Biển người giữa mùa dịch
Chứng kiến các khán đài đông nghẹt không có bất cứ biện pháp phòng dịch nào tại Euro 2020, đã khiến WHO phải lên tiếng cảnh báo.
Ảnh minh họa/INT
Giám đốc văn phòng khu vực châu Âu của tổ chức này là Robb Butler hôm 22/6 cho biết, WHO thấy lo ngại về việc một số quốc gia đăng cai đang nới lỏng quá đà các biện pháp phòng dịch, thậm chí tăng số lượng khán giả được cho phép tại một số sân vận động.
Ngoài sân Puskas Arena ở Budapest ( Hungary) tiếp đón khoảng 67 nghìn khán giả, tương đương 100% sức chứa cho 4 trận đấu của Bảng F “tử thần”, thì hiện tượng khán giả vượt số lượng cho phép cũng xuất hiện tại nhiều nơi.
Sân Wembley London cho 60 nghìn khán giả vào sân so với giới hạn ban đầu là 40 nghìn người, trong khi sân Copenhagen, Đan Mạch cũng cho 25 nghìn cổ động viên có mặt so với giới hạn 16 nghìn. Trong khi đó, hầu hết các sân vận động đăng cai Euro 2020 đều áp dụng giới hạn khán giả từ 25% đến 45% sức chứa.
Video đang HOT
Quyết định khác biệt của chính quyền Hungary nói trên khiến các chuyên gia y tế bất ngờ, vì chỉ hai tháng trước nước này còn nằm trong nhóm dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tử vong do Covid-19.
Đây được coi là quyết tâm khẳng định hình ảnh quốc gia an toàn của Thủ tướng Hungary Viktor Orban sau một chiến dịch tiêm chủng thần tốc. Tất cả khán giả vào sân đều bắt buộc phải hoàn thành tiêm chủng ngừa Covid-19 và có thẻ chứng nhận miễn dịch.
Cũng như Hungary, tất cả các nước đăng cai Euro 2020 đều nằm trong nhóm có tỷ lệ tiêm chủng cao của thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế hiện vẫn chưa có nước nào chính thức được WHO xác nhận đã đạt miễn dịch cộng đồng với Covid-19. Thậm chí một nước chủ nhà Euro 2020 là Nga còn đang là vùng dịch lớn thứ 6 thế giới, với trung bình mỗi ngày có trên dưới 16 nghìn ca nhiễm mới.
Sân vận động ở thành phố Saint-Peterburg (Nga) đăng cai 3 trận vòng bảng và một trận tứ kết cho phép đón lượng khán giả tương đương 50% số ghế. Đây là một biện pháp hạn chế để phòng dịch, nhưng trong bối cảnh virus vẫn còn hoành hành dữ dội trong nước thì đây vẫn là sự tập trung đông người tiểm ẩn không ít rủi ro.
Trên thực tế dịch tễ, việc tiêm phòng vắc-xin đầy đủ cũng không đảm bảo cho việc ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan của virus. Hiện đã có những thông báo chính thức đầu tiên về số ca nhiễm liên quan đến các hoạt động của Euro 2020.
Trong đó quan chức y tế Đan Mạch Anette Lykke Petri cho biết, tính từ đầu giải đã có 29 ca nhiễm được phát hiện liên quan đến các trận đấu và con số thực tế có thể còn cao hơn.
Lây lan virus là mối lo ngại không thể tránh khỏi khi một số lượng lớn người tập trung một chỗ như trong sân vận động, một trong những môi trường có khả năng lây lan cao nhất. Hàng loạt các điểm nóng về Covid-19 trên thế giới hiện nay như Ấn Độ hay các nước Đông Nam Á đều có hệ quả từ các lễ hội đông người diễn ra trước đó.
Do đó rủi ro từ các sự kiện lớn trong bối cảnh đại dịch chưa kết thúc chính là nguyên nhân khiến người dân các nước không muốn đăng cai những giải đấu lớn. Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020 cũng đang đối mặt với sự phản đối như vậy và việc có tiếp tục tổ chức sự kiện bị hoãn lại từ năm ngoái này vẫn đang là đề tài gây tranh cãi.
Hungary và Pháp cân nhắc siết chặt biện pháp hạn chế
Ngày 26/2, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết nước này có thể xem xét siết chặt các biện pháp hạn chế trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 được dự báo sẽ tăng mạnh trong 2 tuần tới.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên đài phát thanh, Thủ tướng Orban nêu rõ đến đầu tháng 4, khoảng 2,5 triệu - 2,6 triệu người Hungary đã đăng ký tiêm phòng COVID-19 sẽ được tiêm ít nhất 1 liều vaccine. Ông Orban bày tỏ hy vọng bản thân có thể được tiêm vaccine của Sinopharm (Trung Quốc) vào đầu tuần tới.
Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh Hungary cần hạn chế việc đi lại ngoài châu Âu, kể cả vì mục đích công tác. Thủ tướng Orban cho hay chính phủ đang lên kế hoạch áp đặt quy định đi lại cực kỳ nghiêm ngặt, đồng thời tùy thuộc vào tốc độ lây nhiễm trong những ngày tới mà có thể xem xét cần siết chặt các biện pháp hạn chế hiện nay.
Với dân số khoảng 10 triệu người, Hungary đã ghi nhận 414.514 ca nhiễm kể từ khi đại dịch bùng phát, trong đó có 14.672 ca tử vong do COVID-19. Số ca nhiễm mới trong ngày đã tăng thêm 4.385 ca vào ngày 25/2, mức cao nhất theo ngày trong năm nay. Chính phủ Hungary đã kéo dài lệnh phong tỏa một phần cho đến ngày 15/3 tới. Toàn bộ các trường trung học, khách sạn đã đóng cửa kể từ ngày 11/11/2020, trong khi các nhà hàng chỉ phục vụ đồ ăn mang về.
Ngày 24/2 vừa qua, Hungary đã trở thành thành viên đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) tiêm phòng cho người dân bằng vaccine của Sinopharm, sau khi triển khai tiêm vaccine Sputnik V của Nga. Cho đến nay, hơn 500.000 người Hungary đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19.
Trong khi đó, Pháp cũng đang xem xét đề xuất áp đặt lệnh phong tỏa kéo dài 3 tuần nhằm hạn chế dịch COVID-19 lây lan. Phát biểu trên kênh phát thanh France Inter ngày 26/2, Chính phủ Pháp Gabriel Attal khẳng định chính phủ sẽ cân nhắc kế hoạch này, dù bày tỏ hoài nghi về tính hiệu quả của việc áp đặt lệnh phong tỏa trong thời gian ngắn như vậy.
Giới chuyên gia y tế đánh giá Pháp sẽ không thể tránh được việc áp đặt các biện pháp phong tỏa mới do số ca mắc COVID-19 đang tăng lên và tình hình bệnh viện tại Paris đang rất căng thẳng.
Ngày 25/2, Phó Thị trưởng Paris cho biết chính quyền thủ đô sẽ đệ trình lên chính phủ kế hoạch phong tỏa kéo dài 3 tuần. Trước đó, Thủ tướng Pháp Jean Castex cũng đã tuyên bố nước này sẽ áp đặt các biện pháp, bao gồm lệnh phong tỏa vào cuối tuần tại Paris và 19 khu vực khác kể từ đầu tháng 3 nếu tình hình dịch COVID-19 xấu đi.
Quốc gia EU đầu tiên cấp phép vaccine Covid-19 của Trung Quốc Động thái này diễn ra chỉ một tuần sau khi Hungary cũng là thành viên EU đầu tiên mua vaccine ngừa Covid-19 Sputnik V của Nga... Hungary ghi nhận gần 365.000 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 12.374 ca tử vong - Ảnh: Getty Images Theo tin từ Reuters, Hungary vừa trở thành quốc gia đầu tiên tại Liên minh châu Âu (EU)...