Biến lễ hội trở thành sản phẩm đặc trưng thu hút khách du lịch
Mỗi năm, các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức rất nhiều lễ hội, nhưng phục vụ cho cư dân địa phương là chủ yếu, chứ chưa thể ‘khai thác’ được khách du lịch.
Vậy, câu hỏi được đặt ra, đó là làm sao để lễ hội ở khu vực này thật sự trở thành sản phẩm thu hút khách du lịch.
Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào Khmer được tổ chức ở tỉnh Sóc Trăng mới đây. Ảnh: Trung Chánh
Xung quanh vấn đề nêu trên, KTSG Online đã có cuộc trao đổi với ông Phan Đình Huê, một chuyên gia du lịch ở ĐBSCL.
Đa dạng lễ hội, nhưng chưa “hút” được du khách
KTSG Online: Ở ĐBSCL, hàng năm có rất nhiều lễ hội được các địa phương tổ chức. Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng các lễ hội trong thu hút khách du lịch?
Ông Phan Đình Huê: Có thể nói các lễ hội của ĐBSCL nhiều về số lượng, đa dạng về loại hình và được tổ chức ở hầu hết các địa phương trong vùng với thời gian trải đều mọi tháng trong năm.
Xét ở góc độ lễ hội của các dân tộc, ĐBSCL có lễ hội của người Kinh, người Hoa và Khmer. Trong khi đó, ở khía cạnh địa hình, có lễ hội trên bờ, lễ hội ở dưới sông, biển, thậm chí cả ở trên đảo.
Rõ ràng, nhìn một cách tổng thể, lễ hội của ĐBSCL là tài nguyên du lịch rất lớn và nếu có định hướng khai sẽ là một trong những sản phẩm có thể tạo được sức hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước về với ĐBSCL.
KTSG Online: Nhưng thực tế, các lễ hội ở ĐBSCL vẫn chưa phát huy được vai trò thu hút khách du lịch, thưa ông?
- Lễ hội của ĐBSCL là nhiều, nhưng đứng về mặt tổ chức, thì diễn ra rải rác, không có sự phối hợp trong tổng thể chung của cả ĐBSCL. Chẳng hạn, lễ hội này tổ chức xong, 2 tuần sau mới có một hoạt động khác cũng “na ná” hoặc khác với sự kiện trước đó, thì không thể kết nối với nhau, do đó, rất khó để các công ty du lịch tổ chức tour.
Bán tour du lịch lễ hội Tết, thì phải tạo thành tuyến có nhiều lễ hội mới hấp dẫn được du khách. Ví dụ, đến thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) xem hoa, thì qua An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng…, cũng phải có sự kiện để khách du lịch trải nghiệm, tức phải có sự liên kết về mặt tuyến, sản phẩm.
Mỗi lễ hội đều có phần “lễ” và phần “hội”, thì phần “lễ” sẽ diễn ra vào một ngày cố định, nhưng phần “hội” là những hoạt động xung quanh, có thể điều chỉnh để làm sao “hôm nay du khách coi ở tỉnh này, mai coi ở tỉnh kia” nó gần nhau, tức vấn đề ở đây là phải có sự liên kết.
Tôi lấy ví dụ, lễ hội mang tầm vóc quốc gia là Oóc Om Bóc, thì ở các địa phương có đồng bào Khmer đều tổ và làm rất lớn. Thế nhưng, vì thiếu sự phối hợp, cho nên, hầu như chỉ dành cho bà con Khmer, tức cư dân người địa phương, chứ khách du lịch không có đến nhiều.
Còn ở khía cạnh kịch bản tổ chức, phần nhiều cũng không hướng đến sự trải nghiệm cho khách du lịch, mà chỉ nghĩ làm cho người địa phương thôi. Trong khi đó, hậu cần cho du khách, dịch vụ đi lại, ăn, ở và tham quan các giá trị cộng thêm trong tour lễ hội hiện cũng chưa làm được.
Nhìn một cách tổng thể, rõ ràng lễ hội nhiều, nhưng để lễ hội trở thành sản phẩm du lịch, thì các địa phương làm chưa tốt và chưa có sự phối hợp để tạo thành các tuyến du lịch lễ hội.
Video đang HOT
Ông Phan Đình Huê, Chuyên gia du lịch vùng ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh
Làm gì để “kéo chân” du khách đến với lễ hội?
KTSG Online: Như vậy, giữa các địa phương có lễ hội cũng như các bên liên quan cần phải làm gì để khai thác được khách du lịch, thưa ông?
- Tôi nghĩ rằng, hiện nay chúng ta cần phải có sự phối hợp ở cấp vùng, trong đó, thứ nhất, cần thống kê 13 địa phương ĐBSCL có những lễ hội nào trong năm; thứ hai, về mặt thời gian tháng nào có lễ hội nào; thứ ba, về mặt chủ đề mỗi địa phương có những loại lễ hội gì.
Trên cơ sở đó, chúng ta khuyến nghị các địa phương tổ chức một chùm lễ hội chẳng hạn đón năm mới của người Việt và người Hoa. Khi đó, phải điều phối tổ chức như thế nào để 3-4 địa phương lân cận tạo thành tour du lịch 2-3 ngày cho du khách trải nghiệm. Ví dụ, coi hoa ở Đồng Tháp, Bến Tre, tiếp theo đến Cần Thơ, Sóc Trăng…, cũng phải có sản phẩm khác để trải nghiệm.
Khi tạo thành chuỗi như vậy, các công ty du lịch mới có thể lên kế hoạch quảng bá, tức du khách cũng sẽ đến tìm hiểu văn hóa, lễ hội. Ví dụ, họ muốn coi lễ hội của cư dân người Việt, thì chọn tour đó hoặc xem lễ hội của người Khmer, thì chọn hoặc của người Chăm. Khi đó, các lễ hội của ĐBSCL sẽ trở thành sản phẩm du lịch.
Mặt khác, khi có được các chuỗi liên kết như vậy, thì chuyện hậu cần, dịch vụ của ngành du lịch cũng sẽ được tính đến, bao gồm dịch vụ vận chuyển, tham quan, lưu trú, ăn uống, thậm chí bán hàng OCOP ( sản phẩm của chương trình mỗi xã một sản phẩm- PV), các loại hàng lưu niệm theo lễ hội…
Thậm chí, cần hướng đến việc liên kết với các cơ sở đào tạo, bởi một lượng lớn sinh viên của Đồng bằng cần được huấn luyện để trở thành người phục vụ trong các lễ hội, vừa giúp đem lại bộ mặt tươi mới cho ĐBSCL, vừa tạo việc làm cũng như có chỗ cho các em thực tập.
Nếu chúng ta đi theo hướng như vậy, thì sẽ có rất nhiều thứ để làm và nó sẽ biến ĐBSCL trở thành một vùng du lịch lễ hội hấp dẫn, chứ không phải như lâu nay.
KTSG Online: Nhìn cụ thể hơn, ở ĐBSCL có lễ hội Oóc Om Bóc của đồng bào Khmer, ông có gợi ý gì?
-Oóc Om Bóc là lễ hội lớn, hấp dẫn bậc nhất của Việt Nam. Ở góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng đó là sự kiện thu hút đông đảo bà con Khmer đến vui hội một cách chân chất và hồn nhiên, và đây là yếu tố rất độc đáo của lễ hội.
Thế nhưng, ban tổ chức không đưa ra được một lịch trình hoạt động sớm, ngay từ đầu năm rằng trong lễ hội sẽ có những hoạt động gì, thời gian nào để du khách biết… Mặt khác, dịch vụ ăn ở, đi lại, khách sẽ đặt hàng thế nào, nguời nào chịu trách nhiệm xử lý ở địa phương cũng không rõ, thậm chí, cả công tác làm truyền thông cũng vậy.
Do đó, đối với lễ hội này, phải làm sao có sự liên kết, phối hợp giữa các địa phương để việc tổ chức bài bản, tức du khách có khả năng tiếp cận được, tức đi xe gì đến, ai là ngươi hướng dẫn…
Chúng ta phải nghĩ đến chuyện đó và nếu Oóc Om Bóc được tổ chức chuyên nghiệp, thì nó không chỉ là sản phẩm du lịch, mà nó còn là kênh tiếp thị rất lớn cho điểm đến ĐBSCL.
KTSG Online: Ông có gợi ý thêm gì để các lễ hội ở ĐBSCL thật sự hấp dẫn trong thu hút du khách?
-Như tôi đã nói, ĐBSCL cần phải có một tổ chức, có thể nó là một Trung tâm hoặc một dự án có sự tài trợ của nước ngoài hay ít nhất cũng nằm trong Hiệp hội du lịch ĐBSCL để xây dựng một lịch lễ hội chung cho vùng. Trong đó, có xây dựng, gợi ý kịch bản tổ chức cho từng địa phương và cung cấp thông tin cập nhật truyền thông để các hãng lữ hành biết ngày nào, tháng nào có lễ hội gì…
Đồng thời, cần hỗ trợ chuyên gia có chuyên môn trong tổ chức lễ hội, sự kiện đến huấn luyện các địa phương biết cách biến một sản phẩm chỉ dành cho “người địa phương hoặc cho công tác chính trị” trở thành một sự kiện “vừa đáp ứng được nhu cầu của địa phương, nhưng vẫn có thể thu hút được khách du lịch”, nhất là với du khách quốc tế.
Khách quốc tế, họ cần dịch vụ tốt, có người giao tiếp bằng ngoại ngữ để hướng dẫn, giảng giải về văn hóa để thu hút họ. Đặc biệt, với các nước tiên tiến, du khách thường lên kế hoạch đi du lịch trước từ 6 tháng đến 1 năm, cho nên, muốn đưa lễ hội vào chương trình tour của các hãng lữ hành, thì phải ổn định trong cách tổ chức ít nhất vài năm và phải có thông báo từ đầu năm nhằm giới thiệu đến các hãng lữ hành nước ngoài.
Để bền vững, có thể tổ chức các đoàn khảo sát dành cho các hãng lữ hành nước ngoài. Ví dụ, bây giờ đến ĐBSCL không chỉ coi ruộng lúa hay các tour trên sông, mà còn thêm sản phẩm văn hóa rất hấp dẫn. Mời họ đến khảo sát, trao đổi họ cần gì để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp yêu cầu thị trường khách du lịch, với điều kiện của họ.
Khi đó, lễ hội không chỉ dành cho người dân địa phương, mà có thể biến nó thành sản phẩm dành cho cả du khách nước ngoài…
'Chốt kèo' cùng hội bạn những điểm vui chơi lý tưởng mùa lễ hội cuối năm
Nếu đang tìm kiếm một điểm 'check-in' cực chất cho mùa lễ hội năm nay thì những khu vui chơi dưới đây sẽ là những gợi ý lý tưởng dành cho bạn.
Năm nay, dịp Giáng sinh diễn ra đúng vào ngày cuối tuần với thời tiết thuận lợi, không quá lạnh ở miền Bắc hay quá nóng ở miền Trung, miền Nam, để mỗi người được gác lại công việc bộn bề một năm và dành cho mình cùng gia đình và bạn bè những ngày nghỉ cuối tuần ngập tràn không khí lễ hội, với các hoạt động "check-in" ngoài trời hấp dẫn tại những điểm đến hàng đầu cả nước.
Hạ Long - mùa Giáng sinh kẹo ngọt
Thay vì lựa chọn đón mùa lễ tại trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, nhiều du khách lại muốn tìm đến những trải nghiệm khác biệt và độc đáo như đón Giáng sinh tại... biển. Khu vui chơi Sun World Ha Long đặc biệt được nhiều người dân và du khách yêu thích bởi mỗi năm nơi đây lại đầu tư trang hoàng Giáng sinh theo những chủ đề khác nhau.
Nếu năm trước không gian nhuốm màu cổ tích ấm áp thì năm nay khu du lịch đặc biệt mang đến cho du khách mùa "Giáng sinh kẹo ngọt", lấy hình tượng trang trí chủ đạo là những cây kẹo ngọt tone màu đỏ trắng đặc trưng.
Tại khu vực các Ga Đại Dương và Ga Mặt Trời, chào đón mỗi khách đến vui chơi là cây thông cao 8m hay cổng vòm khổng lồ được trang trí lộng lẫy với lá thông xanh, quả châu, chuông đỏ rực rỡ.
Và không thể thiếu là những cây kẹo lollipop và kẹo gậy được tô điểm để làm nổi bật chủ đề chính. Khu vực Vườn Nhật cũng được biến hóa với những tiểu cảnh độc đáo như mô hình hộp quà khổng lồ đổ thác châu từ trên đỉnh núi Phú Sĩ xuống.
Vào hai ngày Giáng sinh 24 & 25/12, Sun World Ha Long đặc biệt dành tặng du khách các phần quà dễ thương là những chiếc kẹo lollipop, kẹo gậy, khiến trải nghiệm vui chơi vùng biển của du khách dịp cuối năm thêm phần ngọt ngào. Trong thời gian mùa lễ, du khách còn được thưởng thức vũ đoàn biểu diễn những điệu nhảy trong các bản nhạc Giáng sinh bất hủ.
Lắng nghe những lời nhạc ngọt ngào và hòa mình vào những điệu nhảy cuốn hút, du khách lại rộn ràng với nhiều cung bậc cảm xúc để chuẩn bị đón chờ những khoảnh khắc giao mùa thiêng liêng.
Đà Nẵng - Giáng sinh kiểu Âu từ đường phố tới đỉnh núi
Một vùng biển khác cũng rộn ràng mùa lễ hội cuối năm không kém là Đà Nẵng, nơi bạn có thể trải nghiệm các hoạt động Giáng sinh từ biển lên đến núi.
Ngay tại trung tâm thành phố, nhà hàng Little Ba Na Hills - nơi phục vụ tinh hoa ẩm thực Á - Âu được đúc kết từ 16 năm vận hành ẩm thực của Sun World Ba Na Hills, đang là điểm đến "gây sốt" khi sở hữu cây thông khổng lồ cao 17m trước cửa nhà hàng. Được biết cây thông do chính tay các nghệ nhân Bà Nà trang trí, mang không khí Giáng sinh và mùa đông châu Âu đặc trưng trên đỉnh Bà Nà xuống phố để người dân cùng tham quan và "check-in".
Cách Little Ba Na Hills chỉ 5km, Công viên Châu Á - Asia Park là địa điểm dành cho du khách muốn tận hưởng không khí đón Giáng sinh rực rỡ trong không gian rộng lớn với các hoạt động vui chơi giải trí đa dạng hơn.
Công viên sẵn sàng cho một mùa lễ rộn ràng khi bắt đầu trang trí các tiểu cảnh lộng lẫy với những cổng vòm mang đèn LED rực rỡ, quả châu đa sắc, lá thông xanh đặc trưng,... tại khu vực vòng quay Sun Wheel khổng lồ hay những Ông già tuyết cưỡi tuần lộc trao quà được làm từ gỗ bên cây thông 3m tại Đài phun nước.
Đặc biệt, từ 1-31/12/2023, đón chào mùa lễ hội, Công viên dành riêng cho học sinh, sinh viên toàn quốc ưu đãi trải nghiệm miễn phí và không giới hạn Sun Wheel, tất cả các trò chơi ngoài trời cùng thưởng ngoạn các cảnh quan, kiến trúc độc đáo của Asia Park chỉ với 120.000 đồng/người.
Nếu muốn tận hưởng mùa lễ trong không khí lạnh đặc trưng, du khách có thể tìm đến đỉnh Bà Nà với Lễ hội mùa đông đang diễn ra vô cùng rộn ràng. Trải nghiệm đón Giáng sinh ở độ cao 1.487m sẽ khiến mùa lễ hội năm nay của bạn trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết. Ngoài được thưởng thức cái rét của núi rừng Bà Nà, du khách sẽ được chìm đắm trong không khí hội hè miên man với chủ đề "Mùa Giáng sinh trên mây".
Gây ấn tượng với du khách những ngày này là những gam màu nổi bật: đỏ, trắng, xanh của các tiểu cảnh trang trí trải khắp các khu vực Quảng trường Hội tụ và Quảng trường Nhật thực với những gia đình người Tuyết ngộ nghĩnh, những tinh tinh hay chú gấu trắng Bắc cực dễ thương,...
Bên cạnh không gian sắc màu sinh động, có một trải nghiệm mà bất cứ du khách nào, từ trẻ con đến người lớn tuổi đều sẽ thích mê là xem minishow với sự xuất hiện của những vũ công trong trang phục Noel rực rỡ. Vòng quanh khu du lịch, du khách còn được gặp gỡ những ông già Noel và nhận những món quà xinh xắn, tham gia tập làm những món bánh, hay hòa mình vào những tiếng trống rộn rã từ những nam vũ công Malambo ở khu vực Lâu đài Mặt trăng,...
Phú Quốc - Đón mùa hội rực rỡ với hàng loạt sản phẩm, trải nghiệm mới
Phú Quốc không chỉ đang ở mùa đẹp nhất trong năm, với nắng ngập tràn, những bãi biển xanh trong thấu đáy mà còn đang vào mùa lễ hội rộn ràng với những sản phẩm du lịch đón Giáng sinh và năm mới sắp ra mắt vô cùng hấp dẫn.
Ghi nhận không khí sôi động nhất là phía Nam đảo - nơi hiện diện cả một thị trấn Sunset Town mang vẻ đẹp sống động của thị trấn Amalfi nước Ý, phục vụ du khách từ ngày đến đêm với những trải nghiệm vui chơi, nghỉ dưỡng, ăn uống phong phú, gì cũng có.
Đến với Nam đảo mùa lễ hội, ngoài "hít hà" thiên nhiên trác tuyệt được ví không thua kém bất cứ hòn đảo du lịch nổi tiếng nào trên thế giới như Maldives hay Bali, du khách còn được sống trong không khí lễ hội Châu Âu đúng điệu, khi khắp Sunset Town được khoác chiếc áo Giáng sinh lộng lẫy với cây thông rực rỡ cao 21m.
Không giống những Giáng sinh nơi khác, Giáng sinh tại Sunset Town là một mùa Giáng sinh xanh đặc biệt, khi toàn bộ các tác phẩm nghệ thuật phục vụ trang trí đều được tận dụng từ các vật liệu tái chế.
Từng ông già Noel, đoàn tàu, chú tuần lộc hay quả châu,... đều được cắt tỉa khéo léo và tinh tế thổi hồn, để tạo nên khung cảnh Giáng sinh lộng lẫy chưa từng có, không chỉ góp phần lan tỏa tinh thần Giáng sinh an lành đến muôn nơi mà còn lan tỏa thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường và tinh thần sáng tạo của đảo Ngọc.
Ngay trước thềm Giáng sinh, trên những dãy phố nghệ thuật của thị trấn sẽ ra mắt một điểm đến trải nghiệm ẩm thực và giải trí sôi động mang tên Vuifest Bazaar. Đây sẽ là chợ đêm sáng tạo đầu tiên tại Việt Nam quy tụ các gian hàng ẩm thực vùng miền và hải sản tươi ngon, gian hàng thời trang, đồ thủ công và đặc sản Phú Quốc để du khách ăn uống và mua sắm thả ga.
Hàng tuần tại Vuifest Bazaar sẽ có show nhạc kịch đường phố "Loảng Xoảng show" - sự kết hợp độc đáo giữa xiếc đường phố và âm nhạc được tạo nên từ các dụng cụ nhà bếp, dụng cụ lao động của ngư dân, hứa hẹn sẽ là một điểm nhấn có một không hai cho Phú Quốc trong mùa hội.
Và với những ai đam mê nghỉ dưỡng sang chảnh thì Phú Quốc là điểm đến. Bởi mùa lễ hội này, Nam đảo chính thức đón nhận một resort mới đặc biệt sang chảnh ra đời. Đó là La Festa Phu Quoc, Curio Collection by Hilton - thương hiệu cao cấp nhất của tập đoàn Hilton nổi danh thế giới.
Vị trí vàng giữa trung tâm thị trấn Sunset Town, thiết kế mang đậm chất Ý lãng mạn, nội thất và décor vô cùng thời trang và khoáng đạt, khách sạn này hứa hẹn mang tới cho bạn một ý niệm khác biệt về nghỉ dưỡng, nó đúng hơn, đó là nghệ thuật nghỉ dưỡng.
Tối 31/12, tại thị trấn cũng sẽ diễn ra sự kiện Đếm ngược chào Năm mới Countdown Phu Quoc 2024 - Hành trình rạng rỡ, với các tiết mục trình diễn hấp dẫn của dàn nghệ sĩ nổi tiếng và màn pháo hoa bùng nổ cảm xúc trên nền biển đêm Phú Quốc, khép lại một năm đã qua và đón chờ một năm với nhiều hạnh phúc và an lành đang tới.
Thủ đô Bangkok (Thái Lan) rực rỡ sắc màu mùa lễ hội chào mừng năm 2024 Những cây thông Noel được trang trí rực rỡ sắc màu cùng những màn biểu diễn âm nhạc và ánh sáng là điểm nhấn chủ đạo tại các trung tâm mua sắm ở thành phố Bangkok vào thời điểm này trong năm, thu hút du khách ghé thăm và tham gia trải nghiệm không khí lễ hội cũng như các hoạt động mua...