Biển người hò reo đón năm mới ở New York
Biển người thổi còi, reo hò, ôm hôn nhau ngay khi quả cầu pha lê nổi tiếng được thả xuống ở Quảng trường Thời đại, thành phố New York, Mỹ, báo hiệu thời khắc bắt đầu một năm mới.
Quảng trường Thời đại trong thời khắc đầu tiên của năm mới. Ảnh: AFP.
Phó chánh án tòa án tối cao Mỹ Sonia Sotomayor là người đếm ngược 60 giây cuối cùng và ấn nút thả quả cầu pha lê nổi tiếng từ trên tháp xuống, AP cho biết. Quả cầu nổi tiếng này được ghép lại từ 2.688 mảnh pha lê và nặng khoảng 5 tấn.
Quảng trường Thời đại chìm trong ánh đèn neon với đám đông hân hoan đón chào năm mới, AFP mô tả. Ba nhà du hành vũ trụ đang ở Trạm Vũ trụ quốc tế ISS xuất hiện trên màn hình lớn và chúc một năm mới vui vẻ.
“Thời tiết rất lạnh, nhưng ở đây có nhiều hoạt động giải trí”, người phụ nữ họ Sara đến từ New Jersey nói. Cô tới khu vực quảng trường từ lúc 7h tối (giờ địa phương) để có được vị trí nhìn tốt nhất.
Kerrie McConaghy, một sinh viên người Ireland, đội chiếc mũ lớn màu xanh và không ngừng nhảy lên nhảy xuống.
Video đang HOT
“Thật không thể tin được”, McConaghy nói. “Được nhìn thấy ánh sáng, quả cầu pha lê, nghe nhạc, tất cả mọi người. Thật tuyệt vời”.
Sự kiện thường niên ở New York năm nay có sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ như Miley Cyrus, Macklemore, Ryan Lewis và Blondie. Đây cũng là động lực giúp đám đông trải qua khoảng thời gian chờ đợi dài khi lực lượng an ninh yêu cầu khán giả vào quảng trường trước giao thừa tới 12 giờ đồng hồ.
“Lần nào tôi cũng nói là lần cuối, nhưng rồi tôi vẫn quay lại”, Yasmina Merrir, 42 tuổi, đến từ thủ đô Washington, nói. Merrir cho biết đây là lần thứ 4 chứng kiến quả cầu pha lê trong sự kiện đếm ngược. Cô phải nhịn ăn và không uống bất cứ thứ gì để đối phó với tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng trong quảng trường.
Theo VNE
Người Mỹ biểu tình phản đối tấn công Syria
Hàng trăm người hôm qua tổ chức biểu tình ở nhiều thành phố của Mỹ để phản đối ý định không kích Syria, khi Washington có thể sẽ đơn phương tấn công quốc gia Trung Đông để cảnh cáo việc sử dụng vũ khí hóa học.
Những người ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, những người ủng hộ phe đối lập và cả những người dân căm ghét chiến tranh đổ về quảng trường Thời đại của New York.
"Mỹ, NATO, hãy buông tha Syria", hàng trăm người biểu tình hô vang giữa hàng nghìn khách du lịch, một số người cầm ảnh của ông Assad, một số người chỉ mang biểu ngữ phản chiến.
Khaldon Makhoul, 43 tuổi, một bác sĩ chuyển từ Syria sang Mỹ cách đây 17 năm, cầm biểu ngữ có dòng chữ "Syria = Iraq. Đều là những lời dối trá".
"Đây lại là một lời nói dối nữa và rất nhiều người sẽ chết chẳng vì điều gì cả", ông nói. "Vũ khí hóa học ở đâu? Cho đến bây giờ chúng ta vẫn không tìm thấy nó. Binh lính Mỹ sẽ hy sinh vô cớ. Bằng chứng đâu?".
Những người biểu tình Syria gốc Kito giáo vẫy lá cờ đỏ, đen, trắng của quốc gia Trung Đông, ủng hộ ông Assad và bác bỏ cáo buộc ông đứng đằng sau vụ tấn công hóa học gây chết hàng loạt dân thường tuần trước. Họ nói rằng cáo buộc quân đội Syria dùng vũ khí giết người hàng loạt đó là những lời dối trá hoàn toàn.
Giáo viên đã nghỉ hưu Robert Shainwald cho hay ông phản đối bất kỳ sự tham gia nào của Mỹ vào cuộc nội chiến ở Syria. "Tôi không muốn đất nước này dính líu đến một cuộc chiến tranh nào nữa. Tất cả đều thua, bất kể là bên nào. Thế là quá đủ rồi. Chúng ta phải thoát khỏi địa ngục".
Đứng cách những người biểu tình một đoạn, khi các du khách đang say mê chụp ảnh với các nhân vật hoạt hình Disney dưới những màn hình lớn lung linh, Jose Martinez, mặc trang phục Người Nhện, bày tỏ quan điểm của mình: "Tôi tin rằng đây là một sự ngu xuẩn. Con người giết chết nhau chẳng vì lý do gì. Mỹ muốn không kích. Chỉ làm mà thậm chí chẳng thèm suy nghĩ gì. Người dân ở đó đang chết dần, họ không có quyền để ngăn điều đó lại".
Tuy nhiên, trên một đường phố khác, một nhóm người ủng hộ phe đối lập của Syria lại cầm cờ trắng xanh hô vang: "Assad là một tên khủng bố. Assad là Hitler". Đôi lúc họ có những hành động bày tỏ sự giận dữ thái quá khiến cảnh sát phải triển khai theo sát họ để đảm bảo an ninh.
Nezar Yabroudi, một tài xế người gốc Damascus, cầm tấm biển có hình ảnh của hàng trăm trẻ em đã thiệt mạng trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học. "Ngài tổng thống, ngài cần thêm bằng chứng nữa sao?", dòng chữ trên tấm bảng viết.
"Những người dân đang chết dần mỗi ngày. Chúng ta phải đợi bao nhiêu cuộc thảm sát nữa, bao nhiêu giới hạn đỏ nữa?", Yabroudi nói, với ý nhắc đến cam kết của Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi năm ngoái, rằng việc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học là vượt qua "giới hạn đỏ".
Người Mỹ biểu tình phản đối tấn công Syria trước Nhà Trắng. Ảnh: AFP
Các cuộc biểu tình phản chiến khác cũng được tổ chức ở thủ đô Washington, Los Angeles, Chicago và Dearborn tối qua.
Nhà Trắng tuyên bố ông Obama sẽ đưa ra quyết định về việc không kích Syria theo hướng có lợi nhất cho Mỹ. Ông tin rằng có những lợi ích cốt lõi của Mỹ đang bị đe dọa và những nước vi phạm luật quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học phải bị trừng phạt. Trong bối cảnh quốc hội Anh vừa bỏ phiếu chống lại việc can thiệp quân sự vào Syria, giới chức Mỹ đang cân nhắc đến phương án hành động đơn phương.
Phe đối lập ở Syria cáo buộc khoảng 1.300 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương do hít phải khí gas độc từ cuộc tấn công của phe chính phủ hôm 21/8. Tuy nhiên, chính quyền ông Assad bác bỏ điều này và đổ lỗi cho phe đối lập về vụ tấn công.
Anh Ngọc
Theo VNE
Choáng với tàu chở hàng lớn nhất thế giới cao hơn tòa nhà 20 tầng Không chỉ sở hữu chiều cao đáng kinh ngạc 73m, tương đương với tòa nhà hơn 20 tầng, tàu chở hàng lớn nhất thế giới còn "siêu khủng" ở khả năng chuyên chở lên tới 18.000 containers. Lượng thép được dùng để đóng được tàu này đủ để dựng 8 tháp Eiffel. Được hạ thủy hồi tháng hai và chính thức đặt tên...