/1, một kẻ tấn công đã nổ súng vào một nữ cảnh sát tại ngoại ô phía Nam Paris, khiến nữ cảnh sát này thiệt mạng và làm bị thương một nhân viên quét đường. Nghi phạm vụ tấn công được xác định là Amedy Coulibaly.
2 tuyến đường tuần hành tại Paris. (Đồ họa: BBC)
Chiều ngày 9/1, anh em nhà Kouachi, hai kẻ khủng bố được cho là đã tấn công tòa báo Charlie Hebdo đã tiến vào một xưởng in ở đông bắc Paris và cố thủ tại đây với một con tin. Gần như cùng lúc, nghi phạm Amedy Coulibaly trong vụ tấn công ngày 8/1 đã bắt cóc khoảng 20 con tin ở một tiệm tạp hóa Do Thái tại đông Paris.
Sơ đồ cho thấy 3 vụ tấn công tại Paris trong 3 ngày liên tiếp từ 7-9/1. (Đồ họa: Ngọc Diệp)
Hai vụ bắt cóc con tin ngày 9/1 ở đã kết thúc bằng 2 cuộc đột kích đồng thời, với 3 tên khủng bố bị tiêu diệt, 4 con tin bị thiệt mạng.
Các nghi phạm này có quen biết từ trước và đã phối hợp tiến hành các vụ tấn công khiến cả nước Pháp rúng động trong 3 ngày 7-9/1.
Phạm Thoa- An Bình
Theo dantri
Vụ thảm sát Charlie Hebdo: Pháp săn lùng nghi phạm thứ tư
Pháp đang truy lùng Hayat Bourmeddience, nghi phạm thứ tư trong vụ khủng bố đẫm máu tại tòa báo Charlie Hebdo ở thủ đô Paris (Pháp) khiến 12 người chết.
Hayat Bourmeddience (trái) và Amedy Coulibaly - Ảnh: Reuters
Bourmeddience (26 tuổi), có thể là vợ hoặc bạn gái của Amedy Coulibaly, tay súng khống chế con tin tại một siêu thị ở Port de Vincenne (Pháp).
Trước khi thiệt mạng vào ngày 9.1, Coulibaly tuyên bố đã cùng anh em Kouachi tiến hành vụ tấn công tuần báo châm biếm Charlie Hebdo, khiến 12 người chết.
Anh em Kouachi, bỏ trốn sau vụ tấn công Charlie Hebdo, bị cảnh sát tiêu diệt ở thị trấn Dammartin-en-Goele (Pháp) trong cùng ngày 9.1.
Cảnh sát Pháp đang truy lùng gắt gao Bourmeddience nhằm xâu chuỗi các đầu mối thông tin để điều tra vụ thảm sát tòa báo Charlie Hebdo.
Cảnh sát Pháp tình nghi chính Bourmeddience đã hỗ trợ, câu kết với Coulibaly trong vụ bắn chết nữ cảnh sát Clarrisa Jean-Philippe ở phía nam Paris ngày 8.1 và vụ khống chế con tin ngày 9.1.
Tuy nhiên, AFP và Reuters dẫn lời một số nguồn tin cho rằng Bourmeddience đang ở Thổ Nhĩ Kỳ trước khi vụ tấn công Charlie Hebdo xảy ra vào ngày 7.1.
Một nguồn tin cảnh sát Pháp cho biết các điều tra viên đang điều tra xem Bourmeddience có chạy trốn từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Syria hay không.
AFP dẫn lời một nguồn tin an ninh Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng Bourmeddience đã đến Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 2.1, tức trước vụ thảm sát Charlie Hebdo (7.1) và đang ở Syria.
Theo tờ Telegraph (Anh), mối quan hệ giữa Boumeddiene và Coulibaly bắt đầu kể từ năm 2010.
Theo tờ Daily Mail (Anh), Boumeddiene nhiều khả năng bị Coulibaly "tẩy não" theo hướng cực đoan để giúp y tiến hành những âm mưu tấn công khủng bố. Boumeddiene và Coulibaly từng tổ chức đám cưới theo nghi lễ tôn giáo riêng, mặc dù đám cưới này không được luật pháp nước Pháp công nhận.
Trả lời cảnh sát, cha của Boumeddiene cho biết ông bị sốc vì không thể tin nổi con gái mình có dính líu với một phần tử khủng bố.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Báo Đức bị phóng hỏa sau khi đăng biếm họa của Charlie Hebdo Một tờ báo ở Hamburg, Đức, sớm nay bị phóng hỏa sau khi đăng lại các bức biếm họa của Charlie Hebdo, tạp chí bị tấn công khủng bố hôm 7/1. Trụ sở của báo Hamburger Morgenpost ở Hamburg, Đức. Ảnh: AFP. Tờ nhật báo địa phương Hamburger Morgenpost đã bị ném đá và phóng hỏa vào 1h20 GMT. Tờ báo đã đăng...