Biển người đổ về núi Bà Đen cúng Bà, du xuân
Mùng 2 Tết, hàng nghìn du khách đổ về núi Bà Đen cúng Bà, du xuân và tham gia Lễ hội xuân núi Bà.
Khu vực Điện thờ Bà không còn cảnh chen chúc như các năm, du khách trật tự chờ cúng bái.
Từ trưa 2/2, tức mùng 2 Tết, hàng nghìn người dân bắt đầu đổ về núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) để viếng bà và tham gia Lễ hội xuân núi Bà Đen. So với mùng 1 Tết, lượng người từ mùng 2 đổ về núi Bà nhiều hơn.
Khu vực Điện bà Linh Sơn Thánh Mẫu (Bà Đen) nằm ở lưng chừng núi Bà Đen tập trung nhiều du khách nhất. Đây là nơi thờ tự chính, đặt điện thờ Bà Đen, người được vua Gia Long phong thánh hiệu “Linh Sơn Thánh Mẫu”.
Khu vực thờ tự chính, đặt điện thờ Bà Đen là một hang đá rộng khoảng 5 m2. Lễ hội xuân núi Bà Đen dịp Tết Nguyên đán hàng năm đều thu hút rất đông du khách từ khắp nơi đổ về. Lượng người đông nên khách phải xếp hàng, lần lượt vào chánh điện cúng Bà.
Video đang HOT
Bên trong, khách đứng san sát nhau khấn vái, xin lộc đầu năm. Nhiều người đội mâm trái cây, lễ vật dâng cúng Bà đầu năm. Do diện tích bên trong hẹp, khách không được thắp nhang.
Ghi nhận cho thấy, tình hình cúng Bà bên trong điện thờ chính không quá chen chúc, khách đều xếp hàng trật tự. Khu vực xin xăm, xin lộc vẫn có không gian cho du khách dừng chân. So với các năm trước, không còn hiện tượng chen lấn. Anh Trung Hiếu (du khách đến từ TP.HCM) cho biết các năm trước không thể chen chân vào cúng và xin lộc bên trong Điện Bà, nhưng năm nay vắng hơn, chỉ chờ khoảng 5 phút là đến lượt.
Tuy nhiên, do lo ngại tập trung đông người, nhiều du khách chọn cúng Bà, thắp nhang ở các khu vực bên ngoài.
Núi Bà Đen là điểm đến cúng bái và du xuân dịp Tết Nguyên đán hàng năm của rất đông du khách khắp nơi trên cả nước, nhất là các tỉnh phía Nam.
Chị Ngọc An (ngụ tỉnh Long An) cho biết theo thông lệ hàng năm, gia đình đều thuê ô tô để đi cúng Bà. Chị cho hay cả gia đình đã tiêm đủ vaccine ngừa Covid-19, cập nhật nhiều tỉnh thành khác cũng vậy nên yên tâm hơn du xuân đầu năm. “Dù vậy, cả nhà vẫn luôn mang khẩu trang và chai xịt khuẩn”, chị An nói.
Để lên được chùa Bà Đen, có hai hình thức để đi là đi bộ theo các bậc thang có sẵn và cáp treo. Rất nhiều người vẫn chọn hình thức đi bộ truyền thống, leo khoảng 1.500 bậc thang. Dù lượng người đông nhưng so với các năm vẫn không bằng, chủ yếu vẫn do tình hình dịch Covid-19 và có cáp treo “chia nhiệt”.
Cáp treo mới Núi Bà có hai tuyến, thứ nhất là lên núi Bà Đen và thứ hai là lên thẳng đỉnh núi, chinh phục nóc nhà Đông Nam Bộ cao 986 mét. Hai tuyến cáp treo hoạt động riêng biệt, khách muốn đi cả hai phải đi hai lần khác nhau. Dịp Tết năm nay, khu du lịch núi Bà Đen miễn phí vé vào cổng cho người dân và du khách.
Cây mai vàng hình chữ S
Từ cây mai vàng nguyên sơ ban đầu nhưng qua đôi bàn tay khéo léo của anh Tuân đã trở thành một tác phẩm độc đáo với dáng hình chữ S, đốn tim nhiều bạn trẻ du xuân chụp ảnh
Nhiều bạn trẻ TP Cần Thơ du xuân vui thích chụp ảnh bên cây mai vàng có dáng hình chữ S - Ảnh: C.CÔNG
Ngày 30-1, anh Nguyễn Minh Tuân, ở phường An Bình (quận Ninh Kiều - TP Cần Thơ) cho biết cách đây hơn 2 năm, anh đã hữu duyên mua được cây mai này ở Tiền Giang.
Cây mai vàng 30 năm tuổi này có cốt thẳng đứng, nhiều tàng nhánh, lộc lá, hoành thân rộng 50cm. Đặc biệt, càng lên cao, thân cây mai chia ra 3 nhánh xòe rộng nên anh Tuân đã nảy sinh ra ý tưởng tạo dáng hình chữ S như bản đồ quê hương Việt Nam.
"Từ bẻ khung, cắt cành, tạo dáng cây mai theo hình chữ S, tôi phải mất hơn 2 năm ròng. Giờ cây cơ bản đã thành hình, bông nở rộ, đều to nên mùa xuân Nhâm Dần 2022 này tôi đem ra đây trưng bày giao lưu với mọi người" - anh Tuân cho biết.
Mất 2 năm ròng, anh Tuân mới tạo thế dáng cây mai giống với bản đồ Việt Nam - Ảnh: C.CÔNG
Hiện cây mai dáng hình chữ S do anh Tuân sáng tạo có chiều cao 5m; phần đầu hình chữ S có bề ngang 1.5m; dọc dài eo nhỏ của thân rộng 40cm; cuối hình chữ S ngang 1.2m.
Tuy nhiên, cái độc đáo nhất, thu hút nhiều người nhất, anh Tuân đã sử dụng 2 nhánh nhỏ của cây mai để tạo khối làm biểu tượng Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam.
Sử dụng hai nhánh mai nhỏ đưa ra, anh Tuân cho biết thời gian tới cây phát triển anh sẽ tạo khung thành Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam - Ảnh:C.CÔNG
Cách tạo hình này, anh Tuân mong muốn mọi người nhìn thấy cây mai này sẽ nhớ và tự hào về đất và con người Việt Nam. Do đó, Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 này, anh đem ra đường hoa xuân Hoàng Văn Thụ (TP Cần Thơ) trưng bày cho du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.
"Đây là lần đầu tiên tôi mới gặp được cây mai này. Cây mai có dáng rất ý nghĩa. Nghệ nhân cũng khéo tay, tinh tế mới tạo được kiểu dáng hình bản đồ Việt Nam này" - ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của cây mai có dáng hình đất nước, ông Trương Anh Đức (ở quận Ninh Kiều) chia sẻ.
30 năm tuổi, cây mai xù có dáng hình chữ S được anh Tuân tạo tác đều nở bông to, lộc lá nhiều - Ảnh: C.CÔNG
Đường hoa Nguyễn Huệ khai mạc: Nhiều gia đình diện áo dài du xuân 27 tháng Chạp Tối 27 tháng Chạp, đường hoa Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) chính thức mở cửa đón khách tham quan. Khoảng 19 giờ, nhiều em nhỏ và phụ huynh từ khắp nơi bắt đầu đổ về ngồi chờ bên ngoài lối vào, cảm xúc ai nấy đều rộn ràng, bồi hồi... Tối nay, 29.1 (tức 27 tháng Chạp) đường hoa Nguyễn Huệ (Q.1) với chủ...