Biến mất 6 tháng, tỉ phú Trung Quốc bị cáo buộc hối lộ
Sau 6 tháng biến mất bí ẩn gây không ít đồn đoán, thông tin về nhà sáng lập tập đoàn dầu khí lớn thứ 4 Trung Quốc CEFC Diệp Giản Minh bất ngờ hé lộ trong phiên xử đại án tham nhũng đối với cựu Bí thư Tỉnh ủy Cam Túc Vương Tam Vận tại TP Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam hôm 11-10.
Hồ sơ tòa án công bố trên đài truyền hình quốc gia cho thấy ông Vương bị buộc tội nhận hối lộ từ cựu “sếp” dầu khí họ Diệp. Theo đó, ông Vương đã giúp CEFC Thượng Hải, một chi nhánh của CEFC China, mua cổ phần của Ngân hàng Hải Nam thông qua cựu Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) Hồ Phó Bang.
Cựu bí thư Tỉnh ủy Cam Túc cũng giúp CEFC Hải Nam, một chi nhánh khác của CEFC China, giành được khoản vay 4,8 tỉ USD thông qua họ Hồ – người vừa nghỉ hưu từ CDB tháng rồi. Hồ sơ nêu rõ ông Vương đã nhận tội “bỏ túi” khoản hối lộ tổng cộng 66,8 triệu nhân dân tệ (tương đương 9,7 triệu USD).
Cựu Bí thư tỉnh ủy Cam Túc Vương Tam Vận bị xét xử hôm 11-10 Ảnh: CCTV
Cựu Chủ tịch CEFC Diệp Giản Minh Ảnh: FORTUNE
Video đang HOT
Các sai phạm nghiêm trọng nhất tập trung vào những năm ông Vương giữ chức bí thư Cam Túc từ năm 2011 – khoảng thời gian họ Vương được cho là vơ vét kiếm chác nhằm chuẩn bị cho việc về hưu. Mức án đối với ông này vẫn chưa được công bố.
Đây là lần đầu tiên truyền thông nhà nước Trung Quốc thông tin chi tiết về các cáo buộc chống lại “đại gia” họ Diệp kể từ khi ông biến mất hồi tháng 3. Trước đó, từng có thông tin ông này bị bắt giữ để thẩm vấn hôm 15-2 nhưng chưa có xác nhận chính thức.
Theo báo South China Morning Post (Hồng Kông), CEFC từng là hiện tượng tại nền kinh tế số 2 thế giới khi lớn mạnh vượt bậc từ một doanh nghiệp vô danh thành tập đoàn dầu khí lớn thứ 4 Trung Quốc chỉ trong vài năm. Sự đi lên chóng mặt của công ty có sự trợ giúp lớn của CDB – ngân hàng đổ hàng tỉ USD cho CEFC mở rộng liên tục và thực hiện các thỏa thuận thâu tóm đình đám.
Thu Hằng
Theo nld.com.vn
Chủ tịch Interpol bị TQ bắt: Gia đình ông trùm Chu Vĩnh Khang lên tiếng
Gia đình cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang mới đây đã lên tiếng về những tin đồn xuất hiện sau khi Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ bị bắt.
Mạnh Hoành Vĩ từng là Thứ trưởng Công an dưới quyền Chu Vĩnh Khang (trái).
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Trung Quốc hồi đầu tuần tuyên bố bắt ông Mạnh để phục vụ điều tra về hành vi nhận hối lộ và một số tội danh khác.
Bộ Công an Trung Quốc còn nhấn mạnh các sai phạm của ông Mạnh là "tàn dư độc hại" dưới thời Chu Vĩnh Khang, cựu trùm an ninh đang thụ án chung thân. Ông Mạnhtrở thành thứ trưởng khi Chu Vĩnh Khang về tiếp quản Bộ Công an Trung Quốc, dẫn đến nghi vấn về mối liên hệ chặt chẽ giữa hai người.
Mới đây nhất, nguồn tin thân cận dẫn lời gia đình Chu Vĩnh Khang, phản bác những nhận định trên. Chu Vĩnh Khang là quan chức cấp cao nhất Trung Quốc "ngã ngựa" kể từ năm 1949, trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ở thời đỉnh cao quyền lực, Chu Vĩnh Khang giám sát tất cả bộ máy an ninh trong nước, tòa án và cơ quan công tố. Nhưng nguồn tin nói với SCMP rằng mối quan hệ giữa ông Mạnh và Chu Vĩnh Khang đơn thuần chỉ là công việc, chứ không phải là nhân vật thân cận.
"Mạnh làm việc tại Bộ Công an rất lâu trước khi Chu Vĩnh Khang lên lãnh đạo cơ quan này vào đầu năm 2003. Ông ấy từng làm trợ lý bộ trưởng tại một số thời điểm trước đó. Tiến cử Mạnh không phải là chủ ý của Chu", nguồn tin nói.
Ông Mạnh với thâm niên 40 năm làm việc trong ngành công an, được Bắc Kinh tín nhiệm để giữ chức Chủ tịch Interpol.
Trên thực tế, có không ít quan chức Trung Quốc trong bộ công an trở thành "cánh tay phải" của Chu Vĩnh Khang. "Nhưng ông Mạnh gần như không liên hệ gì với Chu Vĩnh Khang ngoài công việc trong những ngày đó".
Nhà bình luận chính trị Zhang Lifan ở Bắc Kinh cũng cho rằng việc ông Mạnh bị bắt không phải vì liên quan đến Chu Vĩnh Khang. "Nếu Mạnh thực sự nằm trong phe phái của Chu thì ông Mạnh không thể nào được Bắc Kinh đề xuất làm lãnh đạo Interpol đầu tiên", Zhang nói.
Sau khi Chu "ngã ngựa", ông Mạnh vẫn làm thứ trưởng, được kiêm nhiệm thêm nhiều chức vụ giám sát khác trong Bộ Công an Trung Quốc.
Trong khi đó, ở Lyon, vợ của ông Mạnh, bà Grace đã tiết lộ về mối đe dọa mà mình và các con phải đối mặt sau khi chồng bị bắt.
Bà Grace nói mình nhận được cuộc gọi từ một người đàn ông nói tiếng Trung Quốc. "Chỉ nghe thôi đừng nói gì. Chúng tôi có hai nhóm đang săn lùng bà, chỉ riêng bà".
Hiện bà Grace đang được cảnh sát Pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Cơ quan an ninh Pháp cũng đang điều tra lời đe dọa nhằm vào bà Grace, rằng liệu có một nhóm người từ Trung Quốc đến Lyon hay không.
Bà Grace cũng khẳng định cáo buộc chồng mình nhận hối lộ chỉ là cái cớ để chính quyền Bắc Kinh bắt ông Mạnh. "Với tư cách là vợ ông ấy, tôi khẳng định chồng mình chưa từng nhận hối lộ".
Theo Danviet
Trung Quốc bắt giữ giám đốc Interpol vì tội nhận hối lộ Trong một tuyên bố chính thức ngày 8/10 Cảnh sát Trung Quốc cho biết giám đốc Interpol Meng Hongwei, người vừa từ chức ngày 7/10, bị bắt giữ vì cáo buộc nhận hối lộ và vụ việc đang trong quá trình điều tra. Theo SCMP, tuyên bố được Bộ Công an Trung Quốc đăng tải trên website cho biết cảnh sát sẽ thành...