Biến “khắc tinh” thành “cứu tinh”
Máy tính nối mạng Internet đã tạo nên thành công của Wikipedia, song tương lai của pho từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến mở này lại có thể được định đoạt bởi điện thoại di động thông minh.
Tương lai của Wikipedia có thể được định đoạt bởi điện thoại thông minh,
sản phẩm công nghệ đang phát triển nhanh trên toàn cầu
Điện thoại di động thông minh có thể là con đường cho Wikipedia chiếm lĩnh toàn cầu nhưng đồng thời cũng tạo ra những hiểm họa cho cuốn bách khoa toàn thư trực tuyến này. Đó là nhận định của ban lãnh đạo từ điển trực tuyến phổ biến nhất thế giới hiện nay trước sự phát triển quá nhanh của điện thoại thông minh.
Chính thức ra đời năm 2001 với slogan “Hãy mường tượng đến một thế giới mà trong đó mỗi con người có thể tự do tiếp cận khối kiến thức chung của nhân loại. Đó là cam kết của chúng tôi” của ông Jimmy Wales – 1 trong 2 đồng sáng lập Wikipedia, bách khoa toàn thư trực tuyến này đã có những bước phát triển nhảy vọt cùng với sự bùng nổ của Internet. Cốt lõi làm nên thành công của Wikipedia chính là tính chất wiki, có nghĩa là tất cả mọi người, ngoại trừ các cá nhân bị tước quyền sửa đổi và những trang bị khóa, đều có thể thay thế, sửa chữa bất cứ trang nào.
Video đang HOT
Để có giá trị cốt lõi này cần có Internet và máy tính nối mạng toàn cầu. Nhờ sự bùng nổ của cả hai nhân tố then chốt trên mà trong hơn thập kỷ qua Wikipedia trở thành từ điển bách khoa mở trực tuyến phổ biến nhất toàn cầu, đứng trong top 10 website có lượng truy cập lớn nhất thế giới với hàng triệu lượt/ngày.
Đến nay, Wikipedia đã có hơn 3,4 triệu bài viết ở riêng phiên bản tiếng Anh và hơn 16 triệu bài viết bằng hơn 50 ngôn ngữ có nhiều người sử dụng trên thế giới, trong đó Wikipedia tiếng Việt, thành lập từ tháng 10-2003, cũng đã có 553.589 bài viết bằng tiếng Việt.
Thế nhưng, sự phát triển của điện thoại thông minh đang đặt ra hiểm hoạ lớn cho sự phát triển của Wikipedia trong tương lai. Sự gia tăng nhanh chóng của điện thoại thông minh và sự biến mất dần của các loại máy tính lớn có thể đe dọa “mạch máu” nuôi Wikipedia.
Theo Công ty Dữ liệu Quốc tế (IDC), sau khi lần đầu tiên có doanh số toàn cầu vượt máy tính cá nhân đầu năm 2012, các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng dự kiến đạt gần 1,2 tỷ chiếc trong năm nay và cán mốc 2 tỷ chiếc vào năm 2016. Trong khi điện thoại di động và máy tính bảng “thăng hoa” thì thị trường máy tính cá nhân đang dần bị co hẹp.
Thực hiện chiến lược biến “khắc tinh” – thiết bị di động thông minh – thành “cứu tinh”, Giám đốc điều hành của Quỹ phi lợi nhuận Wikipedia, bà Sue Gardner cho biết, Wikipedia sẽ tìm cách tiếp xúc với các độc giả ở các nước đang phát triển, nơi người dùng phụ thuộc nhiều vào điện thoại cầm tay hơn là máy tính bàn hoặc máy tính cá nhân. Wikipedia sẽ phát triển từ điển dạng văn bản để giảm phí và tăng tốc độ tải dữ liệu về.
Cùng với đó, Wikipedia cũng đặc biệt chú trọng tới người dùng ở các nước giàu hơn bởi họ vừa sử dụng nhiều thiết bị thông minh vừa có hệ thống kết nối Internet nhanh.
Theo ANTD
Học sinh Mỹ ngày càng ham dùng Google, Wikipedia
Google và Wikipedia chính là hai công cụ hàng đầu được học sinh Mỹ sử dụng cho việc nghiên cứu trong học tập.
Đây là kết quả khảo sát mới của hãng nghiên cứu Pew Internet & American Life Project vừa được công bố, được thực hiện trên 2.400 giáo viên trung học cơ sở và phổ thông tại Mỹ.
Cuộc khảo sát của Pew chỉ ra rằng có tới 94% số giáo viên cho biết học sinh của họ "rất hay" dùng Google để tiến hành nghiên cứu, trong khi tỷ lệ này với Wikipedia là 75%.
Trong khi đó, những loại hình nội dung truyền thống lại có kết quả rất trái ngược. Chỉ 18% giáo viên nói rằng học sinh của họ tham khảo sách giáo khoa, và 12% cho biết các em dùng những loại sách in khác khi cần tìm hiểu vấn đề nghiên cứu nào đó.
Thông qua kết quả khảo sát, có thể thấy học sinh Mỹ trong thời đại số hóa ngày càng khai thác hiệu quả hơn các kênh thông tin từ Internet, thay vì sử dụng những nguồn từ sách vở như trước
Theo vietnamplus
Google, Wikipedia khiến loài người "ngu đi"? Sự nổi lên của Google, Wikipedia và nhiều công cụ tìm kiếm trực tuyến khác những năm gần đây khiến các chuyên gia phải đặt câu hỏi về tác động của chúng lên bộ não con người. Trí thông minh vốn được không ít người cho là thứ tự sinh ra trong đầu, là kết quả của quá trình độc lập suy nghĩ....