“Biến” người khỏe thành người bệnh để nhận tiền hỗ trợ
Ông Nguyễn Hồng Công gần 10 năm qua nhận tiền trợ cấp chính sách dưới tên người khác. Con trai ông khỏe mạnh nhưng cũng được kết luận nhiễm chất độc da cam và được nhận tiền trợ cấp.
“Râu ông nọ cắm cằm bà kia”
Ông Nguyễn Trung Cộng (trú xã Diễn Phúc, huyện Diễn Châu, Nghệ An) gửi đơn đến các cơ quan chức năng tỉnh phản ánh: Từ năm 2002, Nhà nước đã giải quyết, chi trả chế độ trợ cấp nhiễm chất độc hóa học cho ông nhưnghuyện Diễn Châu và xã Diễn Phúc lại chi trả số tiền này cho ông Nguyễn Hồng Công (SN 1952, trú tại xóm Phúc Thiêm).
Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An về việc thu hồi tiền chính sách mà cán bộ xã Diễn Phúc chi trả sai đối tượng.
Sau khi tiến hành kiểm tra, UBND tỉnh Nghệ An kết luận, việc UBND huyện Diễn Châu, Phòng LĐ-TB&XH huyện Diễn Châu giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng cho ông Nguyễn Trung Cộng là không đúng với quy định của pháp luật vì tại thời điểm đó, ông Nguyễn Trung Cộng đang hưởng chế độ thương binh nên không được hưởng chế độ nhiễm chất độc da cam.Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đối tượng chỉ được hưởng cùng lúc hai chế độ nếu có tham gia kháng chiến và có con bị dị dạng, dị tật. Ông Nguyễn Trung Cộng không thuộc trường hợp này.
Kiểm tra hồ sơ chi trả tiền chế độ chính sách của mình, ông Cộng “ngã ngửa” khi thấy mình… bỗng dưng có một người con tên Nguyễn Minh Đức, bị “ sức khỏe yếu, mất trí nhớ, không tự lực sinh hoạt được”, được đề nghị cho hưởng chế độ trợ cấp chất độc da cam. Thực tế, Nguyễn Minh Đức (SN 1990) không bị dị dạng, dị tật, sức khỏe bình thường và là con đẻ của ông… Nguyễn Hồng Công. Đức được hưởng chế độ người bị nhiễm chất độc hóa học từ tháng 10/2002 đến tháng 11/2012 với tổng số tiền hơn 33,8 triệu đồng.
Ngoài ra, UBND xã Diễn Phúc còn chi trả tiền chính sách chất độc da cam cho ông Nguyễn Hồng Công từ 10/2002 đến tháng 10/2010.Qua kiểm tra phát hiện ông Nguyễn Hồng Công nhận tiền trợ cấp người bị nhiễm chất độc hóa học với tổng số tiền hơn 37 triệu đồng dưới hai cái tên Nguyễn Trung Công và Nguyễn Trung Cộng.
Video đang HOT
Về phần mình, ông Nguyễn Hồng Công cho rằng trong việc này, lỗi là do sự tắc trách của cán bộ xã Diễn Phúc. Ông cho biết, cuối tháng 8/2002, khi có chủ trương xét duyệt chế độ trợ cấp cho người nhiễm chất độc da cam, ông cùng con trai Nguyễn Minh Đức đều được hội đồng giám định y khoa Trung tâm Y tế huyện Diễn Châu kết luận đề nghị được hưởng chế độ chất độc da cam. Tuy nhiên quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng của ông lại mang tên Nguyễn Trung Công. Khi ông thắc mắc thì cán bộ chính sách xã nói là không sao vì cả xóm chỉ mình ông tên Công. Ông cũng không rõ vì sao con ông trước đây được xác định nhiễm chất độc da cam, nay lại được xác định khỏe mạnh.
Ông Nguyễn Hồng Công thắc mắc trước kết quả giám định của bố con ông.
“Lúc đầu nhiễm chất độc da cam, giờ có thể đã… hết!”
Trước sự việc rắc rối và nghiêm trọng trên, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH dừng chế độ trợ cấp người bị nhiễm chất độc hóa học đối với ông Nguyễn Trung Cộng đình chỉ chế độ trợ cấp người bị nhiễm chất độc hóa học đối với trường hợp Nguyễn Minh Đức. Đồng thời, UBND tỉnh Nghệ An giao UBND huyện Diễn Châu thu hồi số tiền gần 71 triệu đồng đã chi trả sai cho ông Nguyễn Hồng Công và con trai Nguyễn Minh Đức, chờ hướng xử lý của tỉnh.
Tỉnh cũng đề nghị huyện Diễn Châu chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra Công an huyện Diễn Châu để xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi làm trái quy định pháp luật, gây thất thoát ngân sách Nhà nước.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Võ – Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu – xác nhận, một số cán bộ xã Diễn Phúc đã để xảy ra sai sót trong quá trình chi trả tiền trợ cấp xã hội. Hiện huyện dựa vào kết luận của Sở LĐ-TB&XH tỉnh để có hướng xử lý.
Theo tìm hiểu, các hồ sơ giải quyết chế độ chính sách của ông Nguyễn Trung Cộng và ông Nguyễn Hồng Công đều do ông Đinh Văn Công – nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, cán bộ chính sách xã Diễn Phúc – “tham mưu” cho ông Phạm Quang Thống – nguyên Chủ tịch UBND xã, nay là Bí thư Đảng ủy xã Diễn Phúc ký và đóng dấu.
Ông Thống phân trần: Sai sót do tin tưởng anh em!
Chiều ngày 8/4, ông Phạm Quang Thống cho biết, vẫn chưa nhận được chỉ đạo của UBND huyện về việc thu hồi tiền chi trả sai. “Đợt xét chế độ chất độc da cam vào năm 2002 có tất cả 27 trường hợp. Do tin tưởng anh em trình hồ sơ lên nên chúng tôi thiếu kiểm tra, rà soát các đối tượng dẫn đến thiếu sót, nhầm lẫn trong hồ sơ. Bây giờ vỡ ra mới biết”, ông Thống phân trần.
Hỏi vì sao có chuyện một cháu bé trước được xác định nhiễm chất độc da cam, nay lại được kết luận khỏe mạnh? Ông Thống “phân tích”, có thể lúc kiểm tra cháu Đức bị nhưng sau 7 – 8 năm uống thuốc và điều trị, cháu đã hết nhiễm chất độc hóa học (?!).
“Do tiền trợ cấp hằng năm gia đình ông Công đã nhận đầy đủ nhưng hoàn cảnh gia đình bây giờ còn khó khăn nên khó thu hồi lại được tiền. Chúng tôi đang vận động họ trả dần”, ông Thống cho biết thêm.
Thời gian qua, tại một số địa phương trong tỉnh Nghệ An xảy ra tình trạng cán bộ cơ sở lợi dụng chức vụ, lập hồ sơ trục lợi tiền bảo trợ xã hội cho người thân, gây bức xúc trong dư luận. Trả lời báo chí, ông Bùi Nguyên Lân – Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An thừa nhận, có “lỗ hổng” trong quy trình cấp phát tiền chính sách bảo trợ xã hội là do không có người trực tiếp giám sát tại cơ sở, quá trình theo dõi tăng giảm đối tượng và việc giám sát đối tượng, dẫn đến nguồn tiền chi trả còn nhiều bất cập.
Theo Dantri
Hàng chục người dân cản trở thi công công trình thủy điện
Cho rằng việc xây dựng cầu dân sinh mất an toàn, hàng chục người dân thôn Nà Ven, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn, đã cản trở nhà thầu thi công kênh dẫn nước Công trình thủy điện Sêrêpốk 4A.
Khi người dân kéo ngăn cản nhà thầu thi công, đã có xô xát xảy ra. Theo các nhân chứng, có ít nhất 2 người bị chấn thương phần mềm. Chính quyền xã, huyện, công an đã có mặt can thiệp kịp thời để giải tán đám đông.
Một ngày sau khi xảy ra vụ việc, ngày 10/4, ông Trần Văn Nhượng - Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn - đã chủ trì cuộc họp khẩn liên quan đến vụ việc này. Theo chỉ đạo của ông Trần Văn Nhượng, đối với đoạn đường tạm, chủ đầu tư, đơn vị thi công phải nhanh chóng nâng cao mặt đường, hạ thấp độ dốc, phun nước chống bụi. Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn nhấn mạnh, không để tình trạng lầy lội xảy tại đoạn đường tạm dẫn qua kênh để đảm bảo an toàn cho người dân.
Đối với công trình cầu dân sinh Nà Ven, yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công dừng công tác thi công. Vấn đề này, UBND huyện Buôn Đôn sẽ có công văn báo cáo lên UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị kiểm tra, thẩm định lại độ an toàn của cầu.
Qua sự việc hàng trăm người dân thôn Nà Ven, xã Ea Wer cản trở nhà thầu thi công, UBND huyện Buôn Đôn cũng chỉ đạo UBND xã Ea Wer giải thích, vận động người dân, không để xảy ra tình trạng tương tự.
Liên quan đến cầu dân sinh vượt kênh này, ngày 8/4, trong biên bản kiểm tra công trình, Sở GTVT Đắk Lắk đã yêu cầu chủ đầu tư là Công ty cổ phần thủy điện Buôn Đôn hiệu chỉnh thiết kế, cho triển khai thi công mặt đường hai bên đầu cầu với độ dốc tối đa là 5% (so với độ dốc thiết kế là 6,20% và 6,45%).
Gia cố láng nhựa mặt đường, làm rãnh thoát nước kiên cố, bố trí tường hộ lan mềm hai bên đường đầu cầu... Cũng theo biên bản này thì cầu dân sinh Nà Ven "được phê duyệt bản vẽ thiết kế thi công phù hợp với quy định".
Theo Dantri
Chủ tịch xã "lót tay" cho thanh tra huyện Ngày 8/4, UBND huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) xác nhận thông tin về việc Chủ tịch UBND xã Tân Hộ Cơ đưa phong bì cho thanh tra huyện. Theo báo cáo của thanh tra huyện, khi đội thanh tra đến xã Tân Hộ Cơ làm nhiệm vụ đã được Chủ tịch xã Tân Hộ Cơ là ông H.T.C. mời đi ăn uống. Tổ...