“Biển miền Trung đã an toàn tuyệt đối”
Đó là thông tin được ông Hoàng Văn Thức – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) – đưa ra tại “Diễn đàn Nhà báo với môi trường và biển đảo” diễn ra sáng 22/6.
Ông Hoàng Văn Thức khẳng định biển miền Trung đáp ứng quy chuẩn về môi trường nước biển sử dụng cho vui chơi giải trí, các hoạt động thể thao, tắm biển…
Theo ông Hoàng Văn Thức, vừa qua Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Tổng cục Môi trường đã thực hiện quan trắc trên 12 tuyến từ bờ biển tại 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) đến khu vực cách bờ 12km, thực hiện từ tầng nước mặt đến tầng nước sâu.
Trong đó, tại tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện quan trắc 6 tuyến, Quảng Bình 2 tuyến, Quảng Trị 2 tuyến, Thừa Thiên – Huế 2 tuyến. Trong quá trình thực hiện đã lấy mẫu nước ở các tầng nước mặt, tầng đáy và lấy mẫu trầm tích đáy biển để phân tích.
Kết quả quan trắc và phân tích mẫu nước biển cũng như trầm tích đáy biển đều đáp ứng các quy chuẩn về môi trường nước biển sử dụng cho vui chơi giải trí, các hoạt động thể thao, tắm biển du lịch và nuôi trồng thủy sản.
Video đang HOT
“Đến nay có thể khẳng định biển miền Trung đã an toàn tuyệt đối về môi trường nước biển và về trầm tích đáy biển” – ông Thức khẳng định.
Tuy vậy, theo ông Thức, cơ quan chức năng vẫn duy trì 2 tuần/1 lần lấy mẫu nước quan trắc tại rất nhiều điểm tại vùng biển miền Trung. Các mẫu nước được lấy từ mặt, đáy và trầm tích. Việc này hiện vẫn đang giao cho Trung tâm quan trắc môi trường của các tỉnh thực hiện tiếp theo kế hoạch quan trắc môi trường nước biển sau sự cố môi trường do Formosa gây ra.
“Từ đầu năm tới nay, ngư dân 4 tỉnh miền Trung cũng đã ra khơi đánh bắt, có những nơi trúng mùa, tắm biển và du lịch cũng đã trở lại như bình thường. Cá và mực ở Vũng Áng hiện cũng đã có giá gần bằng trước khi xảy ra sự cố môi trường tại 4 tỉnh miền Trung” – ông Thức thông tin.
Đại diện Tổng cục Môi trường còn cho biết, vừa qua Bộ Tài nguyên và Môi trường đã vào kiểm tra lại Formosa vẫn thấy còn tồn tại một số hạn chế về xử lý chất thải và đã yêu cầu xây dựng thêm một số hệ thống xử lý chất thải.
Trước đó trả lời PV Dân trí bên hành lang Quốc hội ngày 22/5 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định: “Về vấn đề môi trường thì tôi đảm bảo hoàn toàn”.
Về việc tiếp tục kiểm soát môi trường đối với Formosa như thế nào trong thời gian sắp tới, ông Hà nhấn mạnh: “Quan trọng nhất là chất lượng nước thải ra môi trường, kiểm soát đầu ra, kiểm soát cả vận hành, kiểm soát sự cố của nó. Mình kiểm soát qua 3 tầng. Tầng thứ nhất là kiểm soát ngay ở nguồn thải, tầng thứ hai là lên tới nước thải tập trung và tầng thứ 3 là hồ chỉ thị sinh học rộng 13 ha chứa cả tuần. Ngoài 3 tầng kiểm soát này thì còn bổ sung rất nhiều thiết bị để xử lý. Sắp tới khi nước ra hồ chỉ thị sinh học sẽ tái sử dụng chứ không thải ra đâu. Hơn nữa sẽ thải mặt chứ không thải ngầm nữa”.
Thế Kha
Theo Dantri
Miễn nhiệm phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường liên quan vụ Formosa
Bộ Tài nguyên - Môi trường vừa công bố kết quả xử lý cán bộ liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong thảm họa ô nhiễm biển 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra.
Formosa xả thải ra biển khiến cá chết hàng loạt
Sáng 26.1, trả lời Thanh Niên, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết, Ban cán sự Đảng Bộ Tài nguyên - Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ Formosa xả thải, gây ô nhiễm biển tại 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
Theo ông Hà, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã quyết định thi hành kỷ luật cách chức, điều động sang đơn vị khác làm việc đối với một phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường).
2 trưởng phòng và một phó trưởng phòng thuộc Tổng cục Môi trường cũng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách và cảnh cáo, chuyển đơn vị khác công tác. Các quyết định kỷ luật đều có hiệu lực thi hành từ ngày 24.1
Ông Hà cho biết, các cán bộ trên bị kỷ luật là do thiếu năng lực và ý thức trách nhiệm để xảy ra vụ Formosa xả thải, gây hậu quả nghiêm trọng.
Trước đó, trong tháng 4.2016, cá biển đồng loạt chết bất thường tại 4 tỉnh Bắc trung Bộ. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, sau khi thảm họa ô nhiễm biển miền Trung xảy ra, liên ngành và các địa phương đã xác định nguyên nhân, thủ phạm từ Formosa. Lãnh đạo Formosa sau đó đã thừa nhận hành vi xả thải, xin lỗi người dân Việt Nam, đồng thời đền bù 500 triệu USD để khắc phục sự cố.
(Theo Thanh Niên)
"Không gặp bất kỳ sự cản trở nào" khi thanh tra dự án Núi Pháo Tại cuộc họp báo sáng 17/11, ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - khẳng định, cuộc thanh tra dự án Núi Pháo (Thái Nguyên) chưa kết thúc và đoàn thanh tra "không gặp bất kỳ cản trở nào". Ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi...