Biển người đội nắng xem rước kiệu Bà Thiên Hậu ở Bình Dương
Ban tổ chức Lễ hội Rằm tháng Giêng thông báo lịch 15h chiều 19/2 (tức 15/1 âm lịch) mới bắt đầu lễ rước, nhưng từ trưa, tại các ngã đường dẫn vào chùa Bà Thiên Hậu ( Bình Dương) dòng người đổ về chật kín. Hàng trăm người tranh nhau trèo lên tường, mái nhà để xem rước kiệu Bà.
Ghi nhận của PV Tiền Phong, đúng 15h chiều ngày 19/2 (tức ngày 15/1 âm lịch) Lễ rước kiệu Bà Thiên Hậu chính thức bắt đầu với điểm xuất phát trước cổng chùa Bà Thiên Hậu phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương. Dù vậy, dòng người đã đổ về địa điểm này chật kín từ giữa trưa để tham gia lễ hội.
Lễ rước kiệu tại chùa Bà Thiên Hậu, người đứng kín đường
Tại Bình Dương, nhiệt độ vào trưa cùng ngày đến 37 độ. Dù cho thời tiết nắng như đổ lửa, biển người vẫn “đội nắng” đi theo đoàn rước kiệu. Trên đường không còn chỗ để chen chân, nhiều người đã tranh nhau chọn chỗ thích hợp đứng xem đoàn rước. Một số người không ngại huy hiểm đã trèo lên tường, mái nhà, cành cây để tận mắt xem cảnh rước kiệu tại lễ hội.
Đường chật kín, nhiều người trèo lên tường nhà ngồi xem
Dưới đường, hàng chục đoàn lân sư rồng nhảy múa, tiếng trống vang dồn dập khiến khu vực trở nên náo nhiệt. Trong khi đó, sự xuất hiện của “Tôn Ngộ Không” cũng khiến người dân và du khách thích thú, hô vang “tề thiên đến rồi”. Theo ghi nhận, tại các đầu đường dẫn vào hướng chùa Bà Thiên Hậu, lực lượng chức năng đã dùng rào chắn không cho phương tiện lưu thông vào. Trên các đường dẫn đến chùa Bà với bán kính gần 1 ki-lô-mét người đông nghịch.
Bất kể là phụ nữ, trẻ con đều bất chấp nguy hiểm trèo lên tường cao ngồi xem rước kiệu
Video đang HOT
Một em nhỏ cùng người thân ngồi trên cao xem rước kiệu
Một người đàn ông tranh được chỗ cao nhất đứng xem rước kiệu
Nhiều người trèo lên cả mái nhà để xem rước kiệu
Biển người rước kiệu Bà Thiên Hậu
Sự xuất hiện của “Tôn Ngộ Không” cũng khiến du khách thích thú
Ngoài đường chật kín người, trong chùa cũng đông nghịch
Chùa Bà Thiên Hậu tại phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, nơi rước kiệu Bà
Theo tienphong.vn
Đầu năm tham quan khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á
KDL Đại Nam là một quần thể công trình lớn như đền thờ, tường thành, khách sạn, núi, sông... với diện tích 700 ha.
Một góc KDL Đại Nam nhìn từ trên cao
Nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 40km, Khu du lịch (KDL) Đại Nam là một điểm du lịch bậc nhất tại Bình Dương với một quần thể những hạng mục công trình lớn như đền thờ, tường thành, khách sạn, núi non, sông biển, vườn bách thú, khu vui chơi giải trí, quảng trường... với tổng diện tích hơn 700 ha.
Đa dạng dịch vụ du lịch văn hóa, giải trí, khám phá...
Đến với khu du lịch Đại Nam, bạn có thể tham quan và chiêm ngưỡng những công trình đẹp và hiện với diện tích rộng lớn được chia làm 6 cụm riêng biệt: Khu thờ tự; Khu trò chơi; Vườn bách thú; Biển nhân tạo; Trường đua phức hợp "5 trong 1"...
Ngoài ra, khi đến đây, bạn cũng có thể tắm biển Đại Nam, tham quan sở thú với nhiều loại động vật hiếm, được bảo vệ. Bên cạnh đó là khu vui chơi, giải trí với nhiều bộ môn khác nhau như tàu lượn siêu tốc, thế giới tuyết, vòng xoay vũ trụ hay thế giới phim 4D. Những trò chơi thu hút đông đảo giới trẻ chính là đua xe thể thức, tàu hải tặc, thám hiểm bầu trời, con tàu lốc xoáy.
Giá vé vào cổng của khu Du lịch Đại Nam là 100.000 đồng/người lớn và trẻ em là 50.000 đồng/trẻ em có chiều cao 1 - 1,4m.
Với diện tích tổng diện tích hơn 700 ha, để tham quan, khám phá toàn bộ KDL Đại Nam bạn có thể di chuyển bằng hệ thống xe buýt 2 tầng (miễn phí) hoặc xe lửa (giá khoảng 20.000VND/vé người lớn và 15.000VND/vé trẻ em. Nếu không muốn đi xe công cộng, bạn có thể lựa chọn xe điện để di chuyển với giá vé khoảng 80.000 đồng/xe/tiếng (xe 4 chỗ) và 140.000 đồng/xe/tiếng (xe 6 chỗ).
Du khách nô đùa trong dòng nước biển nhân tạo tại KDL Đại Nam
Đừng quên thưởng thức bánh bèo chén, gà đất sét
Đến khu du lịch này, đừng quên thưởng thức các đặc sản nổi tiếng ở đây như: Bánh bèo chén Bến Chành (Đê Sông Sài Gòn, P. Tân An), gà đất sét nổi tiếng ở nhà hàng Hương Quê - Ẩm Thực Sân Vườn (81 Hồ Văn Cống, P. Tương Bình Hiệp, TDM), cách Đại Nam khoảng 3km.
Ngoài ra, có thể ghé quán ăn Tân Sake với những món mộc mạc như: bù tọt kho mắm ruốc, dế cơm chiên, rắn, rùa, cua đinh, kỳ đà, cá đồng, ếch, các loại rau đồng quê, khoai mì chấm đậu muối (ĐC: Cầu Bà Cô, Tương Bình Hiệp, Thủ Dầu Một; ĐT: 0274 730 1485); Quán Hoàng Cung trầm lắng đậm chất cố đô Huế với nhiều món ăn như món lẩu, hải sản, súp tủy bò... (Số 45 Trần Bình Trọng, Phú Thọ, Thủ Dầu Một, ĐT: 0274 363 9739).
Nếu bạn muốn thưởng thức món ăn đặc sắc của các quốc gia trên thế giới và đặc biệt là đất nước Trung Hoa thì Lương Sơn quán (23/5 Đại lộ Bình Dương, Phú Hòa, Thủ Dầu Một, ĐT: 0274 383 7067)...
Về lưu trú, bạn có thể chọn khách sạn Đại Nam tương đương khách sạn 3 sao, với hơn 300 phòng được trang bị đầy đủ tiện nghi cao cấp; Khách Sạn Tiamo với hơn 30 phòng lưu trú đầy đủ tiện nghi (lô 25 - 28 E1, Đường số 7 trong Khu biệt thự Phú Thịnh) nằm ven sông Sài Gòn thoáng đãng và thơ mộng, giá 260 - 450 ngàn/ngày (ĐT: 0917 219955).
Đến Đại Nam "trong vòng một nốt nhạc"
Hiện nay, vì nhu cầu tham quan, du lịch của người dân khá đông nên đã có 2 tuyến xe buýt từ TPHCM đến KDL Đại Nam, bạn có thể di chuyển bằng xe buýt với xe 615 từ Bến xe Chợ Lớn hoặc xe buýt số 616 xuất phát từ Bến Thành (quận 1, TP.HCM).
Nếu đi xe máy hoặc ô tô riêng, sau khi qua cầu vượt Tân Thới Hiệp vào đường Lê Văn Khương (quận 12, bạn tiếp tục di chuyển theo đường Đặng Thúc Vinh/TD9 qua cầu Cầu Sáng (nối huyện Hóc Môn với huyện Củ Chị), Hà Duy Phiên (huyện Củ Chi). Hết đường Hà Duy Phiên, rẽ phải vào đường DT8, chạy khoảng 200m để lên cầu Phú Cường (nối Củ Chi với TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương). Khi đi đổ dốc cầu Phú Cường, các bạn nên chạy chậm và chú ý quan sát vì dưới dốc cầu có trạm thu phí, xe tải thường tranh nhau vào làn thu phí.
Khi đi qua trạm thu phí Cầu Phú Cường,tiếp tục chạy thẳng ra đường Huỳnh Văn Cù để tới Đại lộ Bình Dương và rẽ trái, chạy khoảng 2,5km nữa là tới KDL Đại Nam.
Nếu bạn không rành về đường tại TP.HCM, bạn nên xuất phát từ ngã tư Hàng Xanh đi Xô Viết Nghệ Tĩnh/quốc lộ 13/đại lộ Bình Dương. Đây là chặng đường nối tiếp nhau, di chuyển liền mạch (không phải rẽ hay sang đường), khoảng 40km là tới DKD Đại Nam. Tuy nhiên, di chuyển đường này bạn cần cẩn thận khi điều khiển phương tiện bởi có nhiều nút giao phức tạp.
Trên tuyến đường này, bạn cũng có thể ghé qua nhiều địa điểm như: chùa bà Thiên Hậu (xã Phú Cường, Thủ Dầu Một) - một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Bình Dương, thờ vị nữ thần Thiên Hậu Thánh Mẫu với kiến trúc độc đáo; Công viên nước Thanh Lễ tại trung tâm TP.Thủ Dâu Một - "lá phổi xanh của" thành phố với hệ thống cây xanh cổ thụ, thác nước, thảm cỏ, hoa tươi tuyệt đẹp...
Quần thể tâm linh tại KDL Đại Nam
Chiêm ngưỡng màn đua ngựa tại KDL Đại Nam
Theo baogiaothong.vn
Ngôi chùa có bức tượng Bồ Đề Đạt Ma làm bằng tóc lớn nhất Việt Nam Chùa Tây Tạng ở Bình Dương được xây dựng kiểu dáng giống chùa ở đất Phật và có bức tượng Bồ Đề Đạt Ma làm từ tóc của hàng nghìn Phật tử. Chùa Tây Tạng ở TP Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) được xây dựng vào năm 1928 với tên gọi đầu tiên là Bửu Hương Tự. Lúc bấy giờ, chùa chỉ...