Biến màn hình LCD thành màn hình cảm ứng chỉ với 100 nghìn đồng
Hiện nay có nhiều phương pháp để biến một chiếc màn hình LCD thường thành màn hình cảm ứng. Tuy nhiên, các phương pháp như sử dụng panel điện dung, ZeroTouch hay Handsmate đều khá tốn kém. Vừa qua, các nhà nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm máy tính của trường Đại học Washington đã thành công khi biến màn hình LCD thành màn hình cảm ứng chỉ với 5 USD (khoảng 100 nghìn đồng) và một vài phần mềm thông minh.
Công nghệ này có tên gọi là uTouch, hoạt động bằng cách đo nhiễu điện từ (EMI) gây ra bởi ngón tay người dùng khi nó di chuyển gần hoặc chạm vào màn hình LCD. Về cơ bản, nhiễu điện từ là một loại nhiễu thường gặp ở các bộ thu sóng radio hoặc mạch điện, gây ra bởi các bức xạ điện từ phát ra từ các nguồn bên ngoài. Một số thiết bị điều chỉnh ánh sáng như contact, tủ lạnh, máy xay…sẽ tạo ra nhiễu tần số cao cho đường dây dẫn nguồn AC. Máy hút bụi và một số thiết bị điện có sử dụng Motor ở mỗi chu kỳ ngắt mở của chổi than sẽ sinh ra tia lửa điện nhỏ cũng là nguyên nhân gây nhiễu cho đường dây dẫn nguồn. Các loại xe cộ chạy ngoài đường cũng tạo nhiễu cho nguồn điện.
Có thể bạn không nhận ra rằng tất cả các thiết bị được cắm vào nguồn điện cũng làm thay đổi ký số EM. TV không đơn thuần chỉ là vật nhận và sử dụng năng lượng từ nguồn điện, đó là một con đường hai chiều, các thành phần điện tử khi hoạt động của TV cũng thay đổi ký số EM ngay trong ngôi nhà của bạn.
Đồ thị nhiễu điện từ EMI, cho thấy sự tương tác trên màn hình LCD tiêu chuẩn.
Do đó, bằng cách cắm một bộ cảm biến EMI vào bất kỳ một ổ cắm điện nào, bạn có thể đọc được ký số EM trong nhà của bạn. Và nếu bạn tiếp tục qua sát, bạn có thể nhận ra những thay đổi trong ký số. Thay đổi rõ ràng nhất xảy ra khi một thiết bị được bật hoặc tắt, nhưng các chuyên gia của trường đại học Washington cũng khẳng định rằng chỉ đơn giản là di chuyển bàn tay của bạn gần với một màn hình LCD cũng làm thay đổi ký số EM trong nhà của bạn. Điều này nghe thật phi lý, rằng một ngón tay di chuyển về phía một màn hình LCD có thể được phát hiện bởi một cảm biến ở tận đầu kia của ngôi nhà, nhưng đó chính xác là những gì các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Washington đã khám phá ra.
Video đang HOT
Khi bạn di chuyển một ngón tay tiến lại gần hoặc chạm vào màn hình LCD sẽ làm tạo ra thêm nhiễu điện từ EMI. Nguyên lý này khá giống với cách thức hoạt động của màn hình cảm ứng thông thường. Về cơ bản, tất cả các màn hình LCD có một ma trận lớn kết nối tất cả mỗi điểm ảnh đơn lại với nhau. Các điểm ảnh được sắp xếp thành từng hàng, quyết định bởi tần số làm tươi màn hình. Tần số làm tươi của TV hoặc những cách hiển thị hình ảnh khác được đo bằng “Hz” (Hertz). Ví dụ: 1 TV với tần số làm tươi 60Hz phát một hình ảnh 60 lần trong mỗi 1 giây. Như kết quả tất yếu, điều đó có nghĩa là mỗi khung hình video được lặp lại 2 lần trong 1/60 giây.
Tần số làm tươi được tạo ra bởi tần số quét, mà dao động ở một tần số thường xuyên ở mức 60 KHz. Nếu phát hiện một vật gì đó chạm hoặc đến gần màn hình LCD, điện dung (điện áp) sẽ thay đổi, giống như tính năng cảm ứng nổi trên Galaxy S4. Từ đó, màn hình sẽ tạo ra nhiều nhiễu điện từ EMI hơn chủ yếu ở tần số (60 KHz).
Do đó, khi sử dụng một cảm biến đo EMI có giá 5 USD, kèm theo là một máy tính chạy sẵn một số phần mềm thông minh, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Washington có thể phân biệt giữa năm cử chỉ khác nhau bao gồm cảm ứng bàn tay đầy đủ, cảm ứng năm ngón tay, đặt gần màn hình, đẩy và kéo. Như bạn có thể thấy trong đoạn video phía trên, vẫn có độ trễ, nhưng hệ thống này được đánh giá là khá hữu dụng. Tỷ lệ phát hiện chính xác trung bình là 96,4%, tỷ lệ này sẽ cao hơn trong tương lai, nhưng khó khăn nhất vẫn là phát hiện các thao tác đẩy hay kéo không chạm màn hình (do nhiễu điện từ EMI gây ra bởi bàn tay đặt cách xa màn hình LCD một vài inch là gần như vô cùng nhỏ).
Hai năm trước đây, nhóm nghiên cứu này cũng sử dụng cùng một công nghệ tương tự để bật bóng đèn CFL bằng cảm biến khoảng cách. Nguyên lý hoạt động không thay đổi nhiều, khi bạn bước vào phòng, nó gây ra một sự thay đổi trong các dây bên trong bóng đèn CFL, từ đó cảm biến phát hiện được nhiễu điện từ EMI. Hệ thống này, được gọi là LightWave, thậm chí có thể phát hiện được những cử chỉ của bàn tay khi gần bóng đèn CFL.
Mục tiêu cuối cùng của các nhà nghiên cứu là tìm ra một công nghệ biến màn hình LCD thành màn hình cảm ứng với giá thành rẻ nhất và điều này sắp trở thành hiện thực. Công nghệ uTouch có lẽ sẽ không bao giờ được sử dụng trên một màn hình máy tính để bàn tiêu chuẩn hoặc máy tính xách tay, nhưng nó có thể hữu ích trong phòng khách, triển lãm thương mại, và các viện bảo tàng trên các màn hình đắt tiền thông thường. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không có ý định thương mại hóa uTouch. Song đồng tác giả Sidhant Gupta trả lời phỏng vấn của Technology Review cho biết bộ cảm biến 5 USD và các thuật toán sẽ được trình bày hoàn chỉnh trong các tài liệu trên giấy, do đó, với những hiểu biết nhất định, người dùng vẫn có thể tạo ra hệ thống uTouch theo hướng dẫn.
Theo GenK
Máy quay phim HD siêu bền, zoom quang 10x mới của Sony
Sony HDR-GW66VE sở hữu ngoại hình gọn nhẹ, cảm biến 20,4 megapixel, zoom quang 10x và có thể hoạt động gần như trong mọi điều kiện thời tiết.
HDR-GW66VE là mẫu máy quay phim cầm tay (handycam) mới được Sony thiết kế hướng đến đối tượng người dùng cần một chiếc máy gọn nhẹ, cơ động, nhưng có khả năng hoạt động bền bỉ trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
Sony HDR-GW66VE. Ảnh: gizmag.
Máy sở hữu ngoại hình nhỏ gọn nhẹ, có thể dễ dàng cất gọn vào túi áo. Theo Sony, HDR-GW66VE có thể lặn sâu đến 10m nước trong thời gian 1 giờ, hoạt động trong môi trường âm 10 độ C. Máy cũng có thể miễn nhiễm với bụi bặm cũng như chịu đựng được những va chạm vật lý khi người dùng làm rơi từ độ cao 1,5m.
Thiết kế nút ghi hình nằm phía trước thuận tiện hơn cho người dùng. Ảnh: gizmag.
Bên trong thiết kế phần vỏ siêu bền này là bộ cảm biến Exmor R CMOS công nghệ back-illuminated kích thước 1/3,91" - hỗ trợ chụp ảnh tĩnh độ phân giải 20,4 megapixel (6016 x 3384) ở tỷ lệ 16:9. Về tính năng video, HDR-GW66VE có thể ghi hình Full HD ở tốc độ 50 khung hình/giây với các lựa chọn định dạng khá phong phú như AVCHD, MPEG4-AVC/H.264, và MPEG2. Máy sở hữu cụm ống kính Sony G Lens zoom quang 10x, dải tiêu cự 29,8 - 298,0mm, độ mở f1.8 - f3.4. Ngoài khả năng zoom quang 10x, người dùng có thể mở rộng dải zoom lên thêm đến 17x hay sử dụng chức năng zoom số 120x. HDR-GW66VE cũng được trang bị tính năng ổn định hình đặc Optical SteadyShot nhằm mang đến cho người dùng chất lượng hình ảnh rõ nét ở mọi chiều dài tiêu cự ống kính cũng như trong điều kiện thiếu sáng. Người dùng có thể quan sát các cảnh quay trực tiếp trên màn hình LCD 3" 460.000 điểm ảnh hỗ trợ lật xoay đa góc độ. Đặc biệt, thiết kế nút ghi hình ở ngay mặt trước máy tỏ ra thuận tiện cho người dùng hơn so với kiểu thiết kế nút ghi hình ở mặt sau như một số model khác.
Dự kiến model máy quay siêu bền này sẽ được tung ra thị trường vào tháng 6 tới đây. Tuy nhiên, hãng vẫn chưa tiết lộ thông tin về giá sản phẩm.
Theo VNE
Những điểm mạnh của Revo HD4 HKPhone Revo HD4 đang thu hút khách hàng trong phân khúc smartphone lõi tứ giá rẻ nhờ những tính năng "ăn điểm" của mình. Theo đại diện HKPhone, vào cuối đợt khuyến mãi vừa qua, sản phẩm Revo HD 4 tại nhiều nơi trong hệ thống 80 showroom của hãng đã xảy ra tình trạng "cháy hàng". Bên cạnh mức giá hợp lý...