“Biển” người Đức xuống đường biểu tình chống nạn bài Hồi giáo
Tối 12/1, khoảng 100.000 người tại nhiều thành phố ở Đức đã xuống đường mít-tinh, biểu tình phản đối chủ nghĩa cực đoan cũng như lên án phong trào chống Hồi giáo (Pegida) đang có nguy cơ phát triển mạnh ở nước này.
Người Đức xuống đường tại Dresden. (Ảnh: BBC)
Tại thành phố Leipzig thuộc bang Sachsen, khoảng 30.000 người đã tuần hành lên án chủ nghĩa cực đoan, nạn bài người Hồi giáo của phong trào “Người châu Âu chống Hồi giáo hóa phương Tây” (Pegida). Đây là lần đầu tiên nổ ra cuộc biểu tình phản đối Pegida tại thành phố này.
Tại thành phố Mnchen ở miền Nam, dưới khẩu hiệu “Mnchen đa sắc màu”, khoảng 20.000 người cũng đã tuần hành trên các đường phố để chống phong trào Pegida mang màu sắc của chủ nghĩa phát-xít mới, đồng thời bày tỏ mong ước về một xã hội thanh bình, nơi con người có thể chung sống hòa thuận, bình đẳng, không phân biệt tôn giáo, văn hóa và màu da.
Tại thủ đô Berlin, hàng nghìn người dân tập trung tại cổng thành Brandenburg cũng như trước Đại sứ quán Pháp để bày tỏ sự phản đối chủ nghĩa cực đoan và lên án phong trào Pegida. Cảnh sát đã phải lập hàng rào phân tách người biểu tình, để đề phòng nguy cơ xảy ra đụng độ giữa hai phe phản đối và ủng hộ Pegida.
Tại Dresden, nơi xuất phát của phong trào Pegida, khoảng 25.000 cũng người xuống đường bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Pháp sau các vụ tấn công khủng bố đẫm máu vừa qua tại Paris. Những người biểu tình yêu cầu chính phủ sửa đổi luật nhập cư và ngừng “gây chiến” với Nga…
Video đang HOT
Thời gian qua, tại Đức đã xuất hiện phong trào biểu tình chống Hồi giáo mang tên Pegida. Phong trào này khởi phát từ Dresden và nhanh chóng lan rộng đến nhiều thành phố trên cả nước thông qua các cuộc biểu tình mang màu sắc của chủ nghĩa phát-xít mới.
Sự xuất hiện của phong trào này đang cổ súy cho chủ nghĩa cực hữu, bài ngoại và chống Hồi giáo ở Đức, một xu thế nguy hiểm trong xã hội Đức vốn có rất đông người nhập cư.
Vì thế, để phản đối Pegida, nhiều người dân Đức đã xuống đường biểu tình chống lại biểu hiện của chủ nghĩa phát-xít mới, tạo ra hai luồng biểu tình đối kháng trong xã hội. Nhiều công trình kiến trúc biểu tượng của Đức như cổng thành Brandenburg, nhà thờ Cologne và trụ sở các cơ quan chính quyền đều được tắt điện với khẩu hiệu “Tắt ánh sáng để chống chủ nghĩa phát-xít mới”.
Bên cạnh biểu tình chống phòng trào Pegida, những người Đức ôn hòa cũng lên án chủ nghĩa cực đoan để bày tỏ tình đoàn kết với người dân Pháp sau các vụ khủng bố kinh hoàng cuối tuần qua.
Theo kế hoạch, vào tối 13/1, tại Berlin sẽ diễn ra một cuộc mít-tinh lớn chống chủ nghĩa cực đoan với sự tham dự của các quan chức chính phủ hàng đầu, trong đó có Tổng thống Joachim Gauck và Thủ tướng Angela Merkel.
Vũ Anh
Theo Dantri/AFP
Tổng thống Mỹ bị chỉ trích vì vắng mặt trong cuộc tuần hành tại Paris
Hơn 40 vị lãnh đạo từ các nước trên thế giới hôm qua đã tụ họp về Paris cùng bày tỏ tình cảm đoàn kết với nước Pháp trong cuộc chiến chống khủng bố. Tuy nhiên, người ta không thấy bóng dáng của Tổng thống Mỹ Barack Obama trong sự kiện đoàn kết này.
Cuộc tuần hành ngày 11//1 tại Pháp có sự tham gia của hơn 40 lãnh đạo từ khắp trên thế giới. (Ảnh: The Hill)
Ngày 11/1, khoảng 44 vị lãnh đạo nước ngoài, trong đó có Đức, Ý, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Palestine, Israel đã khoác tay Tổng thống Pháp Francois Hollande đi đầu cuộc tuần hành với hàng triệu người tham gia tại Paris. Đây là cuộc tuần hành lớn nhất trong lịch sử Pháp nhằm tưởng nhớ 17 nạn nhân đã thiệt mạng trong những vụ tấn công đẫm máu ở Paris.
Ban đầu, Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ Eric Holder, người đã đến Pháp để hội đàm về cuộc chiến chống khủng bố trước đó, dự kiến tham gia tuần hành. Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ tại Pháp Jane Hartley đã thay thế ông đại diện cho Washington trong cuộc tuần hành lịch sử này.
Truyền thông Mỹ đặt câu hỏi tại sao Tổng thống Obama lại không tham dự, hoặc cử Phó tổng thống Joe Biden hay Ngoại trưởng John Kerry thay mặt ông. Được biết, Ngoại trưởng Kerry đang trong chuyến thăm Ấn Độ, vốn đã được lên kế hoạch từ trước khá lâu.
Hãng tin CNN đã bình luận rằng sự vắng mặt của các quan chức cấp cao của Mỹ là một thiếu sót. Trong khi đó, một người dẫn chương trình của kênh Fox News chia sẻ trên trang Twitter: "Tổng thống Obama đâu rồi? Tại sao ông ấy không đến Pháp tham dự lễ tuần hành?".
Tổng thống Obama đến thăm Đại sứ quán Pháp tại Mỹ ngày 8/1 để chia buồn với nước Pháp về thảm kịch tại tòa báo Charlie Hebdo. (Ảnh: Straits Times).
Ngay chính trong nội bộ Mỹ cũng có ý kiến chỉ trích ông Obama. Cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich, người từng tranh cử ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2012, nhận xét: "Thật đáng buồn khi gần 50 lãnh đạo thế giới cùng sát cánh bên nhau, biểu thị tình đoàn kết ở Paris nhưng Tổng thống Obama lại không tham gia".
Hiện Nhà Trắng chưa đưa ra phản ứng nào trước các chỉ trích trên. Tuy nhiên, hôm 9/1, ông Obama đã tuyên bố: "Tôi muốn nhân dân Pháp biết rằng nước Mỹ ở bên các bạn không chỉ hôm nay mà cả ngày mai".
Trước đó, vị Tổng thống đương nhiệm của Mỹ đã đến Đại sứ quán Pháp tại Washington, khi vừa trở về từ một chuyến công tác, để bày tỏ tình cảm chia sẻ với người dân Pháp ngay trong ngày đầu tiên sau khi vụ thảm sát tòa báoCharlie Hebdo xảy ra.
Thoa Phạm
Theo Dantri/The Hill
Thế giới xuống đường sát cánh cùng nước Pháp Cùng với cuộc tuần hành lịch sử của gần 4 triệu người tại Paris ngày hôm qua 11/1, người dân nhiều nước trên thế giới cũng xuống đường thể hiện tình đoàn kết với người dân Pháp sau các vụ khủng bố làm 17 người thiệt mạng tại Paris vừa qua. Bắt đầu từ lúc 11 giờ sáng giờ địa phương, tại Canada,...